Luận án tiến sỹ của Thích Chân Quang

pos

Thôi vậy thì bỏ
Hôm nay mời mọi người đọc và thảo luận về luận án tiến sỹ của anh Thích Chân Quang, tức Vương Tấn Việt, để tài “nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật VN”
Toàn văn luận án ở đây: https://thientonphatquang.com/toan-...rong-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam/

Tóm tắt luận án:
Luận án của anh Quang cho rằng hiện nay trên thế giới, cũng như ở VN, thì mọi người đòi hỏi quyền nhiều quá, mà quên đi nghĩa vụ, kể cả Liên hiệp quốc chỉ có tuyên ngôn nhân quyền chứ chưa có tuyên ngôn nghĩa vụ con người.

Anh lý luận rằng
- Nghĩa vụ là cái đi trước quyền, có nghĩa vụ mới có quyền, nghĩa vụ tạo ra nguồn lực xã hội, có nguồn lực rồi thì mới có quyền.
- Quyền con người không phải là tự nhiên mà phải do quy định pháp luật.
- Nhà nước quy định việc thực thi Nghĩa vụ, tạo nguồn lực cho cho quốc gia, nhà nước điều phối biến nguồn lực thành Quyền để cung cấp lại cho người dân.
- Kiến nghị Liên Hiệp quốc thông qua tuyên bố về nghĩa vụ con người.
 
1/ Nhầm lẫn khái niệm cơ bản

Sau đây là những chỗ anh Quang đang hiểu sai và nhập nhèm các khái niệm với nhau, anh không phân biệt được khái niệm “Quyền”, “Quyền con người” và “thụ hưởng”, anh viết trong luận án như sau:
Đề cao Quyền con người, cũng chính là đề cao sự thụ hưởng, cũng chính là đề cao lòng ích kỷ, gây nên sự xuống cấp của các giá trị đạo đức trong xã hội (trang 2 luận án)
Thứ tư, tạo nên sự cân bằng trong thực tế cuộc sống giữa sự thụ hưởng (Quyền) và sự cống hiến (Nghĩa vụ) (trang 31 luận án)


Ở chỗ khác thì anh nhầm quyền với lợi ích:
Vào thời kỳ sơ khai, cộng đồng căn bản nhất của con người là gia đình, bao gồm vợ chồng và con cái. Theo bản năng tự nhiên, con người phải tự xoay sở kiếm sống, luôn muốn thu gom lợi ích (Quyền) về cho mình như chim thú, trái cây, nguồn nước, đất đai... càng nhiều càng tốt.(trang 80, luận án)

Những đoạn văn sau anh viết bị nhập nhằng, nhầm lẫn giữa Quyền, Quyền con người và sự thụ hưởng, anh còn viết thẳng quyền con người là sự thụ hưởng.
Quyền là sự thụ hưởng lợi ích cho bản thân nên có tính vị kỷ, còn Nghĩa vụ là tinh thần chăm lo cho người khác nên mang ý nghĩa của lòng vị tha.(trang 32, luận án)
Quan điểm phải thực thi Nghĩa vụ trước rồi mới có Quyền để thụ hưởng là một điều hợp lý. Trong thực tế cuộc sống, người có Quyền là người được phép thụ hưởng những lợi ích do người khác phục vụ, chăm sóc; được thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, được làm điều mình muốn mà không bị ngăn cản. Còn người có Nghĩa vụ là người phục vụ cho người khác, không ngăn chặn việc thụ hưởng Quyền của người khác. Như vậy, Quyền con người chính là sự thụ hưởng và Nghĩa vụ con người chính là sự cống hiến.(trang 44, luận án)
Quyền là thụ hưởng và Nghĩa vụ là cống hiến. Khi con người cống hiến nhiều thì đất nước phát triển. Khi con người thụ hưởng nhiều mà lãng quên đi Nghĩa vụ thì vô số hệ lụy sẽ xảy ra, buộc nhân loại phải đối mặt với những vấn đề thách thức lớn lao.(trang 176)


Trước hết, trên mặt lý thuyết, khái niệm “Quyền” hay “quyền con người” hoàn toàn khác khái niệm “thụ hưởng”, tôi xin phép trích dẫn định nghĩa pháp lý của khái niệm”quyền”:
Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Còn đây là định nghĩa về “quyền con người” theo Văn phòng cao ủy Liên Hiệp quốc:
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người.

