[Lịch sử] kể chuyện Thăng Long

Từ cội nguồn xa xưa

Mặc dù người ta nói Thăng Long nghìn năm, nhưng đô thành này có cội nguồn lịch sử xa xưa hơn thế.

Khi người Việt - Mường từ vùng trung du của các vua Hùng xuôi xuống đồng bằng, An Dương Vương đã
định đô ở Cổ Loa. Hai Bà Trưng khởi nghĩa, định đô ở Mê Linh. Bắc thuộc nghìn năm, trị sở xứ
này đầu tiên đặt tại Luy Lâu, gắn liền với tên của thái thú Sĩ Nhiếp. Sau đó dời về Mê Linh, rồi sang
Long Uyên - Long Biên. Những đô thành này nằm ở phía Đông sông Hồng, từng bị giặc Chà Và từ
biển đánh vào, giặc Nam Chiếu từ tận Vân Nam đánh xuống.

Đến năm 824, người Tàu cai trị đã đắp thành ở bờ Tây sông Hồng địa phận huyện Tống Bình, và
đến năm 866 thì Tiết độ sứ Cao Biền đắp lại thành Đại La với quy mô lớn. Đây là cơ sở để
năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về và đặt cái tên oai hùng: THĂNG LONG.

Truyền thuyết nói rằng Cao Biền là người rất giỏi phong thuỷ, thấy địa thế Đại La cực tốt, nơi hội tụ đủ cả
sông núi, long mạch linh huyệt của đất Giao Châu, nên vừa là đắp thành trấn giữ, vừa tìm cách triệt hạ
long mạch, nhưng không thành.

Và Thăng Long có được long mạch nội tại của "Nùng sơn chính khí, Tô Lịch giang thần" (Cái khí
thiêng của núi Nùng, cái thần của sông Tô). Bên ngoài có long mạch của Tam Giang, Tam Đảo, Tản Viên
hội tụ, xa hơn nữa là các mạch núi của cả vùng Bắc Bộ.

33240960f6af2.jpg


Nhìn vào bản đồ trên, có thể thấy ba dòng sông Hồng, sông Đà, sông Lô tụ tại ngã ba Bạch Hạc, dồn về
Thăng Long. Từ phía Bắc, mạch núi Tam Đảo hùng dũng chầu về, mà điểm cuối cùng là núi Sóc Sơn. Thế
núi đó rất mạnh, nhưng đã cách dòng nước sông Cái, và Thăng Long nằm bên trong chỗ sông Cái đổi
hướng, tránh được cái hướng lực đạo quá mạnh của núi sông như Long Biên, Luy Lâu, mà vẫn đón được
sinh lực của long mạch.

Tuy nhiên, long mạch quan trọng nhất của Thăng Long lại chính là núi Tản Viên (Ba Vì) ở phía Tây.
Đây là án lớn nơi để Thăng Long dựa vào mà trông ra phía Đông của sông và biển.

Tản Viên Sơn - núi Ba Vì - tuy không thật cao, nhưng đứng ở vị trí rất hiểm sát sông Đà, và được coi là
Núi Tổ của tất cả các núi ở trời Nam. Vị thần của núi ấy - Tản Viên Sơn Thánh - được gọi là
Nam Thiên Thần tổ, vị tổ của tất cả các Thần nước Nam, là vị đứng đầu Tứ Bất Tử. Vào những ngày trời
trong, đứng ở Hà Nội dễ dàng thấy núi Tản Viên. Trục Tản Viên - Hồ Tây là trục thần đạo của Hà Nội.

Tương tự, núi Sóc Sơn thiêng liêng ở phía Bắc là nơi vị Thánh Bất tử thứ hai - Phù Đổng thiên vương
- lên trời. Từ Hà Nội cũng có thể thấy Sóc Sơn. Phía Đông Nam Thăng Long là nơi của vị Thánh Bất tử thứ
ba - Chử Đồng Tử.

Có thể nói thời Cao Biền, chắc là không thể quan sát được long mạch của các dãy núi quá xa, nhưng địa
thế của Tản Viên và Sóc Sơn thì rất dễ nhận ra, lại thêm cái thế của Tam giang cũng không phải khó thấy,
nên Cao Biền mới quyết tâm trấn đất này.

33240972.jpg

Núi Tản Viên - Ba Vì nhìn từ hồ Tây, khoảng cách gần 50km. đây là trục Thần đạo của cả vùng.
 
" Thế núi đó rất mạnh, nhưng đã cách dòng nước sông Cái, và Thăng Long nằm bên trong chỗ sông Cái đổi hướng, tránh được cái hướng lực đạo quá mạnh của núi sông như Long Biên, Luy Lâu, mà vẫn đón được sinh lực của long mạch "

Như phân tích ở trên thì địa phận Long Biên có phong thuỷ không tốt bằng bên thành Thăng Long à mày ?
 
