Don Jong Un
Xamer mới lớn


Tô Lâm và Phan Văn Giang (QĐND)
Hiện nay Tô Lâm chỉ cần nắm quân đội thì xem như mọi thế lực đều phải nằm dưới chân Tô Lâm. Nhóm Hưng Yên đến đâu là gây ảnh hưởng mạnh đến đấy nhờ Tô Lâm và các đồng hương Hưng Yên trong Bộ Công an.
Chỉ riêng trong quân đội, Tô Lâm vẫn chưa thể nào làm chủ cuộc chơi. Hiện nay phe Phan Văn Giang đang thắng thế với chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ sau và ghế Bộ trưởng nhiệm kỳ sau được dành riêng cho đàn em – Nguyễn Tân Cương.
Từ Tháng 10 năm 2024, Nguyễn Tân Cương đã được thăng hàm Đại tướng, xem như đây là bước chuẩn bị để nắm ghế Bộ trưởng. Hồi Tháng Tư vừa qua, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 đã cơ bản chốt danh sách 6 Ủy viên Bộ Chính trị mới, trong đó có Nguyễn Tân Cương. Xem như đường quan lộ của Nguyễn Tân Cương đang băng băng về đích thì ngày 14 Tháng Bảy, ông Trịnh Văn Quyết được thăng hàm đại tướng. Sân chơi tranh ghế Bộ trưởng đang một người một ngựa dành cho Nguyễn Tân Cương thì bỗng xuất hiện Trịnh Văn Quyết. Giờ đây, Nguyễn Tân Cương lại có đối thủ mới.
Trịnh Văn Quyết từng được Lương Cường nâng đỡ và là người được Lương Cường chọn thay thế ông trong Tổng cục Chính trị. Tuy nhiên, thông tin nội bộ cho biết, Trịnh Văn Quyết là người thức thời, thấy Lương Cường không đủ mạnh nên nghiêng về Tô Lâm. Đây là sự kết hợp đôi bên cùng có lợi. Liên minh này giúp Tô Lâm hạ được phe Lương Cường trong quân đội và đồng thời cũng giúp cho ông có nhiều chọn lựa trong chiến thuật giành lấy quyền lực với nhóm Phan Văn Giang.
Ngày 16 Tháng Tám 2024, Tô Lâm đã cho bầu bổ sung Trịnh Văn Quyết vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII. Xem như kể từ đó, Trịnh Văn Quyết là một bộ phận của hệ sinh thái quyền lực của Tô Lâm.
Ông Trịnh Văn Quyết, 59 tuổi là người Thanh Quang, Thanh Hà, Hải Dương. Nay thuộc Thành phố hải Phòng. Trong quá khứ, Trịnh Văn Quyết và Tô Lâm từng là đồng hương. Bởi tỉnh Hải Hưng trước đây chính là Hải Dương và Hưng Yên ngày nay.
Trịnh Văn quyết được xem là phương án 3 của Tô Lâm trong quân đội. Phương án 1 là Hoàng Xuân Chiến, Phương án 2 là Nguyễn Hồng Thái. Tuy nhiên, cả 2 tướng người Hưng Yên này đều không đủ lực đấu với Nguyễn Tân Cương.
Việc thăng hàm đại tướng cho Trịnh Văn Quyết, Tô Lâm mới chỉ thực hiện bước đầu tiên. Còn nhiều bước nữa, trong đó quan trọng nhất là làm cách nào để ép cho Bộ Chính trị chấp nhận Trịnh Văn Quyết gia nhập bộ siêu quyền lực này, thì khi đó Trịnh Văn Quyết mới được xem là “đồng hạng cân” với Nguyễn Tân Cương.
Nhiệm kỳ 2016-2021, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Ngô Xuân Lịch. Ông Ngô Xuân Lịch xuất thân từ vị trí Tổng cục Chính trị. Còn ông Phan Văn Giang đi lên từ Bộ Tổng tham mưu. Nếu nói chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng là sự luân phiên giữa Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị thì lẽ ra năm sau Trịnh Văn Quyết làm Bộ trưởng mới đúng. Tuy nhiên, hiện nay Nguyễn Tân Cương vẫn là người có lợi thế hơn Trịnh Văn Quyết.
Các phe phái khác đang lo ngại Tô Lâm nắm luôn quân đội. Cho nên tất cả các phe đều muốn Nguyễn Tân Cương giữ thế thượng phong trước Trịnh Văn Quyết.
Trường hợp Trịnh Văn Quyết với Tô Lâm không thể xem như trường hợp Hoàng Xuân Chiến. Hoàng Xuân Chiến dễ điều khiển, còn Trịnh Văn Quyết với Tô Lâm giống với liên minh hơn là một nhóm thống nhất. Vậy nên, Trịnh Văn Quyết nếu dựa vào Tô Lâm mà vượt qua được Nguyễn Tân Cương thì đây lại là một dấu hỏi to tướng. Liệu Tô Lâm có điều khiển được Trịnh Văn quyết?
Xem ra quân đội là vùng đất đang tranh nhau khốc liệt nhất lúc này. Phan Văn Giang không muốn mất kiểm soát và Tô Lâm cũng thế. Tô Lâm cầm kiểm soát quân đội để được mảnh ghép cuối cùng ghép vào bộ máy quyền lực của ông.
Phan Văn Giang trông cậy vào Nguyễn Tân Cương, Tô Lâm trông cậy vào Trịnh Văn Quyết và họ đang chuẩn bị quyết đấu với nhau. Hãy đợi xem!