Rõ ràng, các khái niệm luật pháp cơ bản về quyền hay quyền con người khác hoàn toàn với “thụ hưởng” hay “hưởng thụ”, nhưng anh Quang vẫn cứ vô tư nhắc đi nhắc lại trong luận án.
 
Về phương diện thực tế, tôi sẽ lấy các ví dụ cơ bản để phân biệt giữa “quyền” và sự việc, hoạt động nói chung.

Ví dụ đầu tiên, ta xem xét các câu sau đây,

Nhóm (1)
- Anh @Nmlam ăn phở (1)
- Anh @HiromotoVoz tán gái (1)
- Anh @Nhà Cách Mạng cướp chính quyền(1)
- Anh @de Star lái ô tô(1)

Nhóm (2)
- Anh @Nmlam có quyền ăn phở (2)
- Anh @HiromotoVoz có quyền tán gái (2)
- Anh @Nhà Cách Mạng không có quyền cướp chính quyền(2)
- Anh @de Star không có quyền lái ô tô (2)

Các phát biểu ở nhóm (1) chỉ mô tả sự việc/hoạt động mà không đề cập sự việc/hoạt động đó có được pháp luật công nhận hay không.
Các phát biểu ở nhóm (2) chỉ nêu một sự việc, hoạt động có được pháp luật công nhận và bảo vệ hay không, nó không nêu sự việc đó có xảy ra hay không.
Vậy sự việc, hoạt động nói chung diễn ra không liên quan đến quyền gì cả.

Ta sang tiếp ví dụ thứ hai, chứng minh “hưởng thụ” hay sử dụng, tiêu thụ đều là một trong những hoạt động cụ thể, nó vẫn khác biệt hoàn toàn so với quyền.

Giờ anh @TrienChjeu có quyền sở hữu biệt thự (quyền sở hữu tài sản), nhưng điều đó không có nghĩa là anh @TrienChjeu có sở hữu biệt thự trong thực tế. Đương nhiên để sở hữu biệt thự thì anh @TrienChjeu phải tự xây biệt thự hoặc đi kiếm tiền hợp pháp rồi mua biệt thự, khi sở hữu biệt thự rồi thì anh @TrienChjeu mới “hưởng thụ” cái biệt thự đó được (sống, nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống, tránh nắng mưa... bên trong). Nhìn rộng ra toàn xã hội, ai chả có quyền sở hữu biệt thự, ô tô, nhà nước có cấm đâu, nhà nước công nhận quyền đó cơ mà, nhưng đâu phải ai cũng có biệt thự, ô tô, muốn có thì tự đi lao động mà kiếm biệt thự ô tô chứ ai lo được. Rõ ràng, quyền không phải là hưởng thụ, mà nó chỉ công nhận việc sở hữu và hưởng thụ cái đó là hợp pháp.
Sang một ví dụ khác, anh @phikong7 mua một cây súng bằng tiền hợp pháp, nhưng luật pháp không công nhận sự sở hữu súng, vậy anh sẽ gặp rủi ro về pháp lý khi sở hữu hay sử dụng, hưởng thụ khẩu súng (đi săn thú, đi tập bắn) do anh không có quyền sở hữu, sử dụng, hưởng thụ súng.

Quyền là một khía cạnh khác so với hưởng thụ, sử dụng, có cái này chưa chắc có cái kia và ngược lại.

Tiếp tục ví dụ thứ ba, ai cũng có quyền được sống là quyền cơ bản nhất, được ghi rõ trong tuyên ngôn nhân quyền 1948, điều 3 và hiến pháp VN 2013, điều 19, giờ có mấy cụ U90, bệnh tật đầy người, ung thư tiểu đường đột quỵ đủ cả, bác sỹ trả về nhưng cụ nào cũng muốn sống thêm nữa, các cụ giơ tuyên ngôn nhân quyền với hiến pháp ra đọc thì các cụ có sống thêm được không? Không hề, các cụ vẫn có quyền sống, nhưng sống được hay không là do chính bản thân các cụ và quy luật tự nhiên. Luật pháp công nhận quyền được sống của các cụ, nhà nước sử dụng lực lượng và nguồn lực để không ai xâm phạm đến quyền sống đó của các cụ, còn tự bản thân các cụ có sống được hay không, quy luật tự nhiên có cho các cụ sống hay không là chuyện khác. Rõ ràng. có quyền sống không đồng nghĩa với hưởng thụ cuộc sống.

