Đạo lý Quan niệm nhân tính trong Phật giáo nguyên thủy và Bản Ngã của Ấn Độ giáo

QUAN NIỆM NHÂN TÍNH TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ BẢN NGÃ CỦA ẤN ĐỘ GIÁO
( Bài viết cần thiết cho những ai thực hành Phật giáo)

Ngã thể là một khái niệm trừu tượng trong triết học Ấn Độ, tiếng bắc Phạn ngữ là Atman, tiếng nam Phạn là Attan.

Theo GS Hoàng Tuấn Oai thì “Từ “Atman” vốn là động từ “at” có nghĩa là hô hấp hơi thở sau đó chuyển thành danh từ Atman, ý nghĩa từ này chỉ cho : Tự ngã, tự mình, tự thân, linh hồn, sinh mạng, tinh túy, bản chất, bản thể, bản tính, ngã tối cao” [25, tr.13].

Ngã ở đây được hiểu là hơi thở của sự sống dần dần nó trở thành chủ thể soi rọi khách thể, tự mình làm chủ và quyết định mọi sự. Nó tràn ngập khắp nơi và luôn vĩnh hằng bất biến. Khái niệm “Ngã thể” được tìm thấy sớm nhất trong các tác phẩm của Veda và hoàn chỉnh hơn cả là Upanisad (Áo nghĩa thư). Trong sự phát triển của dòng chảy tư tưởng triết học Ấn Độ thì khái niệm “Ngã thể” đã được mở rộng nội hàm qua lăng kính của các trường phái khác nhau như Thần ngã (Purusa) của Số luận (Samkhuya), Mạng ngã (Jiva) của Kỳ na giáo. Tuy đều luận giải về sự tồn tại của ngã thể nhưng mỗi trường phái lại có những lập luận khác biệt tạo nên sự đặc trưng riêng cho nền triết học Ấn Độ cổ trung đại. Sau đây là sơ lược một số quan niệm về ngã thể của một số trường phái điển hình.


Theo Chandradhar “Trong Khatha của Upanisad, Atman được xem như hiện thực tối cao. Các khách thể là con đường, thể xác là cỗ xe ngựa, các cảm xúc là những con ngựa, tri thức là dây cương, trí tuệ là người điều khiển, cái tôi cá nhân là người hưởng thụ và Atman là chủ thể trong cỗ xe đó” [28, tr.27]. Tự ngã hiện hữu phổ quát khắp tất cả, nó vừa là chủ thể nhận biết kinh nghiệm và đồng thời làm chức năng quan sát vạn hữu, bản chất của nó luôn vĩnh hằng trường cửu.

Theo các nhà thần học phái Số luận (Samkhya) họ coi tự ngã là một thực thể thuận nhất tinh thần được gọi là Thần ngã (Purusa). Theo RigVeda “Chỉ có Purusa là toàn thể những gì đã sinh và chưa sinh, nhờ vào ăn để sống, và là chủ thể có tính bất tử. Do đó Số luận coi Thần ngã (Purusa) là thật thể cuối cùng của tinh thần thuần túy ”[25, tr.15]. Vì thế Thần ngã là nguyên nhân tạo nên mọi kinh nghiệm nhận thức. Mặt khác nó cũng là chủ thể tối cao để đạt đến cảnh giới giải thoát.

Các nhà Chánh lý (Nayaya) sử dụng các kĩ thuật lập luận quy nạp rất tinh xảo để chứng minh ngã là thực có. Nó luân chuyển tương tục không gián đoạn từ quá khứ hiện tại đến tương lai “Ngã là chủ thể nhận thức, là cái thấy tất cả, thọ nhận tất cả, biết tất cả, trực quan tất cả”[25, tr.19]. Điều đó tạo nên một hệ quả nếu phủ định tự ngã thì cái gì là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đồng thời cũng bác bỏ khả năng hồi tưởng về kí ức của chúng ta, làm cho một người có thể phủi trọn trách nhiệm cho việc làm tội lỗi của mình trước kia. Vì thế ngã thể luôn có thật.

Bên cách đó, quan điểm “Mạng ngã” của Kỳ na giáo có tính chất hướng thượng. Sau khi chết phần thể xác sẽ bị hoại diệt, nếu theo thiện nghiệp người đó có thể giải thoát được thì tính hướng thượng sẽ đưa linh hồn, chính là phần đồng nhất với mạng ngã của họ tới cảnh giới tối cao. Ở đó, nó sẽ được an nhiên tự tại giải thoát mọi rằng buộc, hưởng trọn một cuộc sống vĩnh hằng. Khi đó, Mạng Ngã sẽ nhập vào chủ thể tối cao để dung hòa làm một. Nhưng nếu mạng ngã còn chưa đoạn hết được các cấu uế của ba nghiệp thân khẩu ý thì sẽ tiếp tục luân hồi chuyển kiếp trong tiến trình của nhiều kiếp sống.

Trong Upanisad khái niệm Atman luôn đi cùng với Brahman. Brahman là Đại ngã là một thực tại siêu việt khách quan bao gồm toàn thể vũ trụ nhưng lại có bản chất nội tại chủ quan hàm chứa những tầng sâu lắng nhất của tâm hồn mỗi cá nhân. “Chính ở đây, lần đầu tiên những nhà tư tưởng Upanisad, bằng tấm lòng thành kính vô biên, đã tìm thấy điều đó khi họ nhận thức được Atman là bản chất cá nhân sâu thẳm nhất của chúng ta, Brahman là bản chất sâu thẳm nhất của bản tính vạn vật và tất cả các hiện tượng của nó” [28, tr.31].

Điều này, nhằm khẳng định Atman luôn đồng nhất với Brahman như một khoảng không trong một chiếc cốc bị vỡ ra để hòa với không gian bất tận của vũ trụ. Chúng luôn đồng nhất tính với nhau và không có sai biệt về bản chất. Brahman vô hạn chẳng phải vì nó không bị giới hạn mà chính nó là khởi nguyên của những gì hữu hạn. Brahman không biến dịch trong dòng tuyến tính từ quá khứ tới tương lai bởi Brhaman luôn là hiện tại. Chính vì thế muốn giải thoát cần phải đưa Atman trở về với bản thể của Brhaman, Tiểu ngã hòa nhập vào Đại ngã đó là trạng thái hạnh phúc tuyệt đối viên mãn tròn đầy mà bất cứ hành giả yogi nào cũng khao khát hướng tới.

Tóm lại, sau khi tổng quan các quan điểm về ngã thể của các trường phái trên, chúng ta thấy rằng tự ngã trong triết học Ấn Độ là một khái niệm mang tính siêu hình thần bí là nền tảng cho các loại hình tôn giáo khác nhau tại Ấn Độ.

Nội hàm của nó gắn liền với cái tuyệt đối tối cao là một hữu thể cuối cùng cốt lõi cho mọi sự tồn tại. Đồng thời, quan niệm về ngã cũng là cội nguồn hình thành mọi hiện tượng, duy trì sự sống và các hiện tượng tương tác của vạn hữu. Do đó, tất cả các tương tác không thể tác rời khỏi chủ thể tương tác điều đó sẽ trở nên mâu thuẩn không thể hiểu được. Quan niệm về ngã thể có thể coi là giáo lý trung tâm cho các trường phái triết học Ấn Độ.