Truyện về Cao Biền trên mạng có rất nhiều, nhưng tôi muốn kể cả về những dấu tích trước thời đó, thời kì trước khi có Đại La.

Các vị thánh thần đất Việt đã có trên vùng đất này từ xa xưa, mà truyền thuyết còn lưu truyền mãi trong dân gian. Có các bậc Thần sau: (1) Nhiên thần là thần của tự nhiên sông núi, trường tồn với non sông (2) Thiên thần là thần từ trời giáng sinh rồi trở về trời (3) Nhân thần là người, rồi hiển thánh hoá thần (4) Thú thần là loài thú tu luyện thành thần như hổ báo rắn thuồng luồng (5) Quỷ thần là yêu quỷ thành thần. Ba bậc đầu thường được tôn làm Thánh.

Hãy thử xem các vị Thánh bất tử của người Việt ngự ở đâu quanh Thăng Long?

Thánh Tản Viên, vị Thần tổ, là Nhiên thần, ngự trên đỉnh Tản Viên. Người Mường cũng tôn kính gọi là Thánh Cả Ba Vì. Có 4 đền chính gọi là bốn Cung thờ Thánh, mà lớn nhất là Đông cung - Đền Và ở Sơn Tây. Tản Viên đã từng nhổ nước bọt khinh bỉ khi Cao Biền định yểm núi này.
Thánh Tản Viên là biểu tượng Chinh phục thiên nhiên của người Việt.

Thánh Gióng, Phù Đổng thiên vương là Thiên thần, quê ở Phù Đổng phía Đông Thăng Long, nhưng lại thăng thiên hoá thánh ở phía Bắc, trên đỉnh Sóc Sơn.
Thánh Gióng là biểu tượng chống ngoại xâm của người Việt.

Thánh Chử Đồng Tử, Chử Đạo tổ, là Nhân thần, ở Đa Hoà, gặp Tiên Dung trên bãi Tự Nhiên phía Nam thành Thăng Long, dạy dân buôn bán, tu hành rồi hoá thánh lên trời tại đầm Dạ Trạch.
Thánh Chử là biểu tượng của hôn nhân, cuộc sống sung túc.

Các đền thờ của ba vị Bất Tử trên đã bao bọc mảnh đất này từ trước khi Cao Biền xây thành.

Đến đời Lý, dân gian đã tôn thêm một vị nữa cho thành Tứ Bất tử, đó là Từ Đạo Hạnh, biểu tượng của tu hành, của Phật giáo. Từ Đạo Hạnh là người Thăng Long, nơi thờ chính là chùa Láng và chùa Thầy. Mãi đến đời Lê, người ta mới thay Thánh mẫu Liễu Hạnh vào chỗ của Từ Đạo Hạnh.

Như vậy, thành Thăng Long đã được các Thánh Bất tử của tâm linh người Việt bảo hộ từ bốn phía trong cả nghìn năm.



Núi Nùng - sông Tô

Vậy phải chăng Thăng Long chỉ trông cậy vào thần thiêng của các vị Thánh bên ngoài, mà không có Thần của riêng mình? Không phải, Thăng Long có vị Thần chủ, đó là Thần Long Đỗ.

Long Đỗ nghĩa là Rốn rồng, sông Cái chỗ này uốn cong như bụng rồng, và đất này chính là Rốn rồng. Thần Long Đỗ là vị Nhiên thần cai quản Núi Nùng sông Tô, tụ hội linh khí của cả hai. Núi Long Đỗ truyền thuyết, hay là núi Nùng, là núi đất cao lên giữa thành, bên cạnh có vực sâu ăn thông vào lòng đất. Sông Tô Lịch bao quanh thành tạo thành long mạch thiêng.

Núi Long Đỗ ở đâu? Nếu như cho rằng các triều Lý, Trần, Lê đều dựng điện chính trên núi Nùng, thì ngày nay đó chính là thềm điện Kính Thiên trong khu di tích hoàng thành, và đã thấp đi rất nhiều so với nghìn năm trước.

Sông Tô ngày xưa là sông nào? Tô Lịch giang xưa kia chạy vòng quanh thành từ bắc sang tây xuống nam. Từ nơi nối với sông Hồng là Giang Khẩu, Tô Lịch chảy phía dưới hồ Tây, nối với hồ Tây tại Hồ Khẩu (nay vẫn còn làng Hồ Khẩu), gặp sông Thiên Phù ở Bưởi rồi chảy xuống phía nam. Sau lời nguyền của ông Dầu bà Dầu, dòng Thiên Phù bị lấp từ đời Lý. Phần phía Bắc Tô Lịch bị lấp dần vào đời Nguyễn, mới chỉ hơn trăm năm trước, ngày nay chỉ còn dòng nước thải đen ngòm thay cho:

"Nước sông Tô vừa trong vừa mát
"Em đỗ thuyền ghé sát thuyền anh...