Như vậy anh Quang đang nhầm lẫn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn trong việc hiểu rõ và phân biệt các khái niệm cơ bản.
 
2/ Từ nhầm lẫn trong khái niệm cơ bản dẫn đến nhầm lẫn trong quy luật

Anh Quang viết trong luận án:
Chỉ khi con người thực thi Nghĩa vụ một cách đầy đủ mới tạo ra được nguồn lực dồi dào cho xã hội. Quyền con người chỉ được đảm bảo khi nguồn lực xã hội dồi dào (trang 31, luận án).
Tính nền tảng, tiền đề trong tương quan với Quyền con người: Nghĩa vụ là cơ sở để tạo ra nguồn lực, điều kiện cho Quyền, tức là cống hiến tạo ra thành quả làm nguồn lực cho sự thụ hưởng; (trang 79, luận án)


Từ đây ta có thể thấy rằng anh Quang đang nhầm lẫn, anh cho rằng Nghĩa vụ tạo ra nguồn lực xã hội (hay của cải vật chất) còn Quyền thì tiêu thụ nguồn lực xã hội, nên anh kết luận muốn có Quyền thì phải có Nghĩa vụ trước. Thực ra mệnh đề đúng phải là “Lao động” tạo ra của cải vật chất, có của cải vật chất rồi thì mới có “Hưởng thụ”, Lao động là tiền đề của Hưởng thụ chứ không phải Nghĩa vụ là tiền đề của Quyền. Quyền không phải là sự sử dụng hay tiêu thụ của cải

Lao động - tạo ra của cải - Hưởng thụ (sơ đồ đúng)
Nghĩa vụ - nguồn lực xã hội - Quyền (sơ đồ của anh Quang, sai)

Anh Quang trình bày công thức như sau:
Một, tổng số giữa Quyền và Nghĩa vụ. Quyền mang dấu âm vì thụ hưởng lấy đi bớt nguồn lực của xã hội, Nghĩa vụ mang dấu dương vì cống hiến tạo bổ sung thêm cho nguồn lực xã hội.
Nghĩa vụ + Quyền = Nguồn lực xã hội
Nếu kết quả là âm (cống hiến ít hơn thụ hưởng) thì xã hội sẽ thiệt thòi không còn nguồn lực để phát triển. Nếu kết quả là dương (cống hiến nhiều hơn thụ hưởng) thì nguồn lực xã hội được tích lũy dư dả để phát triển. (trang 3)


Tôi không hiểu anh lấy đâu ra cái công thức trên, Quyền là khái niệm pháp lý chỉ sự công nhận về mặt pháp luật, sao quyền lại lấy đi nguồn lực xã hội được, chỉ có hưởng thụ, sử dụng, tiêu thụ mới lấy đi nguồn lực, làm tiêu hao của của cải vật chất. Có lẽ suy nghĩ của anh vẫn là từ mối quan hệ Lao động – Hưởng thụ

Công thức cơ bản có lẽ sẽ như thế này:
Lao động – (dấu trừ nhé) Hưởng thụ = Của cải tích lũy được.
Nghĩa là một người lao động tạo ra sản phẩm và được trả lương 20 triệu, sau đó anh ta tiêu (hưởng thụ) 15 triệu, thì anh ta tích lũy được 5 triệu còn lại. Công thức này chỉ đúng cho cá nhân, còn cho xã hội thì chưa chắc, do nền kinh tế phức tạp hơn cái ta nghĩ.
Còn hiểu như kiểu của anh Quang, giờ cả nước ai cũng có quyền sở hữu ô tô, anh tự suy ra ai cũng lấy đi bớt của xã hội ít nhất 1 cái ô tô, thì có gom ô tô của cả thế giới cũng chưa đủ để phân phát cho mọi người, chả có quốc gia hay thế giới nào vận hành được như vậy.