Tuy nhiên thái độ của Phật giáo lại ngược lại, Đức Phật chấp nhận nghiệp và luân hồi nhưng phủ định một cái ngã là linh hồn thường hằng di chuyển trong nhiều kiếp. Để hiểu thêm về vấn đề này tác giả sẽ làm sáng tỏ khái niệm “Vô ngã” trong Phật giáo nguyên thủy ở phần sau. Qua đó, góp phần làm rõ thêm quan niệm vô ngã có thật sự mẫu thuẫn với tính logic phải luôn có một chủ thể kinh nghiệm cho mọi hiện tượng tương tác trong thế giới này hay không. Đó sẽ là tiền đề để khám phá những giá trị sâu sắc độc đáo của tư tưởng vô ngã giúp mỗi người tránh khỏi tranh đấu đố kị vì lợi ích cho bản thân.

Phật giáo ra đời với mục đích giúp mỗi con người được phát triển trí tuệ để hiểu rõ về chính mình. Muốn làm được điều đó mỗi cá nhân cần phải thấu tỏ về đời sống của chính mình và thế giới đang vận hành. Nhưng chúng sinh thì đa dạng thế giới lại quá rộng lớn, mỗi cá thể lại mang một căn sơ trình độ khác nhau. Đối tượng của tâm thức là vạn pháp nhiều đến vô cùng vô tận. Vậy muốn hiểu được bản thể con người và cấu trúc của vũ trụ thì chúng ta phải tư duy thế nào? Để giải quyết nan đề đó, Phật giáo đã phân tích khái quát hóa hệ thống hóa những lĩnh vực phức tạp nêu trên thành các phạm trù tương đối dễ nắm bắt là Giới, Uẩn, Xứ. Khi hiểu rõ ba phạm trù này thì sẽ hiểu đươc bản chất của thế giới hiện tượng gồm con người và thế giới mà chúng ta đang sống. Theo Phật giáo nguyên thủy thì bản chất và cấu tạo nhân tính của con người là năm uẩn. Theo TS Thích Viên Giác cho rằng “Năm uẩn, Phạn ngữ là pancan skandha. Pancan là năm, skhandha là nhóm yếu tố tích tụ, ngài Huyền Trang dịch là Ngũ uẩn”[1, tr.25]. Năm uẩn là năm nhóm yếu tố tổ hợp lại hình thành con người, nói chính xác hơn con người là một tập hợp của năm yếu tố liên kết tạo thành bao gồm Sắc uẩn (Rupa), Thọ uẩn (Vedata), Tưởng uẩn (Sanna), Hành uẩn (Samkhara).

Trong đó, Sắc uẩn là yếu tố sinh lý vật lý còn Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn là những yếu tố tâm lý, cụ thể như sau:

Sắc uẩn (Rupa khandha) theo Phạn ngữ “ Sắc uẩn ” được định nghĩa là những gì thay đổi theo yếu tố thời tiết khí hậu, nhiệt độ nóng lạnh, thức ăn vật thực vv... Nói cách khác đó là những gì biến đổi có thể quan sát rõ ràng thông qua con mắt như các vât thể vật lý và chúng không có chức năng tự biết cảnh thì đó đươc gọi là “Rupa”. Vì con mắt không thể quan sát được sự biến đổi của tâm thức và các tiến trình tâm lý nên những hiện tượng này không phải là sắc uẩn. Sắc uẩn bao gồm bốn đặc tính cơ bản của vật chất Địa đại (đặc tính cứng mềm), Thủy đại (đặc tính kết dính liên kết), Hỏa đại (đặc tính nhiệt độ nóng lạnh), Phong đại (đắc tính hút đẩy căng xẹp). “Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như mắt tai mũi lưỡi thân, các đối tượng của giác quan như hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm. Tóm lại như Đức Phật dạy này các tỳ kheo phàm sắc gì thuộc về quá khứ hiện tại hay vị lai, nội hay ngoại thô hay tế, liệt hay thắng xa hay gần như vậy là sắc uẩn” [1, tr.26]. Do đó, chúng ta nhận thấy sắc uẩn là những yếu tố vật chất hay năng lượng để cấu tạo nên con người và chúng luôn biến đổi vô thường.

Thọ uẩn (Vedata khandha) khi các giác quan mắt tai mũi lưỡi thân tiếp xúc với các cảnh sẽ tạo ra các cảm giác tương ứng “Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là cảm xúc, một biểu hiện sâu sắc hơn của cảm giác, cảm giác có ba loại cảm giác khó chịu, cảm giác vui sướng, cảm giác không vui không khổ” [1, tr.27]. Cảm giác vui sướng sinh khởi khi tiếp xúc với vật gì đó êm ái thích thú. Còn cảm giác khó chịu sinh khởi khi thân thể bị xúc chạm va đập vào vật gì gây đau đớn hoặc từ trong nội tâm ta phát sinh những ý nghĩ bất mãn không vừa lòng. Cảm giác cuối cùng là trung tính không khổ không lạc thường sinh khởi trong tâm nhiều hơn so với thân. Tất cả các cảm giác này đều là cầu nối liên hệ mật thiết giữ thể xác và tâm hồn. Chúng sinh khởi tạo thành mỗi chuỗi các cảm xúc tâm lý làm rung động hệ thống tâm thức sinh diệt thay đổi chuyển biến tới vô cùng vô tận.

Tưởng uẩn (Sanna khandha) là tập hợp tri giác, theo Phạn ngữ “Sanna” là đánh dấu. Ví dụ ngày hôm nay ta gập một người nào đó nhưng tình cờ vào hôm khác gặp lại họ, chức năng nhắc nhớ sẽ giúp ta có thể nhận ra đây chính là người mà mình đã gặp hôm trước. Đơn giản vì chức năng của tưởng uẩn giúp chúng ta đánh dấu hồi tưởng trong tâm hình ảnh và những đặc tính của người đó. Tưởng uẩn giúp tâm thức không ngừng đánh dấu ghi nhớ mỗi vật ta từng tiếp xúc qua. Đôi lúc tưởng cũng có thể đưa ra những tri giác sai lầm về thực tại như khi ta thấy một sợi dây dài dài cong cong rất dễ nhầm tưởng là một con rắn nhưng thực tế thì không phải vậy. “Tri giác tồn tại có điều kiện nên vì vậy chúng vô thường trống rỗng và do nhân duyên nên tri giác đầy hư vọng mà ta gọi là vọng tưởng” [1, tr.29], quả thật nếu nếu dính mắc vào tưởng uẩn sẽ rất dễ bị kinh nghiệm đánh lừa bởi các ảo tưởng từ giác quan.

Hành uẩn (Sankhara khandha) là tập hợp các những sinh hoạt phản ứng mang những sắc thái riêng của tâm, đó là những hiện tượng tâm lý còn được gọi là các tâm sở. Theo Phạn ngữ từ “sankhara” có nghĩa là tác ý, nghiệp (kammar) và tạo nghiệp hoặc hành nghiệp tùy thuộc vào từng trường hợp. Hành uẩn cũng do sáu loại giác quan tiếp xúc với các cảnh tương ứng, trong hành uẩn có tâm sở tư còn gọi là tác ý. Khi làm một việc gì đó luôn có sự thôi thúc đứng đằng sau, đó là tác ý, là ý định và động lực thúc đẩy. Điều đó sẽ được tích lũy phát khởi qua thân khẩu ý để tạo thành nghiệp thiện hay bất thiện. “Tất cả hiện tượng tâm lí sinh lý ở hiện tại đều là kết quả của hành trong quá khứ tức là hành tạo nên một năng lực tiềm ẩn điều khiển thúc đẩy trong chiều sâu tâm thức mà trong kinh thường gọi là phiền não tùy miên” [1, tr.30]. Hành uẩn cũng tùy thưộc nhân duyên nên nó cũng vô thường sinh diệt.

