Chúng sanh là Phật sẽ thành

đúng vậy, phải ra mid solo xem cái tôi tâm linh thằng nào to hơn :vozvn (20):
Tất cả là vô ngã, đều không đáng là ta 🙏 🙏 🙏


No photo description available.
 
Đạo Phật đúng là dạy cách để diệt trừ tham, sân, si. Diệt trừ sân và si thì không phải bàn cãi rồi. Nhưng diệt trừ tham thì đúng như một số thằng nói là sẽ đi ngược với sự phát triển của loài người. Không có lòng ham muốn thì làm gì có thế giới vật chất hiện đại như ngày nay, làm gì có bóng đèn, có ô tô, có máy bay, có tên lửa ra đời. Mọi phát minh đều xuất phát từ một sự ham muốn nào đó, ham muốn được tiện nghi, được ăn ngon, mặc đẹp...

Tuy nhiên, cần hiểu bản chất của trái đất này, của cõi người này cũng chỉ tạm bợ mà thôi, thằng nào sống dai thì cũng cỡ trăm năm là ra đi, sau khi ra đi thì tùy nghiệp lực mà tái sinh vào một trong 6 nẻo: Trời, người, atula, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Cõi trời và cõi người được coi là cõi lành, cõi sướng. Nhưng bọn mày thấy ngay trong cõi người này cũng rất nhiều khổ đau, kể cả là tỷ phú hoặc tổng thống đi nữa thì cũng có những phiền não, lo lắng, bất an trong tâm. Đức Phật ngày xưa nhận ra điều đó nên rời bỏ hoàng cung đi tu và giác ngộ (thoát khỏi khổ đau), nên đã dạy lại con đường giác ngộ đó.

Vì vậy, con người nên biết rằng mục đích quan trọng nhất khi được sinh ra làm người là tìm cách thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi vòng luân hồi vô lượng kiếp chứ không phải là mục đích tạo ra của cải vật chất, kiếm thật nhiều tiền. Tất nhiên là đại đa số đều không nhận thức được ý nghĩa, mục đích của cuộc sống như tao nói bên trên. Vì bản chất chúng sinh trong 6 nẻo này đều còn tham, sân, si rất nhiều. Thằng nào sớm nhận ra thì tìm con đường để thoát khỏi. Thằng nào chưa nhận ra được thì cứ tham, sân, si để tái sinh luân hồi thêm vô vàn kiếp sống nữa, rồi thích kiếm tiền, thích phát minh, thích chơi gái, thích hưởng thụ gì cứ hưởng...
làm gì mà diệt được tham, sân,si...
làm người có gì ko tốt mà cứ muốn siêu thoát, thần tiên còn muốn xuống trần để yêu đương...
 
Đó là cái tham trí tuệ ban đầu để tiến bước trên con đường tu tập giác ngộ. Còn như tao nói, ngay trước ngưỡng cửa đạt giác ngộ, nôm na là mày tu tập đến 99% rồi, còn 1% nữa, thì phải buông bỏ ngay cả ý muốn được giác ngộ (tâm tham vi tế) thì mới đạt được sự giác ngộ.

Trên thực tế, có 4 tầng thánh thì đến tầng thánh cuối cùng là A-la-hán tức là giác ngộ rồi, thì tâm tham mới hoàn toàn bị diệt trừ. 3 tầng thánh đầu tiên vẫn còn tâm tham ở mức độ vi tế, ẩn sâu trong vô thức, càng lên cao thì càng mỏng dần.
Xin tóm lược lại lời nói của Đại Đức @saigonvip bằng lược đồ sau 🙏

May be an image of text that says 'Tâm Bảng 7- Bốn tâm Thánh Đạo Trừ được Nhân Quả Thân kiến, Hoài nghi, Giới câm thủ Giảm nhẹ Dục Ái và Sân Sơ Đạo Nhị Đạo Tam đạo Duc Ái và Sân Thức tái sinh kiếp thứ tám, và chủng tử sa đọa Thức tái sinh kiếp thứ hai Thức tái sinh cõi Duc giá›i Không còn Thức tái sinh Tứ Đạo Sắc Ái, Vô Sắc Ái, Mạn, Phóng dật, Vô minh'
 
