Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Sức mạnh của đoàn kết”, công bố ngày 29/6, đã gợi mở trong tôi những suy nghĩ và cảm xúc mạnh mẽ. Những ngày này đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình mang tính cách mạng: sắp xếp đơn vị hành chính, tái thiết lập không gian phát triển quốc gia.

Là người làm công tác lập pháp, đồng thời cũng là người con sinh ra ở một miền quê được sắp xếp lần này, tôi hiểu rất rõ rằng việc sáp nhập địa giới hành chính sẽ mở ra bước chuyển lịch sử, và cũng đặt ra những thách thức không nhỏ: tâm lý cục bộ địa phương, tình cảm gắn bó với quê hương, băn khoăn về tên gọi mới, về trụ sở, về nhân sự, về phân bổ nguồn lực...
Nhưng hơn ai hết, tôi tin rằng: sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn trước mắt để đồng lòng hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc. Mỗi người một miền quê nhưng “vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc”. Bản thân tôi đã từng trải qua cảm nhận sâu sắc này khi còn du học ở Anh. Đó là một buổi chiều đầu đông se lạnh tại ga tàu điện ngầm King’s Cross ở London, khi lần đầu tiên sau nhiều ngày tôi được nghe tiếng Việt cất lên giữa không gian xứ lạ. Khoảnh khắc ấy, tôi như nghẹn lại. Tôi nhận ra rằng, quê hương không còn chỉ là Việt Trì hay Phú Thọ của tôi – mà là cả đất nước Việt Nam.
Lúc ấy, sự hiện diện của một đồng bào nơi xứ người khiến trái tim tôi ấm lại. Chúng tôi không quen biết, nhưng cảm giác thân thuộc như gặp người thân. Cộng đồng người Việt tại Anh đã giúp tôi và nhiều bạn trẻ nhanh chóng vượt qua cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ. Tình đồng chí, tình đồng bào, những bữa cơm chung, những bó rau muống hay một lá thư tay từ quê nhà đều trở thành chất keo gắn kết, tiếp thêm sức mạnh. Đó là lúc tôi thấm thía sâu sắc thế nào là đoàn kết – không phải khẩu hiệu, mà là một sức mạnh sống còn.
Tổng Bí thư Tô Lâm (Ảnh: Phạm Thắng).
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, sức mạnh ấy luôn là cội nguồn làm nên những chiến thắng và thành tựu vĩ đại. Từ chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… cho đến Cách mạng tháng Tám 1945, Điện Biên Phủ và Đại thắng Mùa xuân 1975 – tất cả đều được hun đúc từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm viết: “Đoàn kết là chiến lược xuyên suốt của Đảng”. Và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều đó: khi dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Bài học lịch sử vẫn luôn còn nguyên giá trị.
Chúng ta đang trong một cuộc cách mạng – sắp xếp lại các đơn vị hành chính để tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, hướng tới mô hình quản trị hiện đại. Mục tiêu là rõ ràng: đưa chính quyền đến gần dân hơn, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện để mỗi địa phương chủ động, sáng tạo và phát triển bền vững. Nhưng kèm theo đó là rất nhiều vấn đề cần giải quyết: sắp xếp nhân sự, trụ sở, tài chính, cơ chế phối hợp và hơn hết là tâm lý người dân.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chưa bao giờ yêu cầu “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong bộ máy của hệ thống chính trị lại quan trọng như lúc này”. Đúng như vậy, nếu không có sự đồng thuận từ Trung ương đến cơ sở, nếu đâu đó thiếu đi sự chia sẻ, cảm thông, tinh thần trách nhiệm và niềm tin mạnh mẽ, công cuộc cải cách sẽ khó đạt được kết quả toàn diện như chúng ta mong muốn.
Tôi tin rằng, người dân Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn, miền núi hay đồng bằng – đều có chung một tấm lòng với đất nước. Khi được giải thích thấu đáo, khi thấy rõ lợi ích lâu dài, người dân sẽ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích quốc gia. Vấn đề là chúng ta – những người hoạch định chính sách, những người thực thi – phải thực sự cầu thị, minh bạch, công tâm, và luôn đặt lợi ích nhân dân, đất nước lên hàng đầu.
Tôi hoàn toàn đồng tình với thông điệp trong bài viết của Tổng Bí thư: “Không có vũ khí nào lợi hại và hiệu quả hơn sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của toàn dân”. Đó không chỉ là chân lý, mà còn là lời nhắc nhở, lời hiệu triệu cho tất cả chúng ta trong giai đoạn này.
Là người trực tiếp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tôi luôn tâm niệm rằng: cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các địa phương sau sáp nhập; cần tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng vùng, từng miền; cần lắng nghe tiếng nói của người dân để bảo đảm sự công bằng, hài hòa lợi ích. Và trên tất cả, cần phát huy tinh thần đoàn kết – không chỉ trong Đảng mà trong toàn xã hội.
Tôi tin rằng, nếu chúng ta cùng nhìn về một hướng, cùng đồng lòng vì mục tiêu phát triển đất nước, thì không gì là không thể. Cuộc cách mạng lần này sẽ đặt nền tảng cho bước chuyển chiến lược để Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phồn vinh, thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Hơn hai mươi năm trước, tôi nhận ra quê hương là Tổ quốc Việt Nam chứ không chỉ một miền quê cụ thể. Hôm nay, tôi tin rằng – với tinh thần đại đoàn kết – cả dân tộc chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một quê hương Việt Nam ngày càng giàu mạnh, hùng cường và văn minh hơn.
Tác giả: PGS.TS Bùi Hoài Sơn là thạc sĩ chuyên ngành quản lý di sản và nghệ thuật tại Đại học Bắc London (University of North London); tiến sĩ quản lý văn hóa tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội.