Thức uẩn (Vinnana khandha) có chức năng nhận biết đối tượng hay nói cách khác là biết cảnh nhưng năng lực nhận biết ở đây không phải là hiểu biết phân tích hay suy tư về đối tượng đó cụ thể là gì, đây là mầu sắc gì, nó đến từ đâu, nó là tốt hay xấu, đó đều là chức năng ghi nhận của Tưởng uẩn. Thức là biết đối tượng nhưng chỉ là cái biết đơn thuần có một vật nào đó, có một âm thanh sinh khởi... mà không mà có bất cứ đánh giá nhận định gì. Nó mù mờ về đối tượng. Tính biết cảnh của thức chỉ đơn giản như một tấm gương ghi lai các hình ảnh mà nó đi qua một cách máy móc mà thôi. “Thức được chia làm sáu loại nhãn thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, và ý thức. Thức là nền tảng của thọ tưởng hành” [1, tr.31]. Nó cũng do các điều kiện nhân duyên sinh khởi nên cũng vô thường biến đổi.

Khi con mắt tiếp xúc với hình sắc thì nhãn thức (Thức) sinh khởi đưa dữa liệu hình ảnh giúp “Tưởng” phân tích ghi nhận nhắc nhớ giúp ta phân biệt nó là cái gì? tốt hay xấu, lập tức “Thọ” phát sinh cảm giác tương ứng như ưa thích cái tốt hay buồn chán ghét bỏ cái xấu. Đồng thời lúc này “Hành” đưa ra những phản ứng của tâm với các cảm giác, sự ham muốn với cảm giác ưa thích chính là tâm tham lam, hoặc rời xa cảm giác buồn chán là tâm sân hận, hay đôi lúc là trạng thái thờ ơ hoài nghi, lăng xăng tìm kiếm một cảm giác mới mẻ khi đối diện với những cảm thọ trung tính. Cả Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức phối hợp với nhau hết sức nhịp nhàng một cách tương duyên ăn ý.

Do đó, Phật giáo không bác bỏ quan niệm về nhân tính nếu nó không được hiểu như một tự ngã tách rời ra khỏi tổ hợp năm uẩn, tồn tại độc lập trường cửu tách biệt với sự biến đổi của không gian thời gian. Chính sự chấp ngã làm con người đau khổ, giáo lý chính yếu của Phật giáo dạy rằng đau khổ có nguyên nhân là ái dục, và ái dục phát sinh từ tà kiến.

Những tà kiến lớn nhất là:

1/ Sự sống của bản thân quan trọng hơn sự sống của người khác
2/ Có thể đạt được sự như ý bằng cách thủ đắc và sở hữu tài sản.

Đức Phật nói rằng nếu biết thay thế những tà kiến (sự hiểu biết sai lầm) này bằng chánh kiến về bản tính của con người thì tính tham dục không thực tế sẽ tiêu diệt, và do đó đau khổ cũng không còn. Nói cách khác, người ta có thể đạt được hạnh phúc bằng cách nhận biết rằng:

(1) không có ai quan trọng hơn người khác, vì mọi vật đều có cùng chân tính,
(2) ý tưởng chiếm hữu là nguyên nhân của mọi sự xung đột giữa các chúng sinh.

Theo Đức Phật, cách đạt được mãn nguyện hay giải thoát có hai tính chất là tâm trí và hành vi cụ thể. Người ta có thể dần dần thoát khỏi những tà kiến gây đau khổ cho mình và người khác bằng cách quan sát kỹ những cảm xúc và những ý nghĩ của mình, và tìm hiểu xem lời nói và hành động của mình có ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Để loại bỏ tà kiến coi mình quan trọng hơn người khác, các triết gia Phật giáo dùng một chiến lược cấp tiến là cố gắng làm cho người ta thấy rằng sự thật con người không có một tự ngã nào cả, tức là họ ra sức trình bày rằng không có gì về một con người cố định suốt đời, và rằng cũng không có gì để người ta có thể kiểm soát thật sự được.

Nếu không nhận thấy sự không ổn định, sự tán loạn và sự bất trị của thân thể và tâm trí thì đó là nguyên nhân chính của sự đau khổ, thuộc loại mà người ta có thể tránh được bằng cách chấp nhận sự vật theo tính chất thật sự của chúng. Còn hiểu rằng chúng sanh đều mưu cầu hạnh phúc, sự hiểu biết này là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình giác ngộ rằng không có nhu cầu riêng tư nào quan trọng hơn nhu cầu của người khác.

Ý tưởng cho rằng người ta không có “cái ta” trường tồn nào cả ở hai phương diện, phương diện cá nhân và phương diện xã hội. Ở mức cá nhân thì triết học Phật giáo xem con người là một phức hợp gồm mấy chục hành vi về thân thể và tâm trí, chứ không phải là một thể đơn nhất thuộc một loại nào đó thường tồn trong khi tất cả những tính chất phụ thuộc biến đổi. Vì những hành vi thành tố này biến đổi không ngừng nên cái toàn thể do những thành phần đó (ngũ uẩn) kết hợp thành luôn luôn có ít nhất là một tính chất khác biệt nào đó (cảm xúc, tư tưởng).

Thông thường người ta có khuynh hướng xem mình có một nhân cách hay cá tính cố định nhưng Đức Phật dạy rằng người ra luôn luôn có thể tu sửa tâm tính của mình bằng sự nỗ lực có ý thức, hoặc để cho tâm tính của mình trở nên xấu hơn do lười biếng và vô ý thức.

Về mặt xã hội thì khác với những quan điểm nổi trội trong thời kỳ của Ngài, Đức Phật nói rằng vị trí của một người trong xã hội không do huyết thống của người đó quy định. Theo quan điểm nổi trội của xã hội Ấn Độ cổ đại, địa vị, bổn phận và đẳng cấp xã hội của một người được quy định theo mức thanh tịnh có tính cách nghi thức và chính mức thanh tịnh này chịu ảnh hưởng của dòng dõi và những nhân tố khác vốn có tính cách thường trực trong suốt cuộc đời của người đó.

Các triết gia Phật giáo phản bác quan điểm này, và họ định nghĩa thanh tịnh và cao quý một cách khác. Thay vì thanh tịnh do huyết thống, họ chủ trương rằng mức độ trong sạch của một người được quy định bằng hành vi hay nghiệp của người đó trong những kiếp trước. Như vậy theo tiêu chuẩn Phật giáo thì người thực sự cao quý không phải là người có tổ tiên thanh tịnh và đáng kính, mà là người đã có thói quen tạo nghiệp tốt và trong sạch.

Với điểm khởi hành là những ý tưởng căn bản về nhân tính này, các thế hệ tư tưởng gia Phật giáo sau đó có nhiệm vụ giải thích cơ chế hoạt động cùng với nhau của những thành phần tạo nên thân tâm con người. Họ cũng cố gắng giải thích con người có thể dần dần thay đổi cá tính của mình như thế nào. Về tổng quát thì họ đồng ý rằng ý định hành động của con người sẽ đưa tới những trạng thái tâm vốn là cảm giác dễ chịu, hành động xấu sẽ gây ra trạng thái tâm khó chịu.

Tuy nhiên những chi tiết chính xác về sự vận hành của luật nhân quả thì vẫn còn một vấn đề gây nhiều tranh luận. Một vấn đề đặc biệt khó giải quyết là những nghiệp được tạo trong một kiếp có thể ảnh hưởng tới tâm tính của một người trong kiếp sau như thế nào. Một điều đáng ghi nhận là khi nói về cách tu sửa tâm tính thì như vậy có nghĩa là người ta đã không trở nên hư hoại tới mức không thể cứa chữa được. Có một điểm tranh luận xuất hiện giữa các nhà tư tưởng Phật giáo là có hay không có những người quen tạo nghiệp xấu tới mức không thể có cả ý định tu sửa tâm tính, nếu có thì những người như vậy chắc sẽ phải chịu luân hồi bất tận.

