
52.000 TẤN HÀNG BIẾN MẤT: KỊCH BẢN VỤNG VỀ CỦA TECHCOMBANK HAY ÂM MƯU THÂU TÓM DOANH NGHIỆP?
(Bằng chữ: Năm mươi hai nghìn tấn hàng)
Vụ việc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vi Na Đại Việt (VINIMEX) bị khởi tố hình sự bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, căn cứ thông tin tố giác từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), đặt ra câu hỏi cốt lõi: Liệu 52.000 tấn hàng hóa có thật sự biến mất như “con voi chui lỗ kim”, hay đây là kịch bản vụng về của Techcombank dựng lên để vu khống, nhằm khống chế và thâu tóm doanh nghiệp với sự tiếp tay của những cá nhân cán bộ thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra? Vụ việc không chỉ phơi bày nguy cơ lạm dụng quyền lực và thông tin của của các tổ chức tín dụng, mà còn đe dọa niềm tin vào hệ thống tài chính và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
VINIMEX có trụ sở tại số 7-9 đường D5, khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, là một trong bốn doanh nghiệp nhập khẩu hàng đầu Việt Nam và nhà cung cấp số một tại Campuchia trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất. Từ năm 2011 đến nay, công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước lên tới hơn 343 tỷ đồng (343.630.245,849 VNĐ, tạo hàng trăm việc làm và chi hàng triệu USD cho các hoạt động cộng đồng. Được vinh danh là Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á - APEA 2023 và từng tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang đối mặt với cáo buộc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Quyết định khởi tố vụ án số 140/QĐ-CSKT-D4 ngày 24/4/2025, dựa trên tố giác của Techcombank về việc mất 52.000 tấn hàng hóa dùng làm tài sản bảo đảm (TSBĐ). Theo đơn khiếu nại gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh ngày 13/07/2025, VINIMEX khẳng định quyết định này thiếu căn cứ pháp lý, vi phạm quy trình tố tụng và mang dấu hiệu hình sự hóa một tranh chấp dân sự thuần túy, gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của công ty.
Bản chất vụ việc: Tranh chấp dân sự hay “kịch bản vu khống”?
Vụ việc xoay quanh tranh chấp liên quan đến 52.000 tấn hàng hóa làm TSBĐ trong khoản vay giữa VINIMEX và Techcombank. Hợp đồng dịch vụ quản lý giám sát TSBĐ tại cảng số 22NA 1048/QLTSBĐ-HTC (Hợp đồng 3 bên số 22), ký ngày 26/7/2022 giữa Techcombank (Bên A), VINIMEX (Bên B) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Kho vận A+ - Chi nhánh miền Nam (Bên C), quy định rõ trách nhiệm quản lý, giám sát TSBĐ thuộc về Bên C, dưới sự chỉ đạo của Techcombank. Các điều khoản chính bao gồm:
- Điều 5.2.1 và 5.2.2: Bên C chỉ được xuất/giao TSBĐ khi có văn bản yêu cầu từ Techcombank.
- Điều 5.3.1: Bên C chịu trách nhiệm giám sát số lượng và chủng loại TSBĐ.
- Điều 5.4.1: Bên C phải bồi thường thiệt hại nếu TSBĐ bị mất hoặc hư hỏng.
Biên bản kiểm kê ngày 5/3/2024 tại Cụm kho cảng Cái Mép/Phú Mỹ, ký bởi đại diện ba bên, xác nhận tồn kho 55.329,34 tấn, trong đó 51.814,34 tấn tại kho Việt Thắng Long (PWT). Tuy nhiên, đến ngày 10/4/2024, biên bản kiểm kê (không có chữ ký ba bên) ghi nhận 51.863,35 tấn. Ngày 7/5/2024, Techcombank thông báo mất hơn 60.000 tấn, nhưng sau đó tố giác VINIMEX làm mất khoảng 52.000 tấn. Sự mâu thuẫn trong số liệu và việc thiếu chữ ký ba bên trong biên bản kiểm kê ngày 10/4/2024 đặt ra nghi vấn về tính minh bạch của tố giác. VINIMEX khẳng định, theo Hợp đồng 3 bên số 22, trách nhiệm quản lý TSBĐ thuộc về Bên C, không phải công ty, và đây là tranh chấp dân sự cần giải quyết bằng cơ chế dân sự hoặc trọng tài.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao 52.000 tấn hàng hóa có thể “biến mất” trong khi Techcombank và Bên C chịu trách nhiệm giám sát? Liệu đây có phải là một kịch bản vụng về được dựng lên để vu khống VINIMEX, nhằm gây áp lực pháp lý và mở đường cho một thương vụ thâu tóm?