Mặc dù ko theo Đạo nào nhưng t tôn trọng các Đạo có lý tưởng vì loài người.
Với các bài kinh Phật t cho rằng nó là sự bổ sung, chỉnh sửa liên tục qua thời gian. Cái mà đích thực do Phật Thích Ca nghĩ, truyền lại chỉ là 1 phần nhỏ thôi. Chính do truyền lại qua nhiều người, nhiều nơi nên nó sẽ thêm bớt nhiều thứ.
Hiểu đơn giản như từ vài hạt ngô gieo trồng sau nó thành cả cánh đồng ngô. Và trong đó nó có đột biến, lai tạo... đi dù nhìn tổng thể nó vẫn là những cây ngô.
Việc học hết để tu thành chính quả, sang thế giới cực lạc..bla bla... đều do phim ảnh, sách vở hoặc các ông sư thuyết giảng. Còn khoa học không (hoặc chưa thể) cho rằng thế giới ấy có thật.
Anyway, thay vì đi sau phân tích t nghĩ học đc gì hay tốt thì học. Cũng như đi ăn buffet, chọn món nào ngon mà ăn. No là đc. Đâu ai ăn hết tất cả các món đâu.
 
làm gì mà diệt được tham, sân,si...
làm người có gì ko tốt mà cứ muốn siêu thoát, thần tiên còn muốn xuống trần để yêu đương...
Đức Phật có con từ khi ngài còn là thái tử con vua, khi đó chưa tu hành, chưa là Phật. Trước khi trốn nhà xuất gia vào rừng tu hành thì Đức Phật vẫn lấy vợ sinh con. Nhưng khi nhận ra cuộc sống này toàn là khổ đau, ai ai cũng phải sinh lão bệnh tử, thì ngài mới quyết đi tìm cách thoát khổ.

Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ. Ngài đã khái quát cái khổ của con người thành 8 loại khổ (bát khổ):
+ Sinh (sinh ra đời và tồn tại cũng phải trải qua những đau khổ);
+ Lão (tuổi già sức yếu là khổ);
+ Bệnh (đau ốm là khổ);
+ Tử (chết là khổ);
+ Ái biệt ly khổ (những người thân yêu phải xa nhau là khổ);
+ Oán tăng hội khổ (những người có oán thù mà phải gặp gỡ cũng khổ);
+ Cầu bất đắc khổ (điều mong cầu không toại nguyện là khổ);
+ "Ngũ ấm xí thịnh khổ" (thân ngũ đại của con người được gọi là thân ngũ ấm, đó là: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Thân ngũ đại của con người luôn bị chi phối, khổ sở bởi luật vô thường, bởi thất tình, lục dục lôi cuốn… làm cho khổ sở).
Đức Phật nói Khổ đế không phải để làm cho con người buồn chán, bi quan mà trái lại, làm cho mọi người nhìn rõ về quy luật và thực tế của cuộc sống để trân trọng những gì mình có, khi gặp cảnh khổ cũng không hoảng loạn mà điềm tĩnh đón nhận, không bị hoàn cảnh chi phối, tìm phương án giải quyết cho tốt đẹp.
 
Đức Phật có con từ khi ngài còn là thái tử con vua, khi đó chưa tu hành, chưa là Phật. Trước khi trốn nhà xuất gia vào rừng tu hành thì Đức Phật vẫn lấy vợ sinh con. Nhưng khi nhận ra cuộc sống này toàn là khổ đau, ai ai cũng phải sinh lão bệnh tử, thì ngài mới quyết đi tìm cách thoát khổ.

Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ. Ngài đã khái quát cái khổ của con người thành 8 loại khổ (bát khổ):
+ Sinh (sinh ra đời và tồn tại cũng phải trải qua những đau khổ);
+ Lão (tuổi già sức yếu là khổ);
+ Bệnh (đau ốm là khổ);
+ Tử (chết là khổ);
+ Ái biệt ly khổ (những người thân yêu phải xa nhau là khổ);
+ Oán tăng hội khổ (những người có oán thù mà phải gặp gỡ cũng khổ);
+ Cầu bất đắc khổ (điều mong cầu không toại nguyện là khổ);
+ "Ngũ ấm xí thịnh khổ" (thân ngũ đại của con người được gọi là thân ngũ ấm, đó là: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Thân ngũ đại của con người luôn bị chi phối, khổ sở bởi luật vô thường, bởi thất tình, lục dục lôi cuốn… làm cho khổ sở).
Đức Phật nói Khổ đế không phải để làm cho con người buồn chán, bi quan mà trái lại, làm cho mọi người nhìn rõ về quy luật và thực tế của cuộc sống để trân trọng những gì mình có, khi gặp cảnh khổ cũng không hoảng loạn mà điềm tĩnh đón nhận, không bị hoàn cảnh chi phối, tìm phương án giải quyết cho tốt đẹp.
Xin đảnh lễ 🙏 🙏 🙏

Thứ nhất, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta vốn dĩ cô đơn từ vô thủy luân hồi, mỗi người có một hạnh nghiệp riêng, dầu chúng ta có là cha, là mẹ, là chồng, là vợ, là con, là cái, là anh, là chị, là em, là cháu với nhau trong đời này thì chắc gì đời sau chúng ta gặp lại?