Đối với Phật giáo thì con người là một sự kết hợp của những thành phần (năm uẩn) có nội dung luôn biến đổi. Phật giáo dùng thuyết này để tránh hai thuyết về nhân tính khác có tính cách cực đoan. Một thuyết cho rằng con người có phần tinh túy nào đó không biến đổi trong mọi trạng thái. Phần tinh thần vẫn còn tồn tại sau khi thể xác đã chết và sẽ có một thể xác mới trong tiến trình luân hồi.

Theo thuyết này thì phần tinh túy của con người là vĩnh cửu. Thuyết cực đoan thứ hai cho rằng con người bắt đầu có cá tính vào lúc ra đời, nhưng mất hết cá tính lúc chết. Thuyết Phật giáo được xem là trung đạo ở giữa hai biên kiến đó thì cho rằng cá tính của con người luôn biến đổi, và những nhân tố quyết định những sự thay đổi trong tâm trí con người đó vẫn tiếp tục hoạt động sau khi thể xác đã chết. Vì vậy Phật giáo thường nói rằng cái chuyển di từ một thể xác này đến một thân xác khác không phải là một tinh thần bất biến nào mà là một bộ những tập tính cư xử theo một cách nào đó.

Nói tóm lại, nhân tính trong Phật giáo được hiểu là sự tổ hợp của năm uẩn theo nguyên tắc duyên khởi cái này sinh thì cái kia sinh cái này diệt thì cái kia diệt khác với sự kết hợp cơ học đông cứng như những viên gạch xếp chồng lên nhau. Chúng luôn trong trạng thái biến chuyển không ngừng tạo nên một con người thực nghiệm hài hòa không tác biệt với thế giới và vũ trụ xung quanh.
 
Sửa lần cuối:
Theo quan điểm, kinh nghiệm tu tập của tui, thì Tưởng Uẩn là Uẩn ảnh hưởng rất lớn lên quá trình hình thành Bản Ngã của một phàm phu.

Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng ngoại cảnh, Tưởng bắt đầu hoạt động mà cụ thể ở đây là ghi chép vào bộ nhớ. Tưởng hoạt động dẫn đến Thọ hoạt động, rồi đến Hành và tạo dòng Thức, kết thành những Sắc pháp khác nữa. Từ đó, chuỗi sắc pháp vốn đã có trước Tưởng, nay lại đan xen chằng chịt, kéo dài vô tận.

Đã có Tưởng thì sẽ có Thọ. Lấy ví dụ ở giác quan mắt, Tưởng nhờ mắt thấy hình sắc, truy cập vào bôi nhớ, khởi lên cảm thọ yêu hay ghét. Ấy là từ chỗ yêu ghét này, mới sinh ra nhiều việc khác. Chưa hết, tùy vào tâm thiện và tâm bất thiện trong Hành mà khiến cảnh tượng ban đầu được suy diễn khác nhau, cuối cùng trở thành chủng tử trước khi tạo tác hành động. Không có Tưởng sẽ không có Thọ. Không Thọ sẽ không Hành. Không Hành sẽ không Thức. Không Thức, không Tâm thì sẽ không Thân, không có vấn đề gì để phải khổ. Thế nhưng, còn sống, còn Thân thì sao không Tưởng được?!

Như vậy, không thể không tránh Tưởng, vì còn Thân là còn mắt, tai, mũi, lưỡi và còn cảnh xung quanh thì còn phải tiếp xúc và phải ghi nhớ. Đó là việc riêng của Tưởng, việc của hành giả theo Phật dạy chỉ nên dừng lại ở Tưởng thôi, không nên khởi những niệm phân biệt chấp trước, kéo theo cả một guồng máy luân hồi sau đó. Đời sống của một hành giả Phật pháp có thực hành Phật pháp là phải có niệm mà cụ thể là chánh niệm, dừng ở Tưởng.
 
Theo quan điểm, kinh nghiệm tu tập của tui, thì Tưởng Uẩn là Uẩn ảnh hưởng rất lớn lên quá trình hình thành Bản Ngã của một phàm phu.

Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng ngoại cảnh, Tưởng bắt đầu hoạt động mà cụ thể ở đây là ghi chép vào bộ nhớ. Tưởng hoạt động dẫn đến Thọ hoạt động, rồi đến Hành và tạo dòng Thức, kết thành những Sắc pháp khác nữa. Từ đó, chuỗi sắc pháp vốn đã có trước Tưởng, nay lại đan xen chằng chịt, kéo dài vô tận.

Đã có Tưởng thì sẽ có Thọ. Lấy ví dụ ở giác quan mắt, Tưởng nhờ mắt thấy hình sắc, truy cập vào bôi nhớ, khởi lên cảm thọ yêu hay ghét. Ấy là từ chỗ yêu ghét này, mới sinh ra nhiều việc khác. Chưa hết, tùy vào tâm thiện và tâm bất thiện trong Hành mà khiến cảnh tượng ban đầu được suy diễn khác nhau, cuối cùng trở thành chủng tử trước khi tạo tác hành động. Không có Tưởng sẽ không có Thọ. Không Thọ sẽ không Hành. Không Hành sẽ không Thức. Không Thức, không Tâm thì sẽ không Thân, không có vấn đề gì để phải khổ. Thế nhưng, còn sống, còn Thân thì sao không Tưởng được?!

Như vậy, không thể không tránh Tưởng, vì còn Thân là còn mắt, tai, mũi, lưỡi và còn cảnh xung quanh thì còn phải tiếp xúc và phải ghi nhớ. Đó là việc riêng của Tưởng, việc của hành giả theo Phật dạy chỉ nên dừng lại ở Tưởng thôi, không nên khởi những niệm phân biệt chấp trước, kéo theo cả một guồng máy luân hồi sau đó. Đời sống của một hành giả Phật pháp có thực hành Phật pháp là phải có niệm mà cụ thể là chánh niệm, dừng ở Tưởng.

Đúng là Thọ và Tưởng đồng sanh.

Trong tạng Abhidhamma cũng có nói rõ về vấn đề này. Cứ 1 sát na tâm là có 7 biến hành tợ tha ( xúc - thọ -tưởng-tư - nhất hành -mạng quyền-tác ý).

Có thể là đồ họa về bản đồ và văn bản cho biết 'Cakkhuviññănena sampayutto samphasso Sắc Cảnh Sắc cakkhusamphasso Nhãn Xúc Sắc Thần Kinh Nhãn PURFILM R 7 tâm sở biến hành K5 5 T Î Xúc Thọ Tưởng Tư Nhất hành Mạng quyền Tác ý Tâm Nhãn Thức Sự hội trong việc chạm cảnh của Nhãn Thức và các pháp hòa hợp vớ›i nó (tức là Sắc thần kinh Nhãn, Sắc cảnh Sắc, tâm sở phôi hợp ...) gọi Nhãn Xúc.'




Nhưng mà theo Lộ tâm thì sẽ là biết cảnh là gì (tưởng) rồi mới có thọ ( cảm xúc của mỗi người ).



vYoZuKo.jpeg
 
VÔ NGÃ VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC

( Bài viết cho cử nhân triết học)

Chúng ta đã từng nhìn vào những hệ quả của học thuyết vô ngã hay phần của luân lý liên quan với cách chúng ta nên sống đời của chính chúng ta như thế nào. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét học thuyết vô ngã ảnh hưởng đến những phận sự của chúng ta đối với những người khác như thế nào? Những ảnh hưởng đạo đức gì có thể theo đến từ sự kiện là-có của con người thì xem đơn giản chỉ một khái niệm tưởng tượng không thực? Nếu người đã giác ngộ là một ai đó hiểu điều này là sự thật, điều này sẽ tác động thế nào đến hành vi đạo đức của họ? Trong đoạn văn chúng ta trích dẫn trước đó, Parfit nói rằng sau khi đi đến chấp nhận quan điểm thu giảm về con người, nó đã đưa ông đến bớt bận tâm hơn về phần đời mình còn lại, và đã quan tâm hơn về những đời người khác. Chúng ta đã thấy những người đạo Phật đã có thể đồng ý với phần đầu của phát biểu này như thế nào. Họ có cũng đồng ý với phần thứ hai không? Có phải giác ngộ dẫn đến việc nâng cao đạo đức?