Là người làm công tác lập pháp, đồng thời cũng là người con sinh ra ở một miền quê được sắp xếp lần này, tôi hiểu rất rõ rằng việc sáp nhập địa giới hành chính sẽ mở ra bước chuyển lịch sử, và cũng đặt ra những thách thức không nhỏ: tâm lý cục bộ địa phương, tình cảm gắn bó với quê hương, băn khoăn về tên gọi mới, về trụ sở, về nhân sự, về phân bổ nguồn lực...
Nhưng hơn ai hết, tôi tin rằng: sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn trước mắt để đồng lòng hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc. Mỗi người một miền quê nhưng “vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc”. Bản thân tôi đã từng trải qua cảm nhận sâu sắc này khi còn du học ở Anh. Đó là một buổi chiều đầu đông se lạnh tại ga tàu điện ngầm King’s Cross ở London, khi lần đầu tiên sau nhiều ngày tôi được nghe tiếng Việt cất lên giữa không gian xứ lạ. Khoảnh khắc ấy, tôi như nghẹn lại. Tôi nhận ra rằng, quê hương không còn chỉ là Việt Trì hay Phú Thọ của tôi – mà là cả đất nước Việt Nam.
Lúc ấy, sự hiện diện của một đồng bào nơi xứ người khiến trái tim tôi ấm lại. Chúng tôi không quen biết, nhưng cảm giác thân thuộc như gặp người thân. Cộng đồng người Việt tại Anh đã giúp tôi và nhiều bạn trẻ nhanh chóng vượt qua cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ. Tình đồng chí, tình đồng bào, những bữa cơm chung, những bó rau muống hay một lá thư tay từ quê nhà đều trở thành chất keo gắn kết, tiếp thêm sức mạnh. Đó là lúc tôi thấm thía sâu sắc thế nào là đoàn kết – không phải khẩu hiệu, mà là một sức mạnh sống còn.

Tổng Bí thư Tô Lâm (Ảnh: Phạm Thắng).
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, sức mạnh ấy luôn là cội nguồn làm nên những chiến thắng và thành tựu vĩ đại. Từ chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… cho đến Cách mạng tháng Tám 1945, Điện Biên Phủ và Đại thắng Mùa xuân 1975 – tất cả đều được hun đúc từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm viết: “Đoàn kết là chiến lược xuyên suốt của Đảng”. Và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều đó: khi dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Bài học lịch sử vẫn luôn còn nguyên giá trị.
Chúng ta đang trong một cuộc cách mạng – sắp xếp lại các đơn vị hành chính để tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, hướng tới mô hình quản trị hiện đại. Mục tiêu là rõ ràng: đưa chính quyền đến gần dân hơn, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện để mỗi địa phương chủ động, sáng tạo và phát triển bền vững. Nhưng kèm theo đó là rất nhiều vấn đề cần giải quyết: sắp xếp nhân sự, trụ sở, tài chính, cơ chế phối hợp và hơn hết là tâm lý người dân.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chưa bao giờ yêu cầu “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong bộ máy của hệ thống chính trị lại quan trọng như lúc này”. Đúng như vậy, nếu không có sự đồng thuận từ Trung ương đến cơ sở, nếu đâu đó thiếu đi sự chia sẻ, cảm thông, tinh thần trách nhiệm và niềm tin mạnh mẽ, công cuộc cải cách sẽ khó đạt được kết quả toàn diện như chúng ta mong muốn.
Tôi tin rằng, người dân Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn, miền núi hay đồng bằng – đều có chung một tấm lòng với đất nước. Khi được giải thích thấu đáo, khi thấy rõ lợi ích lâu dài, người dân sẽ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích quốc gia. Vấn đề là chúng ta – những người hoạch định chính sách, những người thực thi – phải thực sự cầu thị, minh bạch, công tâm, và luôn đặt lợi ích nhân dân, đất nước lên hàng đầu.
Tôi hoàn toàn đồng tình với thông điệp trong bài viết của Tổng Bí thư: “Không có vũ khí nào lợi hại và hiệu quả hơn sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của toàn dân”. Đó không chỉ là chân lý, mà còn là lời nhắc nhở, lời hiệu triệu cho tất cả chúng ta trong giai đoạn này.
Là người trực tiếp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tôi luôn tâm niệm rằng: cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các địa phương sau sáp nhập; cần tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng vùng, từng miền; cần lắng nghe tiếng nói của người dân để bảo đảm sự công bằng, hài hòa lợi ích. Và trên tất cả, cần phát huy tinh thần đoàn kết – không chỉ trong Đảng mà trong toàn xã hội.
Tôi tin rằng, nếu chúng ta cùng nhìn về một hướng, cùng đồng lòng vì mục tiêu phát triển đất nước, thì không gì là không thể. Cuộc cách mạng lần này sẽ đặt nền tảng cho bước chuyển chiến lược để Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phồn vinh, thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Hơn hai mươi năm trước, tôi nhận ra quê hương là Tổ quốc Việt Nam chứ không chỉ một miền quê cụ thể. Hôm nay, tôi tin rằng – với tinh thần đại đoàn kết – cả dân tộc chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một quê hương Việt Nam ngày càng giàu mạnh, hùng cường và văn minh hơn.
Tác giả: PGS.TS Bùi Hoài Sơn là thạc sĩ chuyên ngành quản lý di sản và nghệ thuật tại Đại học Bắc London (University of North London); tiến sĩ quản lý văn hóa tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội.