ditthangbanh
Thần điêu đại bịp

Năm 1965, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm khoảng 50 ngôi mộ cổ tại Hồ Bắc được cho là của các gia đình quý tộc thời Xuân Thu - Chiến Quốc (Khoảng từ 722 - 221 trước Công nguyên). Căn cứ vào địa giới thì đây là phạm vị của nước Sở khi đó. Tuy nhiên tất cả phải ngỡ ngàng trước một báu vật bất tử, đó chính là thanh kiếm của nước Việt ( Ư Việt).
Căn cứ theo các chữ khảm trên kiếm "Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm" (越王勾践自作用剑) thì nó chính là kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dài khoảng 55,7 cm, với lưỡi kiếm rộng khoảng 4,6 cm và cán dài khoảng 8,4 cm. Trọng lượng ước tính vào khoảng 870 gram. Thanh kiếm được chế tác từ hợp kim đồng-thiếc, nổi bật với độ sắc bén vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 2.300 năm, có thể cắt giấy dễ dàng. Bề mặt kiếm được trang trí tinh xảo với hoa văn hình thoi và các đường khắc đối xứng, phủ một lớp chống gỉ đặc biệt, cho thấy kỹ thuật luyện kim và chạm khắc cực kỳ tinh vi của thời Xuân Thu. Dòng chữ triện tám ký tự "Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm" được khảm chính xác, thể hiện sự tỉ mỉ và đẳng cấp của nghệ nhân.
Thanh kiếm vô tình cứa đứt tay một nhà khảo cổ. Và thí nghiệm chặt đứt 16 trang giấy 1 nhát khiến mọi người kinh ngạc về trình độ luyện kim của người thời đó.
Có thể nói nghệ nhân chế tạo ra thanh kiếm này chắc là thằng cha nào từ tương lai xuyên không về. Vừa chế tạo vừa giúp bảo quản.
Căn cứ theo các chữ khảm trên kiếm "Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm" (越王勾践自作用剑) thì nó chính là kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dài khoảng 55,7 cm, với lưỡi kiếm rộng khoảng 4,6 cm và cán dài khoảng 8,4 cm. Trọng lượng ước tính vào khoảng 870 gram. Thanh kiếm được chế tác từ hợp kim đồng-thiếc, nổi bật với độ sắc bén vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 2.300 năm, có thể cắt giấy dễ dàng. Bề mặt kiếm được trang trí tinh xảo với hoa văn hình thoi và các đường khắc đối xứng, phủ một lớp chống gỉ đặc biệt, cho thấy kỹ thuật luyện kim và chạm khắc cực kỳ tinh vi của thời Xuân Thu. Dòng chữ triện tám ký tự "Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm" được khảm chính xác, thể hiện sự tỉ mỉ và đẳng cấp của nghệ nhân.
Thanh kiếm vô tình cứa đứt tay một nhà khảo cổ. Và thí nghiệm chặt đứt 16 trang giấy 1 nhát khiến mọi người kinh ngạc về trình độ luyện kim của người thời đó.
Có thể nói nghệ nhân chế tạo ra thanh kiếm này chắc là thằng cha nào từ tương lai xuyên không về. Vừa chế tạo vừa giúp bảo quản.