Nếu chúng ta nghĩ về đạo Phật như một tôn giáo, chúng ta chắc chắn mong đợi những người đạo Phật sẽ có rất nhiều điều để nói về đạo đức. Những tôn giáo đều rộng rãi được xem như một nguồn của giáo dục đạo đức cho những tín đồ của chúng. Kỳ vọng này sẽ không bị thất vọng. Văn học đạo Phật thì đầy những danh sách đức hạnh cần vun trồng, và những xấu xa phải buông bỏ, những câu chuyện nâng cao tinh thần bằng những khuôn mẫu đạo đức, những câu chuyện báo trước những số phận đáng buồn của những người lầm đường, và những tương tự loại như thế. Nhưng nhiều người thấy một nối kết chặt chẽ hơn giữa tôn giáo và đạo đức. Họ nghĩ về tôn giáo như sự tin tưởng vào một quyền năng siêu việt, và đạo đức như một tập hợp gồm những quy tắc ấn định đã chấp nhận trong đối xử với những người khác. Nối kết vốn họ thấy là những quy tắc này đều là những mệnh lệnh của quyền năng cao hơn. Trong quan điểm này, thực sự đòi phải có một lòng tin tôn giáo để một người là đạo đức. Chỉ sự tin tưởng vào Gót, người ta nghĩ thế, mới lay chuyển một người tuân theo luật đạo đức khi có sự cám dỗ thúc giục làm khác đi. Nhưng không một người đạo Phật nào sẽ chấp nhận hình ảnh này.

Vì đạo Phật thì không-tin-có-gót (trong ý nghĩa đã thảo luận trong phần trước), những người đạo Phật sẽ không nghĩ về những quy tắc đạo đức như những điều răn dạy của thần thánh. Những gì khiến việc chiếm đoạt tài sản của người khác là sai trái, lấy tạm một thí dụ, không thể là vì đức Phật đã cấm. Thế nên, đạo Phật có thể cung cấp một nền tảng cho đạo đức không? Liệu nó có thể đưa ra một trả lời thỏa đáng cho câu hỏi ‘tại sao tôi nên là đạo đức’ không?

Hãy xem xét cách Plato đã nêu câu hỏi này trong đàm thoại Republic của ông. Giả định có một chiếc nhẫn, nó biến một người thành không ai thấy. Một ai đó với một chiếc nhẫn như vậy có sẽ không dùng nó cho lợi ích riêng họ hay không, ngay cả khi làm thế có nghĩa là phạm vào những quy luật đạo đức thường được chấp nhận? Nếu bạn có thể đánh cắp một nhà băng trong một cách bảo đảm là không thể nào tìm ra thủ phạm, bạn có làm không? Ở đây không là một vấn đề của không hiểu biết đạo đức. Chúng ta đều biết ăn cắp thì sai. Vấn đề là động lực đạo đức: tại sao tôi nên là đạo đức? Một người tin-có-gót có sẵn một trả lời cho câu hỏi này. Trong khi một chiếc nhẫn huyền thuật có thể làm chúng ta thành vô hình với những người khác, nhưng Gót sẽ thấy chúng ta, và trừng phạt chúng ta vì tội lỗi của chúng ta. Nhưng một người đạo Phật không thể nói điều này. Họ cũng không thể nói rằng chúng ta nên đạo đức do lòng kính yêu đấng sáng tạo chúng ta. Những người đạo Phật không tin rằng có một hữu thể siêu việt sáng tạo loài người. Vậy người đạo Phật có thể nói gì? Tại sao, theo những người đạo Phật, chúng ta nên là đạo đức?

Trả lời của đạo Phật có ba lớp. Mỗi lớp trả lời câu hỏi về động lực đạo đức trong một cách vốn là đáp ứng với những khả năng của người ta ở một giai đoạn nhất định trên đường hướng đến nirvanā.

Trả lời đầu tiên là chúng ta nên tuân theo những quy tắc đạo đức vì chúng phản ảnh những luật nhân quả nghiệp báo. Thí dụ, ăn cắp, được thúc đẩy bởi một thèm muốn gây nghiệp quả xấu, chẳng hạn như tái sinh như một ngạ quỉ. Hành vi nhân từ đối với người lạ, mặt khác, được thúc đẩy bởi mong muốn gây nghiệp quả tốt, chẳng hạn như tái sinh như một thần linh, hay một người trong giai cấp cao. Vì tôi rất muốn được tái sinh là một người trong một giai cấp cao hơn là ngạ quỉ, nó là điều kiện hoặc hoàn cảnh đặt tôi ở vị trí thuận lợi để kiềm chế việc ăn cắp và thực hành lòng thương người đối với những người lạ. Trả lời này rõ ràng sẽ chỉ thỏa mãn những người đã chấp nhận giảng dạy về karma và tái sinh. Quan trọng hơn, dẫu thế. nó chỉ hoạt động cho những người có mục đích chính trong cuộc đời họ là có được vui sướng và hạnh phúc. Đây không phải là những người tích cực đi tìm nirvanā. Chúng ta đã nói ở trên rằng mỗi lớp trả lời câu hỏi đại diện cho một giảng dạy vốn xếp đặt để thực hiện cho những người đã đạt đến một điểm nhất định trên con đường đến nirvanā. Có thể nói rằng những người như vậy thì trên con đường đó như thế nào? Có phải giảng dạy này đóng góp vào sự tiến bộ của bất kỳ một ai hướng tới nirvanā?

Trả lời câu hỏi này đưa chúng ta vào trong lớp thứ hai. Đức Phật nói về ba chất độc (kleśa), những yếu tố giải thích cho việc chúng ta lẩn quẩn mãi ở saṃsāra. Ba chất độc này là tham lam, hận thù và ảo tưởng. Những yếu tố này có tính chất tự duy trì – khả năng tự tiếp tục hoặc tự làm mới vô thời hạn – đáng chú ý. Điều này là lý do của ba chất độc thường nghiêng sang thúc đẩy một số loại hành động, và những hành động này, đến phiên chúng, nghiêng sang làm thêm vững mạnh ba chất độc. Ở đây, ảo tưởng là sự hiểu biết không sáng suốt ba tính chất đặc biệt của tồn tại (vô thường, khổ và vô ngã). Tham lam và hận thù rõ ràng giả định sự hiểu biết không sáng suốt đó, đặc biệt là sự hiểu biết không sáng suốt rằng không có cái tôi. Lòng căm ghét và thù hận cũng dẫn chúng ta hành động theo những cách làm vững mạnh hơn sự hiểu biết không sáng suốt của chúng ta, do đó thiết lập sân khấu cho những giành dựt của tham lam và hận thù thêm nữa. Khi tham lam của tôi dẫn tôi đến lấy một gì đó không phải của tôi, thí dụ, tôi đang làm mạnh thêm tin tưởng rằng có một ‘cái tôi’ có thể được làm cho tốt hơn qua những gì nó chiếm được. Kết quả là một loại vòng quay trở ngược về đầu, được cho là để giải thích lý do của chu kỳ tái sinh cứ tiếp tục kéo dài mãi mãi. Con Đường Tám Chân Chính vốn đức Phật dạy là có ý giúp chúng ta thoát khỏi cái vòng này. Nhớ lại rằng ba trong tám yếu tố trong con đường này – nói đúng, hành vi đúng và sinh kế đúng – đại diện cho những đức tính đạo đức căn bản vốn giới cư sĩ đạo Phật cấy trồng. Thí dụ, hành vi đúng, gồm những điều như thói quen kiềm chế, tránh ăn cắp, trong khi lời nói đúng gồm đức hạnh của trung thực, không nói dối. Tại sao những điều này đã gồm trong đường dẫn đến nirvanā? Không phải vì chúng tạo ra quả nghiệp tốt đẹp dễ chịu. Đúng hơn là những đức tính như vậy giúp chống lại ba chất độc. Một loại đào tạo đạo đức nhất định là một điều kiện cần thiết trước tiên để có được loại cái nhìn sâu xa vốn dẫn đến nirvanā.