Từ những suy nghĩ sai lầm về quy luật tự nhiên, anh mạnh dạn chối bỏ quyền và nhân quyền:
Nguyên tắc Quyền không tách rời Nghĩa vụ còn được hiểu là: nếu ai không thực thi Nghĩa vụ thì đương nhiên không được hưởng Quyền hợp pháp (Nhân quyền). Điều cần nhấn mạnh là trong xã hội luôn tồn tại những người lười biếng, thiếu thiện chí. Họ hoàn toàn có khả năng (sức khỏe, nhận thức, kiến thức, kỹ năng…) để thực thi Nghĩa vụ nhưng chỉ thích thụ hưởng phúc lợi, trợ cấp mà không chịu làm việc hoặc chỉ làm việc hời hợt. Sự đóng góp của họ là hoàn toàn không tương xứng với Quyền được thụ hưởng. Đối với những người kém thiện chí này, nguyên tắc pháp lý “Quyền và Nghĩa vụ đi đôi” cần phải được áp dụng nghiêm khắc để buộc họ phải có một cuộc sống công bằng hơn. (trang 39, luận án)

Kẻ nào lười biếng, thiếu thiện chí, ham chơi lười làm thì tự khắc quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội sẽ dạy cho hắn biết thế nào là nghèo là khổ, hắn có đòi hỏi thế chứ đòi hỏi nữa cũng đâu có tác dụng gì, chả có đâu ra mà thụ với hưởng, cái này chả liên quan gì đến nhân quyền. Chẳng có lý do gì để anh tước bỏ nhân quyền của họ chỉ vì họ lười biếng thiếu thiện chí.
 
3/ Quyền con người là tự nhiên hay có điều kiện

Anh Quang khẳng định trong luận án là quyền con người là có điều kiện, không phải quyền tự nhiên.
Quan điểm của luận án cho rằng, tuỳ theo góc nhìn mà ta nói rằng Quyền con người là tự nhiên hay là do quy định của pháp luật. Quan điểm Quyền tự nhiên xuất phát từ tiềm thức từ thời hồng hoang, khi mà dân số còn thưa thớt, tài nguyên còn dồi dào, rừng hoang còn mênh mông, con người được tự do chiếm hữu các lợi ích từ thiên nhiên mà vẫn không xung đột nhau. Đến khi cộng đồng xã hội phát triển, dân số đông lên, con người không còn muốn lấy gì thì lấy, muốn làm gì thì làm theo ý riêng của mình nữa, mà phải theo quy định chung (pháp luật) để tránh xung đột với nhau. Lúc này, khái niệm Quyền con người phải là do quy định của pháp luật chứ không còn là tự nhiên như ngày xưa nữa. (trang 34, luận án)

Trước hết phải nhắc anh Quang phân biệt rõ, quyền con người không phải là tự do chiếm hữu, muốn lấy gì thì lấy, muốn làm gì thì làm. Cái mà anh nói “tự do chiếm hữu” đó là trạng thái hoang dã của loài người, chứ không phải quyền con người, mời anh Quang đọc lại định nghĩa quyền con người tôi đã trích dẫn ở trên. Quyền con người được Liên Hiệp quốc và các tổ chức nhân quyền trên thế giới xác định rõ ràng mạch lạc bằng các văn bản cụ thể chứ không phải xuất phát từ tiềm thức hồng hoang. Thế một loạt các công ước quốc tế về quyền con người, nước VN cũng đã ký kết, nó là “từ tiềm thức hồng hoang” hả anh Quang?

Tuyên ngôn nhân quyền thông qua năm 1948, Liên Hiệp Quốc khẳng định các quyền con người là quyền tự nhiên, tức là con người từ khi sinh ra đã được hưởng quyền này rồi.
Ngay lời mở đầu tuyên ngôn: Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,
Điều đầu tiên của tuyên ngôn khẳng định quyền từ khi được sinh ra:
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.

Anh Quang đã thấy văn bản của Liên Hiệp Quốc đủ ép phê chưa, nếu chưa đủ hay anh còn chưa tin quyền con người là tự nhiên thì tôi lại đưa thêm dẫn chứng nữa, hẳn anh Quang còn nhớ ông Cung, người rất nổi tiếng mà anh nhận vơ là bác ruột, ông ấy đọc bản tuyên ngôn độc lập có trích dẫn tuyên ngôn của nước Mỹ, như sau:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Đấy, quyền của người ta là tạo hóa ban cho, từ khi sinh ra người ta đã được hưởng, vậy mà trong luận án của anh Quang thì anh kết luận là phải theo quy định pháp luật. Vậy nếu một chế độ độc tài chúng nó chỉ cần không đưa quy định vào trong pháp luật thì con người mất hết nhân quyền rồi, quá đơn giản.

