Trâu Lái Xe hãm hiếp gãy xương vai người phụ nữ ngoài đường : Xử lý ra sao?

Con trâu đực nặng hơn 300 kg xổng chuồng húc người phụ nữ đi xe máy ở Thanh Hoá, khiến nạn nhân gãy xương vai.

BackwardTạm dừngForward
Thời gian hiện tại 0:09
/
Duration 0:22

Toàn màn hình
Bật âm thanh

CLIP: Trâu xổng chuồng húc gãy xương vai người phụ nữ.

Con trâu đực nặng hơn 300 kg xổng chuồng vừa tấn công một phụ nữ chạy xe máy ở Thanh Hóa khiến nạn nhân gãy xương vai.

Hơn 9 giờ 30 sáng 14-7, người dân ở tiểu khu Đông Hòa, xã Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá phát hiện con trâu đực đi lang thang trên đường. Khi thấy người phụ nữ điều khiển xe máy từ hướng đối diện, trâu bất ngờ chồm lên húc thẳng vào xe khiến người và trâu ngã ra đường.



Khi người phụ nữ nhổm dậy thì trâu tiếp tục tấn công vào mạn sườn. Sau khi hai người đàn ông xuất hiện xua đuổi, trâu bỏ đi.

Thông tin ban đầu từ UBND xã Nông Cống cho hay người phụ nữ bị gãy xương vai. Con trâu được một gia đình ở tiểu khu Đông Hòa vừa mua về, nhốt trong chuồng. Tuy nhiên không may xổng chuồng.

Trâu xổng chuồng, chủ phải chịu trách nhiệm

Về pháp lý, luật sư Đào Thị Bích Liên (Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự), cho biết theo điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do con vật gây ra.

Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm dân sự, quy định tại điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.

Còn với thiệt hại về sức khỏe, căn cứ điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu vật nuôi phải bồi thường các khoản chi phí gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;... việc bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận. Hoặc nếu không được thì người bị hại có quyền khởi kiện ra Toà án.

Bên cạnh đó, nếu hành vi vô ý gây thương tích cho nạn nhân mà hậu quả thương tích của nạn nhân từ 31% trở lên thì người có lỗi vô ý cũng có thể bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Do người quản lý chủ vật nuôi trâu không phòng ngừa hậu quả (chuồng trâu không an toàn, trâu có dấu hiệu hung hãn); có hành vi thiếu trách nhiệm nghiêm trọng, không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vật nuôi. Hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe nghiêm trọng cho người tham gia giao thông đường bộ.
 

Có thể bạn quan tâm

Top