Trả lời của lớp đầu tiên nói chúng ta nên là đạo đức vì làm như vậy sẽ dẫn đến một tái sinh thoải mái vừa ý.Trả lời của lớp thứ hai nói chúng ta nên là đạo đức vì làm như vậy là phần của việc tu tập cần thiết để đạt nirvanā. Để chống lại ba chất độc, chúng ta phải phát triển những tập quán vốn dùng như những thuốc giải độc với tham lam, hận thù và ảo tưởng. Thí dụ, đức tính trung thực có nhiều xác xuât xảy ra khiến chúng ta sẽ chấp nhận sự thật về bản thân chúng ta. Và đức tính có thói quen kềm chế việc lấy những gì không của chúng ta sẽ giúp giảm bớt thèm muốn của chúng ta với những tài sản. Dĩ nhiên là ba chất độc vẫn còn có phạm vi rộng rãi trong cuộc đời của con người giữ đạo đức truyền thống. Tôi có thể không bao giờ ăn cắp thế nhưng vẫn thèm muốn những gì tôi có thể có quyền có. Tôi có thể cảm thấy tức giận với những ai là người không đạo đức bằng bản thân tôi. Nhưng tính đạo đức thông thường được khắc sâu qua tin tưởng vào karma và tái sinh thì chỉ là một giai đoạn đầu của con đường. Lý do của những thực hành đạo đức này là để chống lại ba chất độc đủ chỉ để làm việc từ bỏ sự tồn tại của người chủ gia đình và thành một nhà sư nam hay nữ là có thể được. Với đi vào đời sống tu viện đạo Phật đi đến một tổng hợp những thực hành đạo đức hoàn toàn mới đã thiết lập để giúp vào việc dập tắt ba chất độc. Thí dụ, một thực hành đòi hỏi sống độc thân, và tài sản duy nhất truyền thống cho phép những nhà sư nam hay nữ là áo choàng và bát đựng thức ăn đi xin. Có những thực tập quán định được tạo với mục đích để chống lại thèm muốn nhục cảm, đặc biệt là hình thức mạnh mẽ của tham lam. Có những thực tập được tạo với mục đích để giúp một người tập luyện sự thanh thản và lòng từ bi với tất cả, do đó kềm chế khuynh hướng phẫn nộ của của chúng ta. Tuyên bố là bằng việc tuân theo chế độ này của huấn luyện lại những tập quán tình cảm của chúng ta, Chúng ta sẽ cuối cùng trở thành có khả năng nắm vững sự thật về bản thân mình – rằng không có cái-tôi – và như thế đạt nirvanā.

Giả định điều này thì đúng. Khi đó người tìm nirvanā sẽ biết để không dự vào hành vi không đạo đức. Đây không vì nirvanā là phần thưởng cho ai là người tinh thuần đạo đức. Đúng hơn là vì hành vi không đạo đức đâm chồi từ những động cơ gây trở ngại cho cái nhìn sâu xa hướng về giải thoát của Vô Ngã. Nhưng còn về người đã đạt nirvanā thì sao? Tại sao họ nên đạo đức? Không phải vì làm như vậy sẽ giúp họ đạt nirvanā. Họ đã đạt nó rồi. Có bất cứ một gì về giác ngộ vốn có thể tạo nên một nguồn của động lực đạo đức? Chúng ta đã đi đến lớp thứ ba. Những gì chúng ta sẽ tìm thấy ở đây là một luận chứng cho bổn phận phải có lòng thương người: bất cứ khi nào chúng ta có thể ngăn cho những người khác tránh khỏi đau đớn hay khổ sở, chúng ta phải làm như vậy. Như thế, trong chừng mức rằng đạo đức gồm trong việc cho tương đồng công bằng với phúc lợi của những người khác, điều này có thể được nhìn như một luận chứng cho bổn phận là đạo đức. Sự không đạo đức của việc ăn cắp, lấy thí dụ, có thể được giải thích bởi sự kiện là kẻ trộm có ý định hưởng lợi trong khi gây đau khổ cho những người khác. Để là đạo đức là để đem cho phúc lợi của những người khác không nhệ hơn một cho phúc lợi riêng của một người. Lòng thương người có thể được cho là linh hồn của đạo đức. Như thế, một luận chứng cho bổn phận phải có lòng thương người sẽ trả lời câu hỏi, ‘Tại sao tôi nên là đạo đức?

Lập luận này sẽ không tuyên bố rằng là đạo đức là một phương tiện cho một số cứu cánh chúng ta có thể muốn, chẳng hạn như tái sinh tốt lành hay nirvanā. Thay vào đó, nó sẽ tuyên bố rằng nếu chúng ta hiểu đúng những gì chúng ta nói rằng chúng ta muốn, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta phải muốn để thúc đẩy phúc lợi của những người khác. Chìa khóa cho sự hiểu biết đúng đắn này, dĩ nhiên, là trở nên giác ngộ. Những gì lập luận sẽ phát biểu là một khi chúng ta nắm được sự thật về vô ngã, chúng ta sẽ thấy rằng không có lý do gì để thích phúc lợi của chính mình hơn là của những người khác. Và vì mọi người ta đều thừa nhận rằng họ nên quảng bá phúc lợi của chính họ, dẫn đến rằng bất cứ ai là người giác ngộ phải thừa nhận một bổn phận để thúc đẩy phúc lợi của những người khác nữa. Nhưng bổn phận vốn nó biện luận không áp dụng chỉ cho người giác ngộ. Nó áp dụng cho tất cả chúng ta, nếu đúng là không có một cái-tôi.

Lập luận bắt đầu bằng so sánh thái độ thông thường của chúng ta với đau khổ của những người khác với thái độ của chúng ta với đau khổ tương lai có thể có của chúng ta. Nó dùng giả định về karma và tái sinh, và mô tả thái độ một người có thể có để hướng tới đời sống kế tiếp của một người:
 