Để thực hiện theo như luận án của anh thì phải kiến nghị nhà nước bác bỏ tuyên ngôn độc lập của ông Cung hoặc loại bỏ câu văn có nhân quyền trong đó, rồi sau đó nhà nước tuyên bố bác bỏ tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp quốc, do tuyên ngôn có lời mở đầu và điều 1 không phù hợp với định hướng hay sự hiểu biết của anh Quang trong luận án.

Về mặt nguyên lý tự nhiên, khi một con người được sinh ra thì họ đã tự có các quyền cơ bản trước như quyền được sống, được nói chuyện, được vui chơi, được học hành .... không cần điều kiện gì cả, chưa cần có nghĩa vụ nào hết. Chỉ đến khi đứa trẻ lớn lên, thì mới bắt đầu xuất hiện nghĩa vụ khi đã hội đủ điều kiện:

- Nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, khi đủ điều kiện đứa trẻ được giáo dục, đủ trưởng thành để hiểu và hành động theo pháp luật.
- Nghĩa vụ quân sự: điều kiện là nam giới, đủ 18 tuổi.
- Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân: điều kiện khi thu nhập trên 11 triệu
- Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp: điều kiện kinh doanh có lãi.
Vậy anh Quang hiểu sai cơ bản, nghĩa vụ không phải là điều kiện của Quyền, mà Quyền con người nó là cái tự nhiên đến trước, còn nghĩa vụ là cái đến sau, khi đã có đủ điều kiện mới hình thành nghĩa vụ.
 
4/ Vai trò của nhà nước đối với Quyền

Anh Quang cho rằng nhà nước đóng vai trò điều phối giữa quyền và nghĩa vụ, anh viết:
Quyền con người phải đi đôi với Nghĩa vụ con người, các cá nhân được hưởng Quyền thì cũng phải thực thi Nghĩa vụ. Nhà nước chỉ đóng vai trò là chủ thể điều phối giữa Quyền con người và Nghĩa vụ con người mà thôi. Nhà nước không tự mình cung cấp các Quyền con người hay tự đặt ra các Nghĩa vụ cho con người. Các cá nhân muốn được hưởng nhiều Quyền thì buộc phải thực thi nhiều Nghĩa vụ để tạo nên nguồn lực dồi dào cho xã hội. Nhà nước đóng vai trò trung gian (intermediary) điều phối nguồn lực này, chuyển hóa nguồn lực này thành quyền lợi cho các cá nhân, cho cộng đồng. (trang 31)

Anh Quang cho rằng nhà nước “tạo điều kiện” để dân được hưởng quyền
Bằng pháp luật, nhà nước quy định cụ thể và hướng dẫn người dân thực thi Nghĩa vụ, cũng như ghi nhận và tạo điều kiện để họ được hưởng Quyền và Lợi ích hợp pháp tương xứng (trang 50)

Nếu anh Quang có đọc kỹ và hiểu được tuyên ngôn nhân quyền 1948 thì anh phải biết rằng, đó là các quyền cơ bản của con người từ khi được sinh ra. Nhà nước, chính phủ phải có trách nhiệm đảm bảo quyền cơ bản đó cho mỗi người bằng luật pháp, nguồn lực mà nó có trong tay, nếu một nhà nước mà chưa có được hệ thống luật pháp bảo vệ quyền con người, hoặc chưa có hoạt động đủ tích cực để bảo vệ điều đó, thì nhà nước đó chưa hoàn thành trách nhiệm. Trích dẫn tuyên ngôn nhân quyền 1948,
ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.


Chứ không phải là cái kiểu ban phát quyền con người có điều kiện như anh mô tả, con người thực thi nhiều nghĩa vụ đi nhé, thì mới có nhiều nguồn lực (của cải vật chất), khi nhà nước nắm trong tay nhiều nguồn lực thì mới phân phát lại cho người dân quyền. Nhà nước còn “tạo điều kiện” cho dân hưởng Quyền là chết rồi, thế nhỡ một ngày đẹp trời nhà nước không thích thì nhà nước thôi không tạo điều kiện nữa thì dân mất quyền. Cái sai này của anh Quang vẫn xuất phát từ sự nhầm lẫn giữa Quyền và hưởng thụ, giữa lao động với nghĩa vụ mà tôi trình bày ở trên.

