Sài Gòn- Chợ Lớn: Xưa Nay

Johnny Lê Nữu Vượng

Cái nồi có lắp
Belgium

Chợ Lớn ở đâu?​

Người đến Sài Gòn hay hỏi cắc cớ vậy. À, loanh quanh đâu đó trong… Chợ Lớn, khu người Hoa, quận 5, 6, 11… Nói thì nói vậy, còn đường nào, đâu là trung tâm thì cũng… chỉ đại, chợ Bình Tây hay Bưu điện quận 5…
Sài Gòn và Chợ Lớn xưa là hai thành phố, nối với nhau bằng một đại lộ có đường xe lửa (nay là đường Trần Hưng Đạo). Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn mới được dùng chung để chỉ cả hai vùng đất này.

Có nhiều giải thích về cái tên Sài Gòn, nhưng một giải thích dễ thuyết phục: thành phố xưa còn là rừng, cây nhiều nhất là cây gòn, to lớn, thân xanh có gai, mỗi mùa ra bông bay trắng xóa… Gòn là cây bông gòn. Còn Sài, theo tiếng Hoa cổ, là củi, cây củi. Sài Gòn có nhiều Xóm Củi, Bến Củi… cũng là “sài”, củi…

“Tiêu chuẩn” lên thành phố xưa, dường như có ba công trình kiến trúc: tòa thị chính, bưu điện và chợ. Người Pháp đến, có thêm một công trình nữa, thường ở trung tâm: nhà thờ.

Sài Gòn lên thành phố to, chợ chuyển đến nơi mới, trung tâm, tiện mọi đường. Đó là chợ Bến Thành, hay còn gọi là Chợ Mới. Cái chợ Sài Gòn ở lại chỗ cũ, trở thành Chợ Cũ.

Chợ Lớn (Chợ Cũ) do người Hoa thành lập năm 1778, được xây dựng lại sau chiến tranh chúa Nguyễn - Tây Sơn.

Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, Chợ Lớn thành thành phố. Nay, Chợ Lớn được dùng để chỉ vùng đất bao gồm quận 5, quận 6 và một phần của quận 11.

Thành phố Chợ Lớn, giống như một China Town ở nhiều nước khác, là trung tâm thương mại, ăn uống, giải trí, sản xuất thủ công, khu phố Đông Y có nhiều kiến trúc Trung Hoa cổ.

Chợ Bình Tây, trung tâm Chợ Lớn

Ở đâu có người Hoa, ở đó có buôn bán. Người Hoa giỏi buôn bán và cần chợ để buôn bán lớn. Chợ Bình Tây được gọi là Chợ Lớn Mới, xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XX, là nơi giao thương buôn bán lớn, có tiếng khắp xứ Đông Dương.

Chợ Bình Tây khởi công xây dựng vào thế kỷ 18. So với chợ của người Việt thời đó thì khu chợ này lớn hơn nên được gọi là Chợ Lớn. Năm 1928, thương nhân gốc Hoa, tên Quách Đàm, bỏ tiền xây dựng Chợ Lớn mới trên khu đất có diện tích hơn 25.000m2 ở thôn Bình Tây (vùng Đông Phố) theo kỹ thuật xây dựng hiện đại của Pháp nhưng kiến trúc Trung Hoa.

Sau năm 1975, Chợ Lớn được đổi tên thành chợ Bình Tây. Năm 1992, chợ được tu sửa và xây thêm tầng.

Chợ Bình Tây.
qd5.jpg


Quách Đàm đi lên ông chủ từ người lượm ve chai, đêm ngủ vỉa hè. Nhờ mánh lới làm ăn, ông mua khu ruộng hoang hóa để xây chợ Bình Tây lớn nhất Sài Gòn.

Quách Đàm tên thật là Diệm, người Triều Châu, Trung Quốc. Khởi thủy, chú Quách cũng quàng trên vai đôi quang gánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm mua bán ve chai. Không nhà cửa, người thân thích, ông cứ đi mua bán cả ngày, tối về lại kiếm mái hiên ở Chợ Lớn ngủ.

Bỏ nghề ve chai, ông chuyển sang buôn da trâu, vi cá. Quách Đàm đi khắp Sài Gòn và các tỉnh lân cận mua hàng rồi xuất khẩu. Phất lên, ông thuê nhà trên đường Hải Thượng Lãn Ông mở cửa hiệu lớn.

Vài năm sau, ông mướn thêm một căn phố ở chợ Kim Biên, chuyển sang thu mua lúa gạo ở các tỉnh miền Tây, trở thành nhà thầu cung cấp gạo lớn nhất Sài Gòn - Chợ Lớn.

Chợ Bình Tây được ông Quách Đàm xây dựng và tặng hoàn toàn cho chính quyền lúc bấy giờ. Ông chỉ xin dựng mấy dăy phố lầu xung quanh chợ. Dấu tích các dăy phố Tàu giờ đây không còn nhiều.

Chợ Bình Tây xây năm 1928 theo kỹ thuật của Pháp. Kiến trúc hình bát quái được cho là nét độc đáo nhất, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ. Hệ thống móng nền làm bằng đá sỏi, bêtông chắc chắn nên không có hiện tượng sụt, lún.