 
Thần chủ của Thăng Long

Tiếp tục quay lại chuyện vị Thần chủ của Thăng Long.

Truyện Lĩnh Nam chính quái và Việt Điện U linh chép rằng (vắn tắt) khi Cao Biền đi thuyền trên sông Tô Lịch thì thấy một vị thần hiện ra trên sông, rồi làm phép khiến sóng gió mù mịt mà biến mất. Lại lần nữa khi đang xây thành Đại La, Cao Biền đi ra phía đông thành, bỗng nhiên thấy mây khói mù mịt, trong đó có vị thần đang ngự, xung quanh âm nhạc nổi lên, Cao Biền kinh hãi ngã lăn. Đêm đó vị thần hiện ra báo mộng, xưng là "Long Đỗ chính khí Thần quân" của đất này đến xem xây thành, không việc gì phải sợ.

Vốn hay trấn yểm các quỷ thần, long mạch, Cao Biền dựng ngôi đền, làm tượng thần, lấy nghìn cân sắt để trấn yểm chỗ thần hiện ra. Bỗng nhiên trời nổi cuồng phong sấm, sét đánh nghìn cân sắt vụn ra thành tro bụi. Cao Biền kinh sợ lập đền thờ thần Long Đỗ và nói rằng "Ta phải về Bắc thôi". Sau này Biền bị vua nhà Đường gọi về và xử tội chết.

Thần Long Đỗ của Núi Nùng và thần sông Tô Lịch là một hay là hai? Đến nay đa số đều cho rằng chỉ là một vị, là Thần chủ của đất này; nhưng cũng có thuyết cho là hai vị thần.

Đến khi Lý Thái Tổ dời đô, tương truyền xây thành bị đổ mãi, bèn đến cầu ở đền thần Long Đỗ có từ thời Cao Biền, thì có con ngựa trắng chạy ra, xây thành theo vết chân ngựa thì mới không đổ. Bởi thế vua tôn là thần Bạch Mã. Hiện nay đền ở phố Hàng Buồm, là đền Trấn Đông nổi tiếng của Thăng Long.

Và Thần chủ Long Đỗ trở thành Thành hoàng của thành Thăng Long. Thần có rất nhiều tôn hiệu qua các triều đại:

- Quảng Lợi Bạch Mã Tối linh Thượng đẳng thần

- Quảng Lợi Thánh hựu Uy tế Phu ứng đại vương

- Long Đỗ Thần quân Bạch Mã Hựu chính Đại vương

- Đô phủ Thành hoàng Thần quân

- Bảo quốc Trấn linh Định bang Quốc đô Thăng Long Thành hoàng đại vương

Lại có thuyết cho rằng cái tên Long Đỗ là tên của một làng Việt cổ đã có tại đây từ rất lâu trước khi lập thành Đại La, và Tô Lịch là tên của người có công lập làng từ xa xưa. Như thế Thần Long Đỗ - Tô Lịch là một vị Nhân thần.

Còn nếu không theo thuyết đó, thì Thần Long Đỗ là vị Nhiên thần. Cá nhân tôi thích đó là một vị Nhiên thần trường tồn với sông núi hơn!

Bên cạnh đó, hình tượng Bạch Mã không phải chỉ là Ngựa trắng đơn thuần, Ngựa tượng trưng cho khí Dương, màu Trắng tượng trưng sự khởi đầu, và Bạch Mã còn là hình tượng của Mặt Trời mọc, đại diện cho hướng Đông.

Nếu có con ngựa trắng chạy ra từ đền, thì đó cũng chỉ là do Thần Long Đỗ sai khiến, chứ đó không phải là thần.

Do đó, đến thăm đền Bạch Mã, thì khấn Long Đỗ Thần quân, chứ đừng cầu xin gì ở con ngựa trắng cả.
 
" Thế núi đó rất mạnh, nhưng đã cách dòng nước sông Cái, và Thăng Long nằm bên trong chỗ sông Cái đổi hướng, tránh được cái hướng lực đạo quá mạnh của núi sông như Long Biên, Luy Lâu, mà vẫn đón được sinh lực của long mạch "

Như phân tích ở trên thì địa phận Long Biên có phong thuỷ không tốt bằng bên thành Thăng Long à mày ?

Mày so sánh thử bia Heniken hay bia Saigon lùn thì bia nào ngon hơn?
Tự nhiên vốn không chỉ có đen với trắng, hơn hay kém theo kiểu điểm số. Phong thủy hay long mạch nó hướng đến sự phù hợp, hài hòa, tốt cho cái này, xấu cho cái kia, cho nên đừng nói chuyện hơn hay kém.
 
chủ tịch triều tiên nhưng lại uyên thâm phong thuỷ việt. Cụ biết chỗ nào học phong thuỷ kính xin cụ chỉ cho con với cụ Lâu
 
Nếu nói là "chính thức" thì không có ai cả, mà Tứ Bất tử chỉ là lưu truyền dân gian. Chỉ khi có sắc phong từ Triều đình thì mới là chính thức không thay đổi. Còn Tứ Bất tử là do tín ngưỡng dân gian, nên ai vào ai ra, ai có ai không rất thoáng, tuỳ thời gian và địa điểm.
Quốc sư Minh Không cũng được xếp vào trong Tứ Bất tử, tương tự như Từ Đạo Hạnh, và tuỳ vào vùng miền nào tôn sùng vị Thánh tổ nào mà sẽ lấy vị đó.