Vi phạm tố tụng: Dấu hiệu tiếp tay cho kịch bản
Đơn khiếu nại của VINIMEX chỉ ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng, làm dấy lên nghi ngờ về sự tiếp tay của cơ quan điều tra:
1. Khởi tố sai chủ thể: Theo Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 175) không áp dụng cho pháp nhân thương mại. Việc khởi tố VINIMEX là trái quy định pháp luật.
2. Vi phạm thủ tục tố tụng: Quyết định khởi tố số 140/QĐ-CSKT-D4 ngày 24/4/2025 không được tống đạt hợp lệ, chỉ được thông báo qua văn bản số 5335K/TB-CSKT-D4 vào ngày 10/6/2025, sau 45 ngày, vi phạm quyền được biết và tự bào chữa của công ty.
3. Thiếu minh bạch trong điều tra: Các buổi làm việc ngày 10/6/2025 và 24/6/2025 không có biên bản làm việc hoặc biên nhận tài liệu, dù công ty đã cung cấp hồ sơ theo yêu cầu, gây khó khăn trong việc đảm bảo tính minh bạch.
4. Việc khởi tố dựa trên tố giác của Techcombank, trong khi tranh chấp rõ ràng thuộc phạm vi dân sự, đi ngược lại Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 Bộ Chính trị yêu cầu không “Hình sự hóa” các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự; không dùng biện pháp hành chính để can thiệp, giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế theo quy định.
Những vi phạm này, kết hợp với sự mâu thuẫn trong số liệu kiểm kê, làm dấy lên nghi vấn về một kịch bản được dựng sẵn để truy bức VINIMEX, với sự tiếp tay từ các lỗ hổng trong hoạt động tố tụng.
Mối nguy từ quyền lực thông tin của ngân hàng
Mối nguy hiểm thực sự nằm ở đây, và nó đang đe dọa từng doanh nghiệp: Ngân hàng không chỉ là đối tác tài chính, họ là "người giữ chìa khóa" của mọi bí mật kinh doanh. Họ nắm giữ toàn bộ thông tin tài chính nhạy cảm nhất: từ dòng tiền, tài sản, các khoản vay, hợp đồng, đối tác, đến chiến lược kinh doanh, thậm chí cả những điểm yếu nhất của doanh nghiệp. Khi một tổ chức tài chính, đã được doanh nghiệp đặt trọn niềm tin, lại lợi dụng chính những thông tin đó để trục lợi, để truy bức, đe dọa và hình sự hóa một quan hệ kinh tế thuần túy, đó là sự phản bội niềm tin tột cùng!
Trong vụ việc VINIMEX, Techcombank dù nắm rõ trách nhiệm quản lý TSBĐ thuộc về Bên C theo Hợp đồng 3 bên số 22, vẫn tố giác Vinnimex với cáo buộc hình sự. Đây không chỉ là sự vô đạo đức, mà còn là mối nguy hại nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống tín dụng. Nó phá vỡ nền tảng của lòng tin, biến quan hệ đối tác thành quan hệ đối đầu, nơi "cá lớn" có thể dùng thủ đoạn của quyền lực và thông tin để thao túng, thâu tóm "cá bé" một cách trắng trợn.
Chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Liệu vụ việc VINIMEX có gợi nhớ đến những kịch bản "thâu tóm" từng gây xôn xao dư luận, như mối quan hệ giữa Techcombank và Masan trong vụ Phúc Long? Trong trường hợp Phúc Long, Techcombank bị cáo buộc phối hợp với Masan để gây áp lực tài chính, dẫn đến việc thâu tóm doanh nghiệp này. Dù không có bằng chứng pháp lý cụ thể về hành vi sai phạm trong vụ Phúc Long, sự tương đồng với vụ VINIMEX – từ cách sử dụng thông tin nhạy cảm đến áp lực pháp lý – cho thấy một mô hình đáng lo ngại. Khi một ngân hàng có thể liên kết chặt chẽ với một tập đoàn lớn, và sau đó, các thương vụ thâu tóm diễn ra trong bối cảnh có những dấu hiệu "truy bức" doanh nghiệp, thì đây là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm. Thông tin của doanh nghiệp trong tay ngân hàng có thể trở thành vũ khí hủy diệt, biến doanh nghiệp từ đối tác thành con mồi.