Anh Quang đề xuất mô hình nhà nước.
Ba là, nhà nước Điều phối: nhân loại cần hướng đến một mô hình nhà nước tiến bộ hơn, trong đó, nhà nước không định đoạt thân phận của người dân (như trong nhà nước chuyên chế), cũng không cung cấp Quyền con người một chiều (như trong nhà nước dân chủ tư sản). Nhà nước kiểu thứ ba này sẽ có Nghĩa vụ điều phối khéo léo giữa Quyền và Nghĩa vụ của người dân một cách hợp lý, công bằng và nhân bản nhất. Nghĩa là, nhà nước tạo cơ hội để người dân thực thi Nghĩa vụ, người dân tạo ra nguồn lực xã hội, nhà nước sẽ sử dụng nguồn lực đó để cung cấp Quyền và Lợi ích hợp pháp trở lại cho người dân. (trang 50)

Không có nhà nước dân chủ tư sản nào cung cấp quyền con người, cũng như không có nhà nước nào điều phối quyền con người, một nhà nước như vậy là một nhà nước vứt đi, nó đi trái với quy luật tự nhiên và trái với tuyên ngôn nhân quyền 1948. Nhà nước không phải là ông chủ của con người mà ban phát, phân phối với điều phối quyền. Một nhà nước như vậy là một nhà nước lạc hậu hơn cả nhà nước phong kiến chứ tiến bộ cái nỗi gì.

Anh viết ở một đoạn khác:
Để cho nhân dân có Quyền con người thì nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo đời sống cho nhân dân, có trách nhiệm điều phối Quyền và Nghĩa vụ cho người dân, và chính người dân cũng phải thực thi Nghĩa vụ một cách đầy đủ.(trang 35)

Không có nhà nước nào mà chăm lo đời sống nhân dân cả, bản thân nhà nước có lao động sản xuất làm ra của cải gì đâu mà đòi chăm lo cho ai, nhân dân phải tự lao động tạo ra của cải để chăm lo cho bản thân mình và trích một phần lao động của mình để nộp cho nhà nước dưới hình thức thuế, chính nhân dân mới chăm lo cho nhà nước. Nhà nước được nhân dân chăm lo (thu thuế) thì phải có nghĩa vụ phục vụ nhân dân xứng đáng với đồng thuế của nhân dân bỏ ra.

Theo như cách hiểu của tôi, vì nhầm lẫn giữa hưởng thụ và quyền, giữa lao động và nghĩa vụ nên anh Quang có những lý luận như trên. Giờ tôi tiếp tục đặt giả thiết theo như lý luận của anh Quang ở phần này, con người lao động (không phải nghĩa vụ) tạo ra của cải vật chất, rồi nhà nước tiến hành phân phối của cải vật chất đó cho mọi người hưởng thụ (không phải quyền nhé)

Kể cả với cách hiểu như vậy thì anh cũng vẫn mắc sai lầm cơ bản về quy luật kinh tế, nền kinh tế mà anh nói tới là nền kinh tế XHCN quan liêu bao cấp mà chính VN đã bắt buộc phải từ bỏ sau khi nhận hậu quả đất nước nghèo đói, nhân dân ăn bo bo ngập mồm. Nếu con người lao động tạo ra của cải rồi để nhà nước phân phối cái của cải đó thì không ai chịu lao động cả, người ta chỉ lao động vì động cơ lợi ích cho bản thân, người ta phải được làm chủ thành quả lao động của chính bản thân mình, tùy ý sử dụng, phân phối. Bài viết sẽ không lan man nhiều sang lĩnh vực kinh tế, cái này Adam Smith đã tổng kết trong cuốn “của cải của các dân tộc”.
 