Sau hai năm xây dựng, chợ hoàn thành rất khang trang, sạch sẽ, nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, đầu mối bán buôn khắp Nam Kỳ lục tỉnh, sang tận các nước láng giềng...

Chợ Bình Tây nay được tu bổ, phục chế, như một đầu mối giao thương và di tích phát triển của thành phố.

Chợ lớn Sài Gòn bán gì?​

Chợ Lớn chủ yếu cung cấp hàng sỉ với giá cực kỳ ưu đãi. Bao gồm quần áo, gia vị, đồ dùng gia đình, bánh kẹo, giày dép… Chia thành 5 khu, mỗi khu quản lý một sản phẩm nhất định. Các sản phẩm được cung cấp ở đây cũng rất đa dạng và độc đáo về mẫu mã, chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng khi lựa chọn.

Sài Gòn Chợ Lớn (chợ Bình Tây) ở đâu, ở quận nào, bán gì?


Chợ Bình Tây cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu

  • Về phần gia vị: đầy đủ nấm kim châm, rong biển và thậm chí cả vi cá mập, bào ngư,…
  • Đồ ngọt: mứt, bánh nhập khẩu, bánh trung thu, đồ ăn nhẹ,..
  • Quần áo, giày dép: hàng may sẵn, hàng nước ngoài, hàng nhập từ nhiều nước, chăn, màn, rèm cũng có.
  • Đồ gia dụng: inox, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, đồ sứ, mạ vàng.
  • Khu vực Chợ Lớn cũng có nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng. Ngoài ra còn có các quầy hàng ăn uống hấp dẫn cung cấp nhiều món ăn đa dạng trong đó có chuối nướng.
  • Đặc trưng nhất ở đây chính là các món đặc sản Trung Hoa. Nếu có dịp đến Sài Gòn, hãy ghé Chợ Lớn một lần để thưởng thức nhé.
  • Ngoài ra còn có đồ trang sức, trái cây và các đồ dùng khác.

Trải nghiệm mua sắm thú vị tại chợ Bình Tây​

Chợ Lớn là nơi được biết đến với nguồn cung dồi dào và giá cả phải chăng:

  • Nguồn cung dồi dào: Chợ đầu mối hiện nay có rất nhiều sạp hàng đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Vì thế nơi đây là địa chỉ nhập khẩu quen thuộc của giới buôn bán ở chợ.
  • Giá rẻ: Vì là chợ đầu mối nên giá cả các mặt hàng trong chợ tương đối mềm, phù hợp với sức mua của người dân Việt Nam.
  • Vận chuyển hàng hóa thuận tiện: Không gian chợ rộng rãi, bạn có thể dễ dàng mua sắm, vận chuyển hàng hóa mà không lo chen chúc. Nếu bạn không ngại mang đồ về nhà, bạn nên đặt hàng giao hàng tận nhà. Đồng thời, chợ rất gần bến xe, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh.

Những lưu ý khi đến chợ lớn – Bình Tây Quận 6​

  • Chợ Bình Tây có bán lẻ không? Là chợ đầu mối nên hầu hết các sạp trong chợ không bán lẻ mà bán theo lô hoặc bó. Một số gian hàng nhận bán lẻ nhưng giá cao và mẫu mã hiếm
  • Giá cả trên thị trường không đồng đều nên bạn phải biết thương lượng để có được mức giá tốt. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi chợ, bạn nên đi cùng người “biết” để mua được sản phẩm chất lượng xứng đáng với số tiền bỏ ra.
  • Bạn nên đến một vài gian hàng bán cùng loại mặt hàng mình muốn mua và chọn nơi có giá cả hợp lý nhất.
  • Khi chợ đông đúc, hãy nhớ bảo quản đồ đạc cá nhân của bạn.
Sài Gòn Chợ Lớn (chợ Bình Tây) ở đâu, ở quận nào, bán gì?


Đặc điểm hàng hóa ở chợ Bình Tây​

  • Chợ Bình Tây cung cấp nhiều mặt hàng đa dạng: sự đa dạng thể hiện ở số lượng, kiểu dáng, mẫu mã. Đây chính là lý do vì sao nơi đây rất được các chủ cửa hàng thương mại mua bán ở chợ và các cửa hàng nhỏ trong thành phố ưa chuộng.
  • Giá rẻ, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người Việt: Vì là chợ đầu mối nên giá cả rất thấp, phù hợp với sức mua của người dân có thu nhập trung bình và thấp.
  • Vận chuyển hàng hóa thuận tiện: Chợ mới lớn giúp bạn yên tâm và thoải mái lựa chọn sản phẩm.
Trên đây chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc chợ lớn Bình Tây hay còn gọi là Chợ Lớn. Hy vọng bài viết này giải quyết được câu hỏi chợ lớn Sài Gòn (chợ Bình Tây) ở đâu, quận mấy, bán gì? Nếu có dịp đến Sài Gòn, hãy một lần trải nghiệm khu chợ này nhé
 
Top