Xamer hiến kế cho bác chủ tịch Cần Thơ để kiếm 50 triệu: Chỉ cần rút cạn nước ở các hồ, kênh rạch là hết ngập

Một người dân hiến kế: Chỉ cần rút cạn nước ở các hồ, kênh rạch nội ô, TP.Cần Thơ sẽ không còn ngập​



Đây là hiến kế của người dân gửi đến Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Văn Lâu. Người hiến kế cho rằng việc rút cạn nước ở các hồ và kênh rạch, đặc biệt là các hồ lớn trong nội ô TP.Cần Thơ là giải pháp chống ngập một cách khoa học, tiết kiệm và khả thi.

Một người dân ở phường Ninh Kiều vừa có văn bản gửi đến Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Văn Lâu nói về hiến kế chống ngập nội ô thành phố.

203549chong-ngap-2031.jpg
Người dân hiến kế gửi đến Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Văn Lâu cho rằng việc rút cạn nước ở các hồ và kênh rạch, đặc biệt là các hồ lớn trong nội ô là giải pháp chống ngập một cách khoa học, tiết kiệm và khả thi. Ảnh: H.X
Theo đó, người dân cho rằng việc rút cạn nước ở các hồ và kênh rạch trong nội ô thành phố là một giải pháp khoa học, tiết kiệm và khả thi để giảm ngập.

Bởi giải pháp trên có thể làm giảm ngập cục bộ tại các điểm trũng thấp quanh khu vực hồ. Đồng thời, làm tăng khả năng hấp thu nước mưa tự nhiên, giảm áp lực cho hệ thống cống vốn đã quá tải trong thời gian qua.

Chưa dừng lại ở đó, giải pháp còn giúp tăng hiệu quả các giải pháp chống ngập phi công trình (phi truyền thống) với giải pháp công trình như nâng đường. Từ đó, góp phần cải tạo cảnh quan, giảm ô nhiễm nếu nước trong hồ được luân chuyển.

Tuy giải pháp này không yêu cầu đầu tư quá lớn như xây hầm chứa hay cống ngầm, nhưng người hiến kế nhấn mạnh rất cần quy hoạch bài bản, vận hành thông minh và phối hợp đa ngành (xây dựng – môi trường – thủy lợi – chính quyền đô thị) mới đem lại hiệu quả.

Về cách làm, người dân đề nghị trước tiên là khảo sát hiện trạng hồ trong nội ô thành phố (hồ Búng Xáng, hồ Xáng Thổi,...) và hệ thống kênh rạch, xem dung tích tối đa và hiện trạng bồi lắng, rồi kiểm tra khả năng kết nối với hệ thống thoát nước.



Kế đến là xây dựng cơ chế rút nước chủ động. Cụ thể là cuối mùa khô (tháng 3-4) hoặc tận dụng những ngày nắng không có mưa, dùng máy bơm hoặc mở cống điều tiết để rút nước trong hồ, kênh rạch xuống mức tối thiểu cho phép.

Bước cuối cùng là theo dõi lượng mưa và điều tiết mực nước trong hồ cũng như trong kênh rạch linh hoạt theo thời gian thực. Có thể áp dụng công nghệ IOT và cảm biến mực nước để theo dõi và cảnh báo.

Theo người dân, hồ chứa nước đô thị có thể được xem như những "bể chứa" tạm thời trong mùa mưa, dung tích trống của hồ càng lớn thì khả năng chứa nước mưa bất ngờ càng cao.

Thống kê từ Viện Quy hoạch đô thị và Nông nghiệp (Bộ Xây dựng) cho thấy, mỗi cm nước mưa trên 1ha diện tích đô thị tương đương 100m3 nước. Một hồ 2ha, nếu có thể trữ sâu 1m, sẽ giữ được 20.000m3 nước.

203548chong-ngap-2-2033.jpg
Hồ Búng Xáng trong nội ô TP.Cần Thơ. Ảnh: H.X
Về dẫn chứng thực tiễn, người hiến kế cho hay tại Hà Nội, hồ Hoàng Cầu, hồ Linh Đàm được sử dụng như hồ điều hòa giảm ngập cho khu vực lân cận.

 
kế như con cặc thế mà cũng đòi hiến kế. mỗi người dân cần thơ ra các hồ mỗi ngày uống 2 lít nước. dân số cần thơ là 1.235.171x2lit=2.470.342lit
mỗi ngày hồ sông mất hơn 2 triệu lít nước. tiết kiệm hơn rất nhiều ko cần máy bơm.
 
Như loz, rốn ngập Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, nằm ngay cạnh sông, rạch, còn thoát nước đéo kịp, nước ngập ngang chym. Ngập là do phá mảng xanh, betong hoá, ko còn đất thịt tự nhiên để hút và ngậm trữ nước trong lúc chờ điều tiết. Rút nước hồ làm được con mẹ ji, nó có đầy thì chỉ ngập bán kinh xung quanh 2km quanh hồ thôi
 

Có thể bạn quan tâm

Top