Về Quốc sư Minh Không, sách cổ và cả lưu truyền dân gian rất hỗn độn giữa các danh: Nguyễn Minh Không, Khổng Minh Không, Dương Không Lộ, Không Lộ thiền sư... Có thuyết nói là hai người, có thuyết nói là một mà mang các tên khác nhau. Có thuyết đề cập Minh Không là Quốc sư chữa bệnh cho vua, lại cũng có thể là ông tổ nghề đúc đồng, dùng thần thông lấy đồng từ Trung Quốc về, lại cũng có thể là ông tổ của một loạt chùa vùng Nam Định - Thái Bình.

Dù trong thuyết nào thì Minh Không - Không Lộ cũng có tên tuổi và năm sinh năm mất tương đối rõ ràng.

Còn Từ Đạo Hạnh không bị nhầm lẫn với ai, và cá nhân tôi cảm thấy tính "huyền bí" của Từ Đạo Hạnh mạnh hơn. Đặc biệt là về huyền thoại Hoá thân của ông. Ông không chết, mà chỉ hoá từ kiếp Thánh sang kiếp Vua, và người ta tin rằng khi kiếp Vua hết, ông lại hoá trở về kiếp Phật. Vì thế trong chùa Thầy thờ cả ba kiếp của ông, với kiếp Phật ở giữa, là kiếp quan trọng nhất và cũng là kiếp trường tồn.

Như thế, với tâm linh dân gian, tôi thấy tính Bất tử của Từ Đạo Hạnh rõ ràng hơn. Vì vậy tôi đã chọn Từ Đạo Hạnh khi xét đến các vị Thánh hộ trì Thăng Long trong bài viết này.

Thăng Long

Người ta nói rất nhiều về truyền thuyết Lý Thái Tổ khi đi thuyền từ Hoa Lư (theo sông Hoàng Long, nối sang sông Đáy, Châu Giang ra sông Hồng rồi ngược lên Đại La), đã thấy Rồng hiện lên, mà đặt tên thành là Thăng Long.

Khi viết bài này, tôi có ý nghĩ thêm một chút.

Vùng đất này gắn với chữ Long từ lâu đời rồi. Trước đó bên kia sông là Long Uyên, tức vực rồng, (có thể do kiêng huý Đường Thái Tổ là Lý Uyên) rồi đổi sang Long Biên, nghĩa là rồng lượn xung quanh, và đất Long Đỗ là rốn rồng trên núi Nùng.

Như thế, trong hàng trăm năm, con Rồng đó vẫn bị giam hãm. Đầu tiên là nằm dưới vực sâu, sau lượn trên sông, cuối cùng lên đến núi là hết. Nhưng ngay cả khi là Long Đỗ, thì cũng bị Cao Biền xây cái thành Đại La - nghĩa là cái Lưới lớn - vây bọc xung quanh giam giữ. Con rồng thiêng ấy bao thế kỉ phải nằm yên.

Đến khi Lý Thái Tổ dời đô, đã phá bỏ cái lưới kia, mà cho con rồng bay lên, mà lên trời thực sự, và có một Thăng Long đến ngày nay.

Hồng Hà - Tản Viên, long mạch của đất Thăng Long
33258983.jpg
 
chủ tịch triều tiên nhưng lại uyên thâm phong thuỷ việt. Cụ biết chỗ nào học phong thuỷ kính xin cụ chỉ cho con với cụ Lâu

Đại Học Thủy Lợi - Khoa Địa chất nhé tml.
 
Thời Lý lấy thành cũ của Cao Biền làm trung tâm, mở rộng về phía Tây sát đến sông Tô Lịch, phía Đông sát đến sông Hồng. Có rất nhiều giả thiết, nghiên cứu của nhiều người về tường thành qua các triều đại, tôi không thể viết ra được hết, chỉ là sơ lược thôi.

Giả sử thành Thăng Long đời Lý, Trần, Lê có quy mô giống nhau, thì với các dấu tích còn lại, thành sẽ có hình dáng như bên dưới đây, với căn cứ là bản đồ Hồng Đức đời Lê và cả trên thực địa.

Khu hoàng thành màu vàng, lấy núi Long Đỗ làm trung tâm, phía Bắc sát sông Tô Lịch (cũ), đến ngã ba Tô Lịch - Thiên Phù (Bưởi) vòng xuống đến Cầu Giấy, theo đường Đê La Thành đến ô Chợ Dừa, tiếp đến nút Kim Liên, nối sang cuối Trần Khát Chân ra đên Nguyễn Khoái rồi theo đê sông Hồng lên tận Yên Phụ.