Hệ lụy đối với nền kinh tế
Mối nguy này là có thật và đang rình rập! Nếu các tổ chức tài chính được phép lạm dụng quyền lực, cố tình bóp méo bản chất vụ việc để gây áp lực và thâu tóm doanh nghiệp, thì không chỉ VINIMEX, mà rất nhiều doanh nghiệp tiềm năng khác cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo. Niềm tin vào hệ thống tài chính sẽ sụp đổ, dòng vốn sẽ chùn bước, và nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đặc biệt là chủ trương "không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự". Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt dễ bị tổn thương trước các chiến thuật lạm dụng thông tin, làm suy yếu động lực tăng trưởng kinh tế.
Vụ việc VINIMEX là một sự cảnh báo cho cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý để ngăn chặn mối nguy từ sự lạm dụng thông tin “MẬT” của doanh nghiệp và chính sách bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ là khối doanh nghiệp tư nhân xương sống. Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh cần khẩn trương xác minh tính hợp pháp của Quyết định khởi tố số 140/QĐ-CSKT-D4, xem xét hủy bỏ nếu phát hiện vi phạm, và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan. Đối với doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác trong quan hệ tín dụng, đảm bảo các hợp đồng có điều khoản bảo vệ thông tin và trách nhiệm rõ ràng. Các doanh nghiệp cần đoàn kết, lên tiếng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và thúc đẩy môi trường kinh doanh minh bạch.
Vụ việc VINIMEX không chỉ là câu chuyện của một doanh nghiệp, mà là bài học cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và xã hội, chúng ta mới có thể ngăn chặn kịch bản “con voi chui lỗ kim” và xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch, công bằng, đảm bảo tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
#Techcombank #PhucLong #VINIMEX #Masan
(Bằng chữ: Năm mươi hai nghìn tấn hàng)
Vụ việc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vi Na Đại Việt (VINIMEX) bị khởi tố hình sự bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, căn cứ thông tin tố giác từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), đặt ra câu hỏi cốt lõi: Liệu 52.000 tấn hàng hóa có thật sự biến mất như “con voi chui lỗ kim”, hay đây là kịch bản vụng về của Techcombank dựng lên để vu khống, nhằm khống chế và thâu tóm doanh nghiệp với sự tiếp tay của những cá nhân cán bộ thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra? Vụ việc không chỉ phơi bày nguy cơ lạm dụng quyền lực và thông tin của của các tổ chức tín dụng, mà còn đe dọa niềm tin vào hệ thống tài chính và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
VINIMEX có trụ sở tại số 7-9 đường D5, khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, là một trong bốn doanh nghiệp nhập khẩu hàng đầu Việt Nam và nhà cung cấp số một tại Campuchia trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất. Từ năm 2011 đến nay, công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước lên tới hơn 343 tỷ đồng (343.630.245,849 VNĐ, tạo hàng trăm việc làm và chi hàng triệu USD cho các hoạt động cộng đồng. Được vinh danh là Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á - APEA 2023 và từng tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang đối mặt với cáo buộc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Quyết định khởi tố vụ án số 140/QĐ-CSKT-D4 ngày 24/4/2025, dựa trên tố giác của Techcombank về việc mất 52.000 tấn hàng hóa dùng làm tài sản bảo đảm (TSBĐ). Theo đơn khiếu nại gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh ngày 13/07/2025, VINIMEX khẳng định quyết định này thiếu căn cứ pháp lý, vi phạm quy trình tố tụng và mang dấu hiệu hình sự hóa một tranh chấp dân sự thuần túy, gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của công ty.
Bản chất vụ việc: Tranh chấp dân sự hay “kịch bản vu khống”?
Vụ việc xoay quanh tranh chấp liên quan đến 52.000 tấn hàng hóa làm TSBĐ trong khoản vay giữa VINIMEX và Techcombank. Hợp đồng dịch vụ quản lý giám sát TSBĐ tại cảng số 22NA 1048/QLTSBĐ-HTC (Hợp đồng 3 bên số 22), ký ngày 26/7/2022 giữa Techcombank (Bên A), VINIMEX (Bên B) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Kho vận A+ - Chi nhánh miền Nam (Bên C), quy định rõ trách nhiệm quản lý, giám sát TSBĐ thuộc về Bên C, dưới sự chỉ đạo của Techcombank. Các điều khoản chính bao gồm:
- Điều 5.2.1 và 5.2.2: Bên C chỉ được xuất/giao TSBĐ khi có văn bản yêu cầu từ Techcombank.
- Điều 5.3.1: Bên C chịu trách nhiệm giám sát số lượng và chủng loại TSBĐ.
- Điều 5.4.1: Bên C phải bồi thường thiệt hại nếu TSBĐ bị mất hoặc hư hỏng.
Biên bản kiểm kê ngày 5/3/2024 tại Cụm kho cảng Cái Mép/Phú Mỹ, ký bởi đại diện ba bên, xác nhận tồn kho 55.329,34 tấn, trong đó 51.814,34 tấn tại kho Việt Thắng Long (PWT). Tuy nhiên, đến ngày 10/4/2024, biên bản kiểm kê (không có chữ ký ba bên) ghi nhận 51.863,35 tấn. Ngày 7/5/2024, Techcombank thông báo mất hơn 60.000 tấn, nhưng sau đó tố giác VINIMEX làm mất khoảng 52.000 tấn. Sự mâu thuẫn trong số liệu và việc thiếu chữ ký ba bên trong biên bản kiểm kê ngày 10/4/2024 đặt ra nghi vấn về tính minh bạch của tố giác. VINIMEX khẳng định, theo Hợp đồng 3 bên số 22, trách nhiệm quản lý TSBĐ thuộc về Bên C, không phải công ty, và đây là tranh chấp dân sự cần giải quyết bằng cơ chế dân sự hoặc trọng tài.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao 52.000 tấn hàng hóa có thể “biến mất” trong khi Techcombank và Bên C chịu trách nhiệm giám sát? Liệu đây có phải là một kịch bản vụng về được dựng lên để vu khống VINIMEX, nhằm gây áp lực pháp lý và mở đường cho một thương vụ thâu tóm?
Vi phạm tố tụng: Dấu hiệu tiếp tay cho kịch bản
Đơn khiếu nại của VINIMEX chỉ ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng, làm dấy lên nghi ngờ về sự tiếp tay của cơ quan điều tra:
1. Khởi tố sai chủ thể: Theo Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 175) không áp dụng cho pháp nhân thương mại. Việc khởi tố VINIMEX là trái quy định pháp luật.
2. Vi phạm thủ tục tố tụng: Quyết định khởi tố số 140/QĐ-CSKT-D4 ngày 24/4/2025 không được tống đạt hợp lệ, chỉ được thông báo qua văn bản số 5335K/TB-CSKT-D4 vào ngày 10/6/2025, sau 45 ngày, vi phạm quyền được biết và tự bào chữa của công ty.
3. Thiếu minh bạch trong điều tra: Các buổi làm việc ngày 10/6/2025 và 24/6/2025 không có biên bản làm việc hoặc biên nhận tài liệu, dù công ty đã cung cấp hồ sơ theo yêu cầu, gây khó khăn trong việc đảm bảo tính minh bạch.
4. Việc khởi tố dựa trên tố giác của Techcombank, trong khi tranh chấp rõ ràng thuộc phạm vi dân sự, đi ngược lại Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 Bộ Chính trị yêu cầu không “Hình sự hóa” các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự; không dùng biện pháp hành chính để can thiệp, giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế theo quy định.
Những vi phạm này, kết hợp với sự mâu thuẫn trong số liệu kiểm kê, làm dấy lên nghi vấn về một kịch bản được dựng sẵn để truy bức VINIMEX, với sự tiếp tay từ các lỗ hổng trong hoạt động tố tụng.