Thứ hai, cơ hội mang thân trời người, nhân thiên rất là khó; cơ hội đó đã khó, cơ hội được gặp nhau càng khó hơn.

Chúng ta vốn dĩ cô đơn, chúng ta cô đơn đã quen rồi, chúng ta quen khổ một mình, quen vui một mình, quen ác một mình, quen thiện một mình. Chẳng qua vì ảo giác, chúng ta thấy rằng một chiều mưa biên giới, ngồi một mình hiu quạnh cô độc quá chúng ta thèm một bàn tay, một mái tóc, một ánh mắt, một tia nhìn để sởi ấm lòng mình cho nó bớt cô quạnh, mình tưởng đó là tri âm tri kỷ nhưng không có dám đâu, nó chỉ góp phần chen lấn thôi, chứ niềm cô đơn của chúng ta vẫn muôn đời nằm đó không ai chia xẻ được cho mình đâu.

Chúng ta thấy rằng chính Đức Phật đã kêu gọi tinh thần độc cư, không phải đạo Phật là đạo bi quan, bắt mình ăn rồi cứ nghĩ ba cái chuyện bất tịnh, rồi niệm chết, rồi sa đọa, đã vậy bắt sống một mình.

Cái đạo gì buồn dữ trời, nhưng mà không, cái đạo này là đạo dành cho người trưởng thành, cho những người dám nhìn vào sự thật vì hôm nay anh có thấy được sự thật thì mai này anh có đối diện với nó, mới có thể tiếp tục ngon lành, bảnh bao. Còn bình thường lúc vô sự mà anh không có bản lãnh để thấy ra sự thật thì mai này nó ập vô mặt anh, anh làm sao anh chịu nổi?
 
Xin đảnh lễ 🙏 🙏 🙏

Thứ nhất, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta vốn dĩ cô đơn từ vô thủy luân hồi, mỗi người có một hạnh nghiệp riêng, dầu chúng ta có là cha, là mẹ, là chồng, là vợ, là con, là cái, là anh, là chị, là em, là cháu với nhau trong đời này thì chắc gì đời sau chúng ta gặp lại?

Thứ hai, cơ hội mang thân trời người, nhân thiên rất là khó; cơ hội đó đã khó, cơ hội được gặp nhau càng khó hơn.

Chúng ta vốn dĩ cô đơn, chúng ta cô đơn đã quen rồi, chúng ta quen khổ một mình, quen vui một mình, quen ác một mình, quen thiện một mình. Chẳng qua vì ảo giác, chúng ta thấy rằng một chiều mưa biên giới, ngồi một mình hiu quạnh cô độc quá chúng ta thèm một bàn tay, một mái tóc, một ánh mắt, một tia nhìn để sởi ấm lòng mình cho nó bớt cô quạnh, mình tưởng đó là tri âm tri kỷ nhưng không có dám đâu, nó chỉ góp phần chen lấn thôi, chứ niềm cô đơn của chúng ta vẫn muôn đời nằm đó không ai chia xẻ được cho mình đâu.

Chúng ta thấy rằng chính Đức Phật đã kêu gọi tinh thần độc cư, không phải đạo Phật là đạo bi quan, bắt mình ăn rồi cứ nghĩ ba cái chuyện bất tịnh, rồi niệm chết, rồi sa đọa, đã vậy bắt sống một mình.

Cái đạo gì buồn dữ trời, nhưng mà không, cái đạo này là đạo dành cho người trưởng thành, cho những người dám nhìn vào sự thật vì hôm nay anh có thấy được sự thật thì mai này anh có đối diện với nó, mới có thể tiếp tục ngon lành, bảnh bao. Còn bình thường lúc vô sự mà anh không có bản lãnh để thấy ra sự thật thì mai này nó ập vô mặt anh, anh làm sao anh chịu nổi?
@Olineasdf Xin đảnh lễ 🙏 🙏 🙏
 
Tui chết; tui đi hoả táng
Xin lỗi không ủng hộ ông được
Đã là con người không ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Trường sinh, kéo dài sự sống thì có nhưng "bất lão" thì không bao giờ có, vì nó đi ngược lại 3 đặc tính của vạn vật là Khổ - Vô thường - Vô ngã.