Trong các đoạn thành đó, ngày nay vẫn còn thấy khá rõ hầu hết, chỉ có đoạn phía Nam đã bị san bằng, thành đường Đại Cồ Việt và Trần Khát Chân.

Lại có một đoạn thành chạy dọc Giảng Võ đến Nguyễn Thái Học, vòng phía nam Hoàng thành sang phía đông. Đoạn thành này chỉ còn lại chút dấu tích là sự chênh lệch cốt đường giữa hai nửa của phố Giảng Võ mà thôi.

Bản đồ trên lấy Hoàng thành (màu vàng) là Thành Hà Nội đời Nguyễn. Các tài liệu đều cho rằng Hoàng thành thời Lý - Trần - Lê rộng hơn thế về cả ba phía. Trong Hoàng thành, chính giữa là điện Càn Nguyên dựng trên núi Long Đỗ. Hoàng thành mở bốn cửa là Đại Hưng, Tường Phù, Diệu Đức, Quảng Phúc.

Bao quanh Hoàng thành là Kinh thành, hoặc La thành. Trong sử chỉ từng đề cập đến 5 cửa của Kinh thành là: cửa Triều Đông ở chỗ dốc Hoè Nhai bây giờ, cửa Tây Dương là Cầu Giấy bây giờ, cửa Trường Quảng là ô Chợ Dừa bây giờ, cửa Nam là ở nút Kim Liên hoặc cuối Bà Triệu bây giờ, cửa Vạn Xuân ở Đông Mác bây giờ. Nhưng có thể còn nhiều cửa khác nữa, đặc biệt là cửa thông ra sông Hồng.

Từ sông Hồng có sông Tô Lịch chảy xuyên vào thành rồi lại ra khỏi thành ở chỗ hồ Trúc Bạch, lại có lối thông từ sông Hồng vào hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm). Mùa lũ nước sông có thể tràn vào thành gây ngập khắp nơi.


Người ta nói rất nhiều đến Tứ Trấn Thăng Long là bốn ngôi đền ở bốn phía, tuy nhiên chúng không phải chủ ý ban đầu của các vua Lý, mà có lẽ đời sau "nâng tầm" lên:

- Đền Bạch Mã hướng Đông: là ngôi đền cổ do Cao Biền dựng, có từ trước thành Thăng Long.

- Đền Trấn Vũ hướng Bắc: người ta nói là Lý Thái Tổ dựng, nhưng tôi nghi ngờ điều này vì nhiều nguyên nhân sẽ viết sau. Lai lịch ngôi đền này không rõ ràng, năm dựng cũng không rõ, thờ một vị thần rất Tàu.

- Đền Voi Phục hướng Tây: dựng đời Lý Thái Tông hoặc Lý Thánh Tông, cũng không cụ thể.

- Đền Kim Liên hướng Nam: mãi đến đời Lê mới thấy "xuất hiện" trong ghi chép, trước đó không ai biết lai lịch có hay không, như thế nào.

Hơn nữa bốn ngôi đền này quay hướng rất lộn xộn, mỗi cái một kiểu. Đền Trấn Vũ thực ra không phải là đền mà là Đạo quán, lại còn nằm ngoài vòng Kinh thành, cách sông Tô Lịch. Những điều này khiến tôi cho rằng cái truyền thống về Thăng Long tứ trấn chỉ có từ đời Lê, chứ không phải từ đời Lý.
 
Những dấu xưa

Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi, dời đô liền cho xây 8 ngôi chùa ở quê mình tại Cổ Pháp, và hàng loạt chùa ở Thăng Long. Trong suốt đời Lý, những ngôi chùa lớn được dựng lên, song sử sách ghi lại đến hàng chục chùa. Thế nhưng vết tích của các ngôi chùa đó còn lại đến nay không nhiều.

Ngôi chùa cổ nhất của đất Thăng Long là chùa Khai Quốc dựng từ thời Lý Nam Đế, 500 năm trước Lý Thái Tổ, ngoài bãi sông Hồng, cho nên thực tế là ngoài vòng thành Thăng Long. Mãi đến đời Lê mới dời vào vị trí cung Thuý Hoa, là hòn đảo giữa hồ Tây, và đổi là Trấn Quốc

Chùa Chân Giáo dựng năm 1024 là ngôi chùa lớn, gắn liền với sự kiện bi thảm là vua Lý Huệ Tông phải thắt cổ tự tử tại đây khi bị Trần Thủ Độ ép, chấm dứt nhà Lý. Dấu tích không còn gì, chỉ ngờ rằng nằm tại khu phía đường Đội Cấn.