Mối nguy từ quyền lực thông tin của ngân hàng
Mối nguy hiểm thực sự nằm ở đây, và nó đang đe dọa từng doanh nghiệp: Ngân hàng không chỉ là đối tác tài chính, họ là "người giữ chìa khóa" của mọi bí mật kinh doanh. Họ nắm giữ toàn bộ thông tin tài chính nhạy cảm nhất: từ dòng tiền, tài sản, các khoản vay, hợp đồng, đối tác, đến chiến lược kinh doanh, thậm chí cả những điểm yếu nhất của doanh nghiệp. Khi một tổ chức tài chính, đã được doanh nghiệp đặt trọn niềm tin, lại lợi dụng chính những thông tin đó để trục lợi, để truy bức, đe dọa và hình sự hóa một quan hệ kinh tế thuần túy, đó là sự phản bội niềm tin tột cùng!
Trong vụ việc VINIMEX, Techcombank dù nắm rõ trách nhiệm quản lý TSBĐ thuộc về Bên C theo Hợp đồng 3 bên số 22, vẫn tố giác Vinnimex với cáo buộc hình sự. Đây không chỉ là sự vô đạo đức, mà còn là mối nguy hại nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống tín dụng. Nó phá vỡ nền tảng của lòng tin, biến quan hệ đối tác thành quan hệ đối đầu, nơi "cá lớn" có thể dùng thủ đoạn của quyền lực và thông tin để thao túng, thâu tóm "cá bé" một cách trắng trợn.
Chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Liệu vụ việc VINIMEX có gợi nhớ đến những kịch bản "thâu tóm" từng gây xôn xao dư luận, như mối quan hệ giữa Techcombank và Masan trong vụ Phúc Long? Trong trường hợp Phúc Long, Techcombank bị cáo buộc phối hợp với Masan để gây áp lực tài chính, dẫn đến việc thâu tóm doanh nghiệp này. Dù không có bằng chứng pháp lý cụ thể về hành vi sai phạm trong vụ Phúc Long, sự tương đồng với vụ VINIMEX – từ cách sử dụng thông tin nhạy cảm đến áp lực pháp lý – cho thấy một mô hình đáng lo ngại. Khi một ngân hàng có thể liên kết chặt chẽ với một tập đoàn lớn, và sau đó, các thương vụ thâu tóm diễn ra trong bối cảnh có những dấu hiệu "truy bức" doanh nghiệp, thì đây là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm. Thông tin của doanh nghiệp trong tay ngân hàng có thể trở thành vũ khí hủy diệt, biến doanh nghiệp từ đối tác thành con mồi.
Hệ lụy đối với nền kinh tế
Mối nguy này là có thật và đang rình rập! Nếu các tổ chức tài chính được phép lạm dụng quyền lực, cố tình bóp méo bản chất vụ việc để gây áp lực và thâu tóm doanh nghiệp, thì không chỉ VINIMEX, mà rất nhiều doanh nghiệp tiềm năng khác cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo. Niềm tin vào hệ thống tài chính sẽ sụp đổ, dòng vốn sẽ chùn bước, và nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đặc biệt là chủ trương "không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự". Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt dễ bị tổn thương trước các chiến thuật lạm dụng thông tin, làm suy yếu động lực tăng trưởng kinh tế.
Vụ việc VINIMEX là một sự cảnh báo cho cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý để ngăn chặn mối nguy từ sự lạm dụng thông tin “MẬT” của doanh nghiệp và chính sách bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ là khối doanh nghiệp tư nhân xương sống. Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh cần khẩn trương xác minh tính hợp pháp của Quyết định khởi tố số 140/QĐ-CSKT-D4, xem xét hủy bỏ nếu phát hiện vi phạm, và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan. Đối với doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác trong quan hệ tín dụng, đảm bảo các hợp đồng có điều khoản bảo vệ thông tin và trách nhiệm rõ ràng. Các doanh nghiệp cần đoàn kết, lên tiếng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và thúc đẩy môi trường kinh doanh minh bạch.
Vụ việc VINIMEX không chỉ là câu chuyện của một doanh nghiệp, mà là bài học cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và xã hội, chúng ta mới có thể ngăn chặn kịch bản “con voi chui lỗ kim” và xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch, công bằng, đảm bảo tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
#Techcombank #PhucLong #VINIMEX #Masan