Nếu tôi không ngăn chặn đau khổ của những người khác vì nó không làm tổn thương tôi,
Lý do của ngăn chặn đau khổ của một cơ thể tương lai vốn tương tự không làm tổn thương tôi là gì?
‘Đó cũng sẽ là tôi khi đó’, đây là một sai lầm đã tưởng tượng,
Vì nó là một sự vật việc chết đi và hoàn toàn một sự vật việc khác thì tái sinh.
Nếu đã nghĩ rằng đó chỉ là cho một ai là người có đau đớn để ngăn chặn nó,
Một đau đớn ở bàn chân thì không phải là của bàn tay, vậy tại sao bàn tay phải ngăn chặn nó?
Nếu người ta đã nói thế, trong khi là sai, có phải hành vi này vẫn mọc nhánh từ ý nghĩa của cái ‘tôi’,
Điều đó thì không khôn ngoan. Đau khổ, cả của chính mình và của người khác, thì để ngăn chặn với khả năng giỏi nhất của một người.
Cái tiếp tục và cái tập thể đều là không thực, giống như dãy, đội quân, vv ... …
Đây là không có một ai có đau khổ, do đó ai sẽ là người nói ‘Đây là (đau khổ) của tôi’?
Tất cả những đau khổ không-chủ đều tất cả không có sự phân biệt giữa ‘của tôi’ và ‘của người khác’.
Đó chỉ bởi vì chúng là đau khổ khiến chúng phải được ngăn chặn; Làm thế nào điều này có thể bị giới hạn?
Nếu được hỏi tại sao đau khổ phải được ngăn chặn, tất cả mọi người, không có ngoại lệ, đều đồng ý rằng đó là (điều phải làm)
Do đó, nếu nó được ngăn chặn, thì tất cả đều phải được ngăn chặn; nếu không thì trường hợp của một người cũng giống như trường hợp của những người khác. [BCA 8 .97 – 103]

Hai câu đầu tiên bàn luận về sự kiện rằng một người tin vào karma và tái sinh sẽ làm những gì họ có thể làm để ngăn chặn việc tái sinh với một thân thể rất đau đớn. Chúng ta nghĩ rằng điều này là hoàn toàn hợp lý, vì nếu bạn tin vào sự tái sinh thì bạn nghĩ rằng người với cơ thể đau đớn sẽ là bạn. Điểm nêu lên trong câu này là những skandhas cấu thành con người tương lai với cơ thể đau đớn thì không là skandhas làm thành tôi bây giờ. Dĩ nhiên không phải ai cũng tin vào sự tái sinh. Nhưng như chúng ta đã thấy trong chương trước, chúng ta có thể nói cùng một điều về những skandhas hợp thành một người ở một giai đoạn của đời sống và skandhas hợp thành người đó ở một giai đoạn sau trong đời sống. Vì thế chúng ta có thể nói cùng một điều về người đánh răng và người có sâu răng vì thế có thể ngăn ngừa. Do đó chúng ta có thể thay đổi phần sau của câu thứ hai thành ‘Đó là một bộ răng được chải và và hoàn toàn một bộ răng có bênh sâu răng được ngăn ngừa’.

Câu thứ ba xem xét trường hợp bàn tay tôi loại bỏ một dằm gai khỏi bàn chân tôi. Chúng ta nghĩ rằng điều này là hợp lý, vì bàn tay và bàn chân thì cả hai đều là phần của tôi, vì vậy tôi hành động để ngăn chặn đau đớn của chính tôi. Câu thơ nêu lên điểm bàn tay và bàn chân tuy thế là những sự vật khác biệt. Vì vậy, bây giờ chúng ta có hai trường hợp, chúng ta nghĩ rằng đó là hợp lý để ngăn ngừa đau đớn, nhưng nghiêm nhặt mà nói, một gì đó kinh nghiệm đau đớn và một gì đó khác hành động để ngăn chặn nó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nghĩ rằng nó hoàn toàn hợp lý cho mỗi người chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến phúc lợi của chính mình. Nếu ai đó đau khổ sẽ không ảnh hưởng đến tôi trong bất kỳ cách nào, sau đó tôi không có bổn phận phải làm bất cứ gì về nó. Trong khi chúng ta có thể nghĩ rằng sẽ rất tốt đẹp để giúp đỡ người khác, chúng ta tin rằng nó sẽ không không hợp lý để chỉ dự vào đau đớn của riêng tôi nhưng không của những người khác.

Phần còn lại của đoạn văn thảo luận về xung đột rõ ràng giữa thái độ tổng quát này và hai trường hợp đã thảo luận trong ba câu đầu tiên. chúng ta có thể đặt tất cả việc này như sau:

1. Giả định rằng mỗi chúng ta đều buộc phải ngăn chặn chỉ đau khổ của chính chúng ta.
2. Trong trường hợp đau khổ của một người trong tương lai, đó là một tập hợp những skandhas làm việc ngăn chặn cho một tập hợp những skandhas khác có đau khổ.
3. Trong trường hợp đau khổ của một người trong hiện tại, đó là một phần làm việc ngăn cản cho một phần khác có đau khổ.
4. Ý hướng của cái ‘tôi’ vốn dẫn dắt một người để gọi những skandhas tương lai và những phần hiện tại khác biệt ‘tôi’ là một khái niệm giả tạo.
5. Thế nên, nó không thể là sự thật cuối cùng rằng một số đau khổ là của riêng một người và một số đau khổ là của những người khác.
6. Do đó, tuyên bố rằng chúng ta có bổn phận ngăn chặn chỉ những đau khổ của chính chúng ta thiếu nền tảng cuối cùng
7. Do đó hoặc là có một bổn phận để ngăn chặn đau khổ bất kể nó xảy ra.ở đâu, hoặc không có bổn phận ngăn chặn bất kỳ đau khổ nào.
8. Nhưng tất cả người ta đồng ý rằng ít nhất một số đau khổ nên được ngăn chặn (cụ thể là của chính mình).


C Do đó có một bổn phận để ngăn chặn đau khổ bất kể nó xảy ra.ở đâu

Những gì lập luận này có tác dụng là khép chúng ta tội vô lý nếu chúng ta nghĩ rằng quan tâm về đau đớn của bản thân và không quan tâm bằng thế với đau đớn của những người khác là điều có thể minh chứng được. Tiền đề quan trọng là (4). Đây là chỗ đem vô ngã vào. Nó tuyên bố rằng cuối cùng không có sự kiện nào có thể hỗ trợ phân biệt thiên lệch của chúng ta giữa đau đớn của bản thân và của những người khác. Giả định không có cái-tôi.

Nếu những toàn bộ cũng là không thực, khi đó tay và chân không thể là những phần của một toàn bộ, cơ thể của tôi. Điều này thì giống như trường hợp của một đội quân. Khi phi công trực thăng di tản người lính bị thương, đó là một sự vật tác động trên một sự vật khác.

Nếu những toàn bộ là không thật, thì cơ thể hiện tại và cơ thể tương lai không thể là những giai đoạn của một sự vật, tôi. Điều này thì giống như trường hợp của một dãy. Dãy người xếp hàng vào xem phim được tạo thành từ những người khác nhau lúc 9:00 và 9:15. Đội quân và dãy người xem phim đều chỉ là những hư cấu có ích. Có thực chỉ là những phần tạo nên chúng.

Vì thế, (6) kết luận, không có sự kiện sau cùng nào có thể giải thích một mặt vì sao tôi nên lấy mảnh dằm ra khỏi bàn chân tôi và tôi nên chải và xỉa răng, nhưng mặt khác tại sao tôi không cần có cùng một quan tâm với việc ngăn chặn đau khổ của những người khác. Tiền đề (7) sau đó trỏ cho thấy rằng có hai lựa chọn còn lại: rằng đau khổ nên được ngăn chặn bất kể nó là ‘của ai’, hoặc hoàn toàn không có vấn đề gì phải nói nữa. Nó sẽ nhất quán với tôi để không làm gì để ngăn chặn bất kỳ đau đớn nào ở bất cứ đâu – của tôi hay của những người khác. Nhưng thế đó sẽ là điên rồ. Vì vậy, bổn phận vốn tôi đã thừa nhận để ngăn ngừa đau đớn của chính tôi trải rộng ngang bằng đến đau khổ của những người khác

. Một khi tôi vượt được ảo tưởng về cái tôi, tôi sẽ thấy rằng mong muốn ngăn chặn đau đớn của chính tôi thực sự chỉ là một mong muốn để ngăn ngừa sự đau đớn, không hơn không kém, chấm hết.