Chùa Diên Hựu với đài Liên Hoa (được gọi là chùa Một Cột) đã quá nổi tiếng, dựng đời Lý Thái Tông năm 1049, ngay bên cạnh Hoàng thành. Vị trí chính xác vẫn không xê dịch, chỉ có chùa xưa không còn gì. Cái chùa Một Cột hiện nay dựng lại năm 1955 tại vị trí chùa cũ.

Chùa Báo Thiên dựng năm 1057, mà tên chính xác là Sùng Khánh Báo Thiên, ngôi Quốc tự lớn nhất trong triều Lý - Trần, với ngọn bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên được coi là công trình đồ sộ và cao nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam, đã đi vào huyền thoại. Ngày nay đó là vị trí nơi khu vực đặt Nhà thờ Lớn.

Chùa Hoè Nhai nằm gần bến sông, đến nay vẫn còn nguyên. Đây cũng là dấu tích của Đông Bộ Đầu với chiến thắng lịch sử triều Trần.

Chùa Láng gắn liền với Từ Đạo Hạnh, dựng thời Lý Anh Tông, ngày nay vẫn là ngôi chùa rất đẹp, đặc biệt là giữ nguyên được khuôn viên chùa rộng vào bậc nhất Hà Nội.

Chỉ riêng trong triều Lý Thái Tổ, tại Thăng Long đã dựng lên các chùa: Hưng Thiên, Vạn Tuế, Thiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, Thắng Nghiêm, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ, Chân Giáo, Đại Giáo. Ngày nay chẳng ngôi nào còn dấu tích.

33446653.jpg


Lý Thái Tổ xuất thân từ chùa nên lên ngôi là dựng chùa, chứ không dựng các đền đài Nho giáo, Đạo giáo kiểu Trung Quốc. Có điều làm tất cả các sử gia đời sau đều phân vân là trong sử ghi rõ Lý Thái Tổ tôn phong cho cha mình làm Hiển Khánh Vương, chú làm Vũ Đạo Vương, rồi lại phong bà nội làm Thái Hậu, trong khi không ai biết cha của ông là ai ! Người ta chỉ biết mẹ đẻ là bà Phạm Thị, còn cha ruột thì chính sử, dã sử đều chịu chết !

Sử thì ghi Lý Thái Tổ là con "người thần", có thuyết thì nói là con sư Lý Khánh Văn, hoặc con Lý Vạn Hạnh, nhưng đều không đủ chứng cứ. Vậy Hiển Khánh Vương, Vũ Đạo Vương là ai ??? Đến giờ vẫn chịu như các cụ xưa từng chịu.

Đến đời con cháu của Lý Thái Tổ, tại Thăng Long mới dựng các công trình thờ cúng quốc gia theo kiểu Trung Hoa: đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, Thái Miếu, Văn Miếu.

Đàn Nam Giao, còn gọi là đàn Viên Khâu (có nghĩa là gò đất tròn) vì đàn đắp bằng đất, hình tròn, dùng để tế Trời, cụ thể là Thiên hoàng Thượng đế. Mãi đến năm 1154, vua Lý Anh Tông mới dựng đàn Nam Giao ở phía Nam thành Thăng Long để khẳng định vị thế Thiên tử sánh ngang với Trung Hoa. Các triều đại sau tiếp tục tế trời ở đó. Triều Lê dựng điện Nam Giao, sau bị Pháp phá xây nhà máy diêm. Rồi nhà máy diêm lại thành Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo - 114 Mai Hắc Đế.

Đến nay nhà máy cơ khí trở thành đất của khu tháp Vincom. Tuy nhiên đến giờ vẫn không thể xác định chính xác vị trí của đàn Nam Giao, mà chỉ áng chừng ở khu vực đó mà thôi.
 
Đàn Nam Giao - Đàn Xã Tắc

Khi người Pháp phá điện Nam Giao, họ chỉ giữ lại một tấm bia lớn rất đẹp là "Nam Giao điện bi ký" của triều Lê, mang về bảo tàng của viện Viễn Đông Bác Cổ giữ, nay là Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Tấm bia lưu giữ dấu tích của một Tế đàn quan trọng nhất thời phong kiến, nay dầm mưa dãi nắng cùng nhiều di vật khác, mà hoài tưởng về thời huy hoàng trong quá khứ.


33406765.jpg


Có câu chuyện rằng khi Mỹ nối lại quan hệ chính thức với Việt Nam, đi tìm nơi đặt Đại sứ quán, và họ nhắm cái nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo đó. Tuy nhiên khi tham khảo ý kiến của GS. Trần Quốc Vượng, thì cụ Vượng bảo rằng: Đó là đất đàn Nam Giao, đất thiêng của người Việt, các ông mà làm Sứ quán ở đó thì không được đâu. Và thế là họ chuyển sang Láng Hạ.

Nhưng sau đó, mảnh đất này cũng thuộc về Vincom, nơi xây toà tháp thứ ba.