Bài này hội đồng cừu có phân tích. Thằng ma tăng cố tình đánh tráo khái niệm giữa
Quyền cơ bản : tự do ngôn luận, sống, bảo đảm an toàn thân thể tính mạng với “Đặc quyền” . Rồi từ đó bắt mọi người phải cống hiến cung phụng để dc hưởng những thứ đáng ra đã có
 
5/ Kiến nghị LHQ thông qua tuyên ngôn về nghĩa vụ con người

Anh Quang kiến nghị một lô một lốc các nghĩa vụ của con người để liên hiệp quốc thông qua, như sau:
- Con người cũng có Nghĩa vụ cống hiến cho cộng đồng nhân loại những điều tốt đẹp (điều 5)
- Con người có Nghĩa vụ yêu nước (điều 8)
- Con người có Nghĩa vụ suy nghĩ về một thế giới đại đồng (điều 8)
- con người cũng có Nghĩa vụ lao động làm việc (điều 9)
- con người cũng có Nghĩa vụ giúp đỡ nhau tìm thấy công ăn việc làm (điều 13)
- con người cũng có Nghĩa vụ chủ động rèn luyện sức khỏe (điều 15)
- con người cũng có Nghĩa vụ không để cho ai chung quanh mình bị đói kém (điều 16)
- con người cũng có Nghĩa vụ tuân thủ chính sách điều phối di dân của nhà nước sở tại (điều 22)
- Tất cả mọi người đều phải có Nghĩa vụ đi tìm hạnh phúc cho nhau (điều 30)
- Tất cả mọi người đều có Nghĩa vụ phổ biến, giải thích, áp dụng bản tuyên ngôn Nghĩa vụ toàn cầu này cho tất cả (điều 31)


Nghĩa vụ là bắt buộc phải thực hiện, phải làm, không ai đi bắt buộc yêu, bắt buộc cống hiến, bắt buộc suy nghĩ, bắt buộc giúp tìm việc làm... Những điều trên là những việc khuyến khích, nên làm thôi chứ chẳng ai bắt buộc. Anh Quang không phân biệt được giữa quyền (việc có thể làm), khuyến khích (việc nên làm) và nghĩa vụ (bắt buộc phải làm).

Đặc biệt, anh Quang kiến nghị điều 10 như sau, nguyên văn:
Điều 10: Vì con người có Quyền được thụ hưởng một sự lãnh đạo sáng suốt, tận tụy, chu đáo của chính phủ, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ tạo ra (chính phủ đó), hỗ trợ, phụ giúp, và trung thành với các lãnh đạo của mình để giúp cho quốc gia ổn định.
Anh nói con người có nghĩa vụ trung thành với lãnh đạo thì Liên Hiệp quốc nó chào thua anh, cho tiền nó cũng không dám thông qua. Bản chất của lãnh đạo là người được nhân dân thuê để tiến hành công việc hoạch định chính sách, điều hành hoạt động của cơ quan nhà nước, ăn lương từ tiền thuế của nhân dân và phải hoạt động vì lợi ích của nhân dân của đất nước.

Lãnh đạo phải trung thành với nhân dân chứ không phải nhân dân phải trung thành với lãnh đạo, nhân dân có quyền thay chính phủ thay lãnh đạo chứ lãnh đạo không có quyền thay dân.

Chỉ riêng điều này đã cho thấy tư duy của anh Quang còn đang mắc kẹt ở chế độ phong kiến, nho giáo.
 
6/ Tổng kết:

Nhầm kiến thức cơ bản:
-Nhầm quyền (trạng thái pháp lý) với thụ hưởng, hưởng thụ (hoạt động, sự việc)
-Nhầm quyền với quyền lợi
-Nhầm nghĩa vụ với lao động

Dẫn đến nhầm suy luận khoa học
- Có nghĩa vụ mới có quyền
- Quyền con người không phải tự nhiên
- Nhà nước phân phối, điều phối quyền
 
7/Một số các đoạn khác của anh quang viết trong luận án

Quyền con người, nhất là Quyền trẻ em bị đẩy lên cực điểm, đã phá vỡ các chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội như con cái bất kính với cha mẹ, hôn nhân dễ tan vỡ, học trò vô lễ với thầy cô, các mối quan hệ họ hàng, xóm giềng, bạn bè… trở nên lỏng lẻo. (trang 2)
Bình luận: Trẻ em là những người chưa trưởng thành, chưa có đủ nhận thức cũng như sức mạnh, sức khỏe để tự vệ trước các sự đàn áp, tra tấn, lừa đảo, lợi dụng, xâm hại, bắt cóc... của tội phạm. Chính vì như vậy nên quốc tế họ mới ra tuyên ngôn để các quốc gia phải thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em bằng luật pháp và chính sách. Không hiểu sao anh Quang lại suy diễn quyển trẻ em trở thành phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, bất kính, vô lễ nọ kia???
Công ước của LHQ về quyền trẻ em: quyền được sống, quyền có họ tên quốc tịch, quyền giữ gìn bản sắc, quyền được sống với cha mẹ, chống buôn bán trẻ em, quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do tư tưởng, bảo vệ khỏi bạo lực tra tấn.... liên quan gì đến phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, bất kính, vô lễ (WTF anh Quang)