Chúng ta biết rằng người đạo Phật phủ nhận sự tồn tại của một cái tôi. Điều cũng được biết rộng rãi rằng người đạo Phật tuyên bố một người giác ngộ sẽ là người nhân từ (hay từ bi). Có thể là dễ chiều theo ý để xem hai điều này như được nối kết trong cách sau đây: ‘Nếu tôi không có cái tôi, khi đó bạn và tôi không thực sự là những con người khác biệt, chúng ta thực sự là một, vì vậy tôi chỉ cũng quan tâm về phúc lợi của bạn như tôi quan tâm với của riêng tôi’.

Nhưng đây không phải là những gì đạo Phật đang nói. Rắc rối đến với ‘chúng ta thực sự là một’. Có những triết gia India, những người thực sự nói một gì đó giống thế. Nhưng họ không là những người đạo Phật; họ thuộc một trường phái chính thống là Advaita Vedānta. Không giống như người đạo Phật, họ chủ trương rằng có cái tôi. Hơn nữa, họ chủ trương rằng thực sự chỉ có một cái tôi. Nên họ sẽ nói rằng những gì chúng ta nghĩ là những con người khác biệt thực sự thì không khác biệt. Lập luận đạo Phật, chúng ta vừa xem xét đồng ý rằng chúng ta không thực sự là những con người khác biệt .

Nhưng điều vốn người đạo Phật phủ nhận không là sự khác biệt. Họ phủ nhận rằng có những con người. Họ phủ nhận rằng có những điều đó, vốn có thể hoặc là nhiều, hoặc khác điều thực sự là một. những người Advaita và người đạo Phật có thể đều biện luận cho cùng một kết luận – rằng chúng ta nên thể hiện sự quan tâm bình đẳng với phúc lợi của tất cả. Nhưng họ biện luận về điều đó theo những cách rất khác nhau.

Lập luận đạo Phật có hữu hiệu không? Ở đây là một câu hỏi để xem xét. Trong (6) nó là kết luận từ (4) và (5) rằng không có nền tảng sau cùng cho tuyên bố rằng chúng ta có bổn phận chỉ phải ngăn chặn đau khổ của bản thân Điều này có đúng không? Chúng ta thấy (ở Chương 3) người đạo Phật lập luận chính đáng (4) như thế nào. Và nếu (4) là đúng, thì (5) như vậy cũng đúng. Cuối cùng chỉ có đau khổ, không có người có đau khổ.

Nhưng đau khổ chỉ xảy ra cùng với skandhas khác, như phần của một chuỗi nhân quả của những skandhas. Hãy nhớ rằng trong khi con người thì cuối cùng không thực, nó là thông thường rằng chúng ta là những con người. Và sự thật qui ước này có nền tảng trong sự tồn tại cuối cùng của một chuỗi nhân quả của những skandhas. Vì những skandhas này được gây ra bởi những skandhas trước đó, nó là sự thật qui ước thông thường đúng là nó là lỗi của riêng tôi nếu tôi có sâu răng – Tôi là cùng một người với người không chải răng thường xuyên. Tất cả những điều này chúng ta đã biết. Nhưng đây là một điểm vốn vẫn chưa xuất hiện: có nhiều những chuỗi nhân quả riêng biệt. Những chuỗi này có thể được phân biệt bởi tác dụng của chỗ có những kết quả xuất hiện. Việc từ chối để chải răng trong một chuỗi này sẽ không gây ra sâu răng trong một chuỗi nhân quả khác, chỉ trong chuỗi nhân quả này. Không phải rằng điều này có thể giải thích lý do chúng ta thuận tiện chỉ định một chuỗi là ‘tôi’ và chuỗi khác là ‘bạn’? Không phải rằng điều này có thể là sự thật sau cùng vốn làm sự thật qui ước là đúng rằng chúng ta là những người khác biệt? Trong trường hợp này có lẽ có một số nền tảng sau cùng cho tuyên bố rằng chúng ta đều có bổn phận ngăn chặn chỉ đau khổ của chính chúng ta. Có lẽ (6) không theo sau (4) và (5). Có lẽ (6) thì sai. Có lẽ lập luận không hữu hiệu.

Trong triết học, chúng ta thường ngẫu nhiên gặp những lập luận vốn nhìn thuyết phục nhưng nêu những tuyên bố có vẻ quá mạnh để là hợp lý. Luận chứng đạo Phật cho lòng thương người là một thí dụ. Nếu chúng ta đã hiểu và chấp nhận học thuyết vô ngã, những luận chứng có vẻ hoàn toàn đơn giản và trực tiếp dễ hiểu. Nhưng khi chúng ta nghĩ lại về những gì nó có ý định để chứng minh, nó bắt đầu đáng ngờ vì có vẻ quá tốt để là đúng. Những triết gia trong truyền thống lâu đời của phương Tây đã tìm cách thiết lập một bổn phận đạo đức dựa trên lý trí, với ít thành công cho thấy xứng với những gắng sức của họ. Có thể nào thực sự là điều dễ dàng như vầy không?

Nghiên cứu về triết học sẽ làm chúng ta thành hoài nghi. Đây là lý do, khi chúng ta gặp phải một luận chứng – dường như hợp lý cho một kết luận đáng ngạc nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận. Chúng ta cần xét nghiệm luận chứng bằng việc tìm kiếm những thiếu sót ẩn dấu: những tiền đề sai, hay những chỗ hổng trong lý luận. Chúng ta cần phải tiếp nhận lập trường của một người nào đó nêu những phản đối với luận chứng, tìm những cách để cho thấy luận chứng không thực sự chứng minh kết luận của nó. Nhưng công việc của chúng ta thì không hoàn tất một khi chúng ta đã tìm thấy một phản đối – đôi khi những phản đối cũng không tốt như chúng có vẻ ban đầu. Vì vậy, chúng ta cần phải đặt những phản đối rõ ràng và cẩn thận. Và sau đó chúng ta cần tiếp nhận lập trường của một ai đó bảo vệ luận chứng chống lại phản đối đó. Có bất cứ điều gì họ có thể nói khiến cho thấy lập luận quả thực sự không có vấn đề vốn phía đối lập buộc rằng nó có?

Trong trường hợp của luận chứng đạo Phật về lòng nhân từ, chúng ta đã phác thảo một phương sách làm việc để nêu lên một phản đối trong đoạn văn trước đó. Nhưng đây là chỉ một phác thảo. Bây giờ những chi tiết cần phải được làm đầy với thận trọng nhiều hơn. Một khi điều này làm xong, bạn nên tự hỏi những gì đạo Phật có thể nói trong đối ứng. Nếu bạn đã nói rõ ra phản luận với đầy đủ cẩn thận, bạn có thể tìm thấy vẫn có những đường lối vốn đạo Phật có thể thực hiện. Hay có lẽ không. Điều quan trọng là gắng sức đã được thực hiện. Những luận chứng triết học có thể là rất thuyết phục. Nhưng chúng ta muốn chắc chắn rằng chúng ta không để bị thuyết phục vì những lý do sai lầm.

Đây là tại sao, khi chúng ta gặp phải một lập luận như vậy, chúng ta đặt nó vào thử nghiệm. Trước tiên chúng ta cố gắng hiểu nó, sau đó chúng ta đặt chính chúng ta ở một vị trí đối lập và tìm những phản đối, sau đó chúng ta thấy những phản đối này có thể được trả lời thế nào. Nếu bạn làm điều này với luận chứng đạo Phật về lòng thương người, bạn có thể sau rốt tự tin hơn rằng kết luận cuối cùng bạn đạt được thì dựa trên những lý lẽ chính đáng.
 
Top