Nhìn chung đa số các tôn giáo đều hướng con người sống thiện, nhưng duy nhất hiện nay chỉ có Đạo Phật, cụ thể là Phật Giáo Nguyên Thủy giảng dạy con đường tu tập giải thoát gần sát nhất so với những gì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy cách đây hơn 2500 năm.
 
Thời gian kiếp người hỏng có nhiều. Mình lấy tờ 100 đồng mình đổi ra 5 tờ 20, thì tờ 20 nào trong số 5 tờ ấy nó cũng có giá trị tương đương, tờ nào cũng có giá trị giống nhau. Nhưng cái thời gian trong kiếp người nó không phải như vậy.
Hai mươi năm đầu đời nó không có giống như 20 năm tiếp theo.

Tức là: Từ 1 tới 20 tuổi: cái 20 năm đó nó không có giống từ 20 cho tới 40, rồi cái thời gian từ 40 cho tới 60 nó lại không có giống với 20 năm trước đó. Rồi từ 60 tới 80 thì mang tiếng cũng là 20 năm, đúng, nhưng mà cái chuyện mà mình có thể làm được nó ít, ít lắm.

Đấy, thấy rõ ràng như vậy. Nghĩa là mỗi một thời đoạn trong đời mình, chúng ta chỉ làm một ít việc thôi, và cái điều kiện tâm lý của mỗi lứa tuổi nó cũng không giống nhau. Có nhiều việc chúng ta cần đến cái nhiệt huyết của tuổi trẻ thì tuổi trẻ không còn nữa. Có nhiều lúc chúng ta cần đến ái sự bình thản, nhẹ nhàng của người lớn tuổi thì khổ thay lúc đó chúng ta đã cằn cỗi quá rồi, chúng ta đã qua khỏi giai đoạn bình thản rồi, chúng ta đã qua tới giai đoạn lú lẫn rồi.

Hiểu được cái này mình mới thấy, "Ồ! Thì ra thời gian nó quí quá". Cái chuyện mà nằm dật dựa, lăn qua trở lại, đó là sự hoang phí không có thể nào mà gọi là bỏ qua được. Cái đó phải nhắc tới.

Chúng ta cứ nhớ: Cái bịnh có thể đến với mình bất cứ lúc nào, cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào, tai nạn có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Cái chuyện nó dễ xảy ra như vậy. Bịnh hoạn, tai nạn, chết chóc, bao nhiêu cái chuyện khác, thị phi, rồi kiện cáo ... Ai biết được? Thù oán, ai biết? Mấy cái đó toàn là trên trời nó rớt xuống không hà. Trên trời nó rớt xuống vậy đó.

Cho nên là thời gian trong kiếp người nó không có nhiều, nó không có đủ để mà chúng ta hoang phí nó bằng cách là tìm đến sự an dưỡng, ngủ nghĩ 🙏
 
Đức Phật có con từ khi ngài còn là thái tử con vua, khi đó chưa tu hành, chưa là Phật. Trước khi trốn nhà xuất gia vào rừng tu hành thì Đức Phật vẫn lấy vợ sinh con. Nhưng khi nhận ra cuộc sống này toàn là khổ đau, ai ai cũng phải sinh lão bệnh tử, thì ngài mới quyết đi tìm cách thoát khổ.

Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ. Ngài đã khái quát cái khổ của con người thành 8 loại khổ (bát khổ):
+ Sinh (sinh ra đời và tồn tại cũng phải trải qua những đau khổ);
+ Lão (tuổi già sức yếu là khổ);
+ Bệnh (đau ốm là khổ);
+ Tử (chết là khổ);
+ Ái biệt ly khổ (những người thân yêu phải xa nhau là khổ);
+ Oán tăng hội khổ (những người có oán thù mà phải gặp gỡ cũng khổ);
+ Cầu bất đắc khổ (điều mong cầu không toại nguyện là khổ);
+ "Ngũ ấm xí thịnh khổ" (thân ngũ đại của con người được gọi là thân ngũ ấm, đó là: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Thân ngũ đại của con người luôn bị chi phối, khổ sở bởi luật vô thường, bởi thất tình, lục dục lôi cuốn… làm cho khổ sở).
Đức Phật nói Khổ đế không phải để làm cho con người buồn chán, bi quan mà trái lại, làm cho mọi người nhìn rõ về quy luật và thực tế của cuộc sống để trân trọng những gì mình có, khi gặp cảnh khổ cũng không hoảng loạn mà điềm tĩnh đón nhận, không bị hoàn cảnh chi phối, tìm phương án giải quyết cho tốt đẹp.
nếu đã bình tĩnh đón nhận rồi thì cõi nào cũng như cõi nào thôi. Cần gì phải đi niết bàn...Còn cứ cố chấp đi niết bàn, thì há chẳng phải vẫn tham, sân, si đó sao.
 