Đàn Xã Tắc

Đàn Nam Giao để tế trời, khẳng định Thiên mệnh. Đàn Xã Tắc để tế thần Xã (Hậu Thổ) là thần Đất, và thần Hậu Tắc là thần Lúa.

Đàn Xã Tắc phải đắp bằng đất, hình vuông, khác với đàn Nam Giao hình tròn (trời tròn đất vuông), lấy đất từ khắp các địa phương trong toàn quốc về đắp, tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Xã Tắc do đó cũng để chỉ đất nước của vua.

Triều Đinh đã lập đàn Xã Tắc tại Hoa Lư rồi, tuy nhiên Lý Thái Tổ không quan tâm đến việc này khi dời đô về Thăng Long. 38 năm sau, đời con của ngài là Lý Thái Tông, năm 1048 mới lập đàn ở phía Tây Nam, sử ghi là ngoài cửa Trường Quảng, tức khu vực phía ngoài Ô Chợ Dừa ngày nay (Tuy nhiên vẫn có người nghi ngờ vị trí này).

Triều Trần phong tôn hiệu ghép chung hai thần là: Thiên tổ Địa chủ Xã Tắc Đế quân

Triều Nguyễn chuyển vào Huế, đàn bị bỏ hoang, không ai thờ cúng nữa.

Ngày nay không rõ chính xác nền đàn Xã Tắc ở đâu, chỉ có địa danh Xã Đàn, gồm cả một làng rộng, một hồ, một chùa, và gần đây nhất là con phố "đắt nhất hành tinh" cũng mang tên Xã Đàn. Chỗ đầu phố mà người ta xôn xao là tìm thấy nền đàn Xã Tắc cũng chỉ là nghi ngờ, chứ chẳng chứng minh được, giờ dựng cục đá rõ to đánh dấu.

Trong chùa Nam Đồng gần đấy, năm 2008 có dựng một bàn thờ, cột đá xà gỗ mái ngói khá đẹp, đề chữ Thiên Tổ Địa chủ Xã Tắc đế quân để thờ vọng, coi như là để khôi phục hương hoả đã bị dứt từ hơn hai trăm năm trước.

33406762.jpg


Bàn thờ vọng thần Xã Tắc trong chùa Nam Đồng
 
Đền Đồng Cổ - Loạn Tam vương

Đền Đồng Cổ hay còn là "Loạn Tam vương"

Công trình mà Lý Thái Tông dựng ngay sau khi lên ngôi không phải chùa như cha mình, mà là đền Đồng Cổ.

Lý Phật Mã khi còn là Thái tử, đi đánh Chiêm Thành qua vùng Thanh Hoá, núi Khả Phong gần sông Mã, núi ấy còn gọi là núi Đồng Cổ (tức Trống đồng), và khúc sông Mã cũng gọi là sông Đồng Cổ. Thái tử nằm mộng thấy vị thần núi Đồng Cổ báo mộng và hứa âm phù, do đó khi về Thăng Long đã dựng miếu nhỏ thờ thần. Có lẽ khi đó vì chỉ là Thái tử, chưa có nhiều quyền, nên miếu phài nằm phía ngoài thành, đúng hơn là ở chân thành.

Ngay khi Lý Thái Tổ vừa mất, ba người em trai của Lý Phật Mã đều làm Vương làm loạn định cướp ngôi của anh. Nhờ Lê Phụng Hiểu sức khoẻ hơn người, chém chết một người, hai người kia bỏ chạy, mà Lý Phật Mã lên ngôi, tức Lý Thái Tông, sau rồi tha tội cho hai em, đời sau gọi là Loạn tam vương. (lịch sử lặp lại: triều Đinh thì Nam Việt vương Đinh Liễn giết em là Đinh Hạng Lang, triều Tiền Lê thì Lê Long Đĩnh giết vua anh để lên làm vua, nên các 3 vương kia cũng định theo lối đó. Lê Phụng Hiểu về sau cũng được phong làm Thần).

Tương truyền đêm trước đó Lý Phật Mã lại nằm mộng thấy thần Đồng Cổ báo trước, nên mới có sự chuẩn bị kịp thời. Vì thế ngay sau khi lên ngôi, Vua cho dựng đền thờ thần Đồng Cổ, coi vị Thần chủ chuyên bảo hộ cho Vua, phong là Thiên Hạ Minh Chủ thần.

Và cứ vào ngày 4/4 âm lịch hàng năm, toàn bộ hoàng gia và triều đình đều phải ra lễ đền, đọc lời thề: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, nếu trái lời thề, thần minh tru diệt". Lệ này đến đời Trần và đầu đời Lê vẫn còn tiếp tục. Đời Trần phong hiệu thêm là Thiên hạ Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Bảo hựu Đại vương.

Thề thì cứ thề, giết vua như Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông tự tử, Hồ Quý Ly giết Trần Thuận Tông dã man, Lê Thái Tổ giết Trần Cảo, thì cứ làm. Ai mạnh hơn, thời cơ cho ai thì Thần cũng phải theo thôi.