Khái niệm tự do của phương Tây đang được hiểu là một loại Quyền đặc biệt, có thể làm mọi thứ theo ý mình. (trang 2)
Bình luận: Không có khái niệm tự do của phương Tây hay tự do của phương Đông phương Bắc gì cả, tự do là tự do, cũng không có khái niệm tự do nào là có thể làm mọi thứ theo ý mình. Không biết anh Quang lấy ở đâu ra khái niệm tự do là có thể làm mọi thứ theo ý mình rồi nhét vào mồm phương tây, thế muốn giết người thì giết người, muốn hiếp dâm thì hiếp dâm là tự do à?. Các nước phương tây, họ dùng luật pháp hết sức chặt chẽ để bảo vệ sự tự do của con người, không có chuyện “làm mọi thứ theo ý mình”.

Lời kết:
Tôi thật sự kính nể lòng dũng cảm của anh Quang, một luận án như thế này mà anh dám mang lên để lấy học vị tiến sỹ, một luận án mà sai từ khái niệm cơ bản nhất cho đến các lập luận sau đó, luận án như thế này còn chưa xứng đáng là luận án của một sinh viên luật, chưa đáng để tốt nghiệp cử nhân chứ nói gì đến thạc sỹ với tiến sỹ.

Tôi càng kính nể hơn nữa là lòng dũng cảm của hội đồng khoa học trường đại học luật HN, phải nói là can đảm đến mức liều lĩnh, khi cho thông qua luận án của anh Quang. Có lẽ không trường đại học, học viện nào trên trái đất này dám trao bằng tiến sỹ cho một luận án như vậy. Cả một hội đồng toàn giáo sư tiến sỹ đầu hai thứ tóc mà xem cái luận án sai từ điều cơ bản nhất sai đi mà không ai phát hiện ra, há hốc mồm gật gù lên báo khen như đúng rồi.

Một là các vị có trình độ về luật pháp, công pháp quốc tế cũng không khác gì anh Quang, thì tôi buộc phải nghi ngờ tất cả bằng cấp học hàm học vị của các vị.
Hai là các vị bị sức ép từ phía chính quyền nên nhắm mắt làm ngơ cho anh Quang khua bút viết những điều tào lao trong luận án để được cái học vị cho mục đích tuyên truyền, nếu vậy thì chứng minh trong môi trường nghiên cứu học thuật về luật pháp, công pháp quốc tế không hề có tự do học thuật.
 
Tao chưa phủ định những gì mày nói mà chỉ thắc mắc tại sao 1 LA TS lại mắc lỗi cơ bản khi có cả 1 đống phản biện?
Suy đoán, có thể sức ép từ chính trị nên hội đồng khoa học buộc phải thông qua luận án này với mục đích tuyên truyền, chứ không nhẽ toàn giáo sư tiến sỹ cả mà không phát hiện ra lỗi sai cơ bản
 
Suy đoán, có thể sức ép từ chính trị nên hội đồng khoa học buộc phải thông qua luận án này với mục đích tuyên truyền, chứ không nhẽ toàn giáo sư tiến sỹ cả mà không phát hiện ra lỗi sai cơ bản
tao cũng qua cái thời soi từng câu từng chữ,mất thời gian chả được mẹ gì,đích cuối cùng vẫn là giải pháp lật đổ +s
 
Mấy con súc vật xàm tăng này để lại hậu quả về nhận thức và tư tưởng cho một bộ phận người dân dốt nát u mê cực điểm . Kênh vũ thế dũng cũng đang đập nó , nhưng mà kiểu gì nó cũng lôi cái mác tôn giáo ra để núp vào . Mạt vận cho mấy tín đồ u mê bị con quỷ dữ đội lốt nhà sư này đầu độc
 
Tao ấn tượng câu chốt của anh ma tăng về nghĩa vụ với lãnh đụ

Đm anh, rốt cuộc ý anh là vậy chứ đéo gì, 1 thằng ma tăng cộng + đúng nghĩa