Đã là con người không ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Trường sinh, kéo dài sự sống thì có nhưng "bất lão" thì không bao giờ có, vì nó đi ngược lại 3 đặc tính của vạn vật là Khổ - Vô thường - Vô ngã.

Nhìn chung đa số các tôn giáo đều hướng con người sống thiện, nhưng duy nhất hiện nay chỉ có Đạo Phật, cụ thể là Phật Giáo Nguyên Thủy giảng dạy con đường tu tập giải thoát gần sát nhất so với những gì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy cách đây hơn 2500 năm.
Thoát luân hồi; về với vũ trụ:shame:
Universe
Uni = một
Verse = bản thể
 
Đã là con người không ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Trường sinh, kéo dài sự sống thì có nhưng "bất lão" thì không bao giờ có, vì nó đi ngược lại 3 đặc tính của vạn vật là Khổ - Vô thường - Vô ngã.

Nhìn chung đa số các tôn giáo đều hướng con người sống thiện, nhưng duy nhất hiện nay chỉ có Đạo Phật, cụ thể là Phật Giáo Nguyên Thủy giảng dạy con đường tu tập giải thoát gần sát nhất so với những gì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy cách đây hơn 2500 năm.
Chỉ mấy thằng khùng mới đem cái xác khô, vô tri đem đi ướp lại 🙏
Rồi tiếp tục " Sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" 🙏🙏🙏
 
nếu đã bình tĩnh đón nhận rồi thì cõi nào cũng như cõi nào thôi. Cần gì phải đi niết bàn...Còn cứ cố chấp đi niết bàn, thì há chẳng phải vẫn tham, sân, si đó sao.
Xin hãy bổ cập thêm kiến thức : Dục (Chanda) và Tham (Lobha) 🙏
 
84000 pháp uẩn 🙏

Tạng Luật 21000 pháp uẩn
Tạng Kinh 21000 pháp uẩn
Tạng Vi Diệu Pháp 42000 pháp uẩn

Tổng là 84000 pháp uẩn 🙏

Ví dụ trong bộ Pháp Tụ phần Mẫu đề Tam câu đầu tiên :
" Các pháp thiện; các pháp bất thiện; các pháp vô ký" là 1 pháp uẩn 🙏
" Các pháp tương ưng thọ lạc; các pháp tương ưng thọ khổ; các pháp tương ưng thọ bất khổ bất lạc " là 1 pháp uẩn 🙏

Lành thay 🙏🙏🙏
505853.jpg

Nay sài avatar khởi tâm dâm dục quá nhe khầy
 
nếu đã bình tĩnh đón nhận rồi thì cõi nào cũng như cõi nào thôi. Cần gì phải đi niết bàn...Còn cứ cố chấp đi niết bàn, thì há chẳng phải vẫn tham, sân, si đó sao.
Tao xin copy lại ở trên.
Đúng vậy, trước ngưỡng cửa của sự giác ngộ thì phải buông xả ngay cả "ý muốn được giác ngộ". Câu chuyện về ngài Ananda, thị giả của Đức Phật ngày xưa nỗ lực tu tập để giác ngộ ngay trong đêm cũng không thể giác ngộ, chỉ khi buông xả ý muốn đó, thì lại giác ngộ một cách tình cờ.

Còn Đức Phật khi nhận ra khổ đau, muốn tìm con đường giải thoát, đó là tâm ham muốn khi ngài chưa giác ngộ, lúc đó vẫn còn là thái tử con vua, là phàm phu, là con người bình thường. Nhưng đó là sự ham muốn đầy trí tuệ đó mày. Đang ở một hoàn cảnh vô cùng tốt, cơ hội làm vua, vợ đẹp, con ngoan, mà nhận ra khổ đau để muốn tìm đường giải thoát là trí tuệ không đùa được đâu.

Đạo Phật không chỉ dạy người ta sống tốt để tích đức cho kiếp sau. Đạo là đường, Phật là giác ngộ. Đạo Phật là con đường giác ngộ, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong 6 nẻo luân hồi. Một bậc giác ngộ sau khi chết sẽ không còn tái sinh, không còn khổ đau, thể nhập với vũ trụ, an vui vĩnh hằng.

Cần gì phải đi niết bàn: Nếu kiếp này không nhập Niết Bàn, thì các kiếp tiếp theo lại tiếp tục luân hồi trong khổ đau, cứ như vậy cho đến khi nào nhập Niết Bàn thì mới hết khổ.
 
Top