33406769.jpg



Đền Đồng Cổ ngày nay ở phố Thuỵ Khuê, đã bị lấn chiếm rất nhiều. Một lạch nước đen sì chảy ngang qua, là dấu tích của sông Tô Lịch ngày xưa còn lại.



33429016.jpg


Toà phương đình phía trước điện thờ đang được tu sửa, sẽ treo tấm biển "Đồng Cổ linh từ"
 
Đền Hoằng Thánh

Có vị thần chủ trông coi cho ngôi vua rồi, năm 1037, Lý Thái Tông lại phong thần cho Phạm Cự Lượng làm vị thần chủ về hình ngục, xử án.

Phạm Cự Lượng làm tướng triều Đinh Tiên Hoàng, rồi theo Lê Đại Hành làm đến Thái Uý, đứng đầu các võ quan. Nay Lý Thái Tông phong làm Đô hộ phủ Ngục Tung Minh chủ Hoằng Thánh đại vương, lập đền ở phía nam hoàng thành để thờ cúng.

Đời Trần gia phong làm Hoằng Thánh Khuông quốc Trung vũ Tá trị Đại vương, đến đời Lê vì kiêng huý mà đổi thành Hồng Thánh. Ngày nay đền Hồng Thánh chính là đình Lương Sử. Như thế có thể đoán phía ấy xưa kia có nhà ngục của triều Lý.

33482583.jpg

Đình Lương Sử ngày nay, trên đề: Phạm Thái Uý linh từ, nguyên là đền thờ Thần Ngục.



Từ đời Lý Thái Tông trở đi, thỉnh thoảng đánh Chiêm Thành lại bắt người Chiêm mang về, trở thành nô lệ cho riêng vua. Từ đấy các công trình xây dựng thường có dấu tích Champa rất rõ. Con rồng đời Lý nổi tiếng cũng mang nhiều hình ảnh Champa. Phía Tây thành Thăng Long và bên kia sông Hồng trở thành chỗ người Chiêm sinh sống. Có điều giờ không còn gì cả, họ bị đồng hoá hết hoặc tuyệt diệt cả rồi chăng?
 
Đời Lý Thái Tông để lại một công trình mà người ta còn nhắc mãi đến ngày nay, đó là chùa Một Cột. Cái này thì người ta nói nhiều quá rồi, viết sơ qua chứ không lại nhàm.

Năm 1049, Lý Thái Tông nằm mơ thấy Quan Thế Âm dắt lên đài sen, cảm thấy điềm báo không tốt. Sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa hình đài sen để thờ Quan Âm, dựng chùa lớn để thờ Phật. Thế là chùa Diên Hựu (nghĩa là kéo dài sự phù hộ, kéo dài cõi phúc), và đài Liên Hoa được dựng. Đài Liên hoa chỉ là một bộ phận của chùa, nhưng giờ đây lại thường được gọi là chùa Một Cột.

Tương truyền rằng năm 1954, trước khi rút đi, quân Pháp nổ mìn phá huỷ đài Liên Hoa, và năm 1955 mới dựng lại như thấy ngày nay, nhỏ hơn nguyên bản một chút. Cây cột chính giữa đỡ đài làm bằng đá, phía trên toàn bộ bằng gỗ, lợp ngói, trong để tượng Quan Âm, chỉ một người quỳ là hết chỗ.


Ngôi "chùa" nguyên bản 850 tuổi (??) những năm 1900, và ngôi chùa hiện tại, mới 50 năm tuổi.
33521111.jpg


33520926.jpg
 
Cái Đụ Mẹ thằng lồn admin nó đéo cho tao lập thread mới. Địt mẹ tính kể chuyện loạn luân mới phát hiện trong họ hàng nhà tao luôn. Vãi lồn đéo muốn kể nữa.
 
Anh Lau ơi có MBTM nào sever tốt ở Hà Nội quăng em 1 ít ạ.

Lỗ Đít Gợi Cảm;1046522:
Cái Đụ Mẹ thằng lồn admin nó đéo cho tao lập thread mới. Địt mẹ tính kể chuyện loạn luân mới phát hiện trong họ hàng nhà tao luôn. Vãi lồn đéo muốn kể nữa.

Hai thằng mặt lồn kể chuyện đéo liên quan gì cả.
Tạm thời khóa đăng ký với lập thớt để chống spam, các tml thông cảm.
 
Hai thằng mặt lồn kể chuyện đéo liên quan gì cả.
Tạm thời khóa đăng ký với lập thớt để chống spam, các tml thông cảm.

mày già rồi mở cho tao lập thớt cái coi, đụ mẹ cái chủ đề loạn luân nó hot vãi lồn ra mà. Nhà tao đây có hai vụ, một vụ đã ra sản phẩm cmnr
 
Top