THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO BỎ ROOM TÍN DỤNG, MẤY THẰNG NGÂN HÀNG MUỐN CHO VAY THẾ NÀO THÌ KỆ MẸ MÀI, MIỄN SAO ĐẠT 8% LÀ ĐƯỢC

tungdo5205

Súng hết đạn
Spain

Thủ tướng yêu cầu sớm bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng​

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng, thay vào đó cần theo cơ chế thị trường.

Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, chiều 3/7.

Theo đó, ông đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm gỡ bỏ công cụ hành chính trong điều hành tín dụng qua giao chỉ tiêu hạn mức cho từng nhà băng. Thay vào đó, cơ quan này cần chuyển việc điều hành theo cơ chế thị trường và xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn tín dụng. Việc này cần báo cáo Thủ tướng trong tháng 7.

Cơ chế giao chỉ tiêu tín dụng (hạn mức tín dụng) đã được Ngân hàng Nhà nước duy trì suốt chục năm qua, là công cụ để cơ quan này kiểm soát chất lượng cho vay cũng như phục vụ các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như lãi suất, cung tiền và lạm phát. Nhưng hiện công cụ này bị "chê" là tạo cơ chế xin - cho, một số trường hợp khiến người vay không thể tiếp cận tín dụng nếu nhà băng không còn "quota".

Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng. Năm ngoái, cơ quan điều hành đã bỏ "room" tín dụng với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với các tổ chức tín dụng còn lại, họ rà soát để từng bước dỡ bỏ hạn mức này.

Song, Ngân hàng Nhà nước lo ngại việc bỏ hẳn cơ chế hạn mức tín dụng hàng năm có thể khiến hệ thống quay lại cuộc đua tăng lãi suất huy động, cho vay và nợ xấu cao như trước 2011.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại họp Chính phủ, ngày 3/7. Ảnh: VGP


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại họp Chính phủ, ngày 3/7. Ảnh: VGP

Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8%, tạo đà cho mức hai con số những năm tiếp theo. Tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng khoảng 16%, tăng 0,92 điểm phần trăm so với thực hiện năm ngoái. Việc này để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân, góp phấn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng. Mức này tăng 8,3% so với cuối năm ngoái và18,87% cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất hai năm.


Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất. Hiện mức lãi cho vay bình quân ở mức 6,38% một năm, giảm khoảng 0,6% so với cuối 2024.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đảm bảo mức tăng trưởng hợp lý (16%). Ngoài ra, cơ quan này cũng cần chỉ đạo các nhà băng hạ lãi suất cho vay. Họ được giao nhiệm vụ giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và trình Nghị định 24 sửa đổi về quản lý thị trường vàng trong tháng 7.

Ngoài ngành ngân hàng, để đạt mục tiêu tăng trưởng, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương huy động tổng đầu tư toàn xã hội, mục tiêu tăng 11-12% so với năm 2024. Các cơ quan phải đảm bảo giải ngân 100% vốn đầu tư công, và xây 100.000 căn nhà ở xã hội trước 31/12.

Ngày 2/7, hai đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ thống nhất Tuyên bố chung hai nước về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khẳng định quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước và trao đổi một số phương hướng tăng hợp tác trong các lĩnh vực, nhất là khoa học công nghệ cao.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ ngành chủ động, linh hoạt giải pháp thích ứng với chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Đồng thời, theo Thủ tướng, Việt Nam cần coi đây là cơ hội tái cơ cấu, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng đa dạng thị trường và chuỗi cung ứng.
 

Có thể bạn quan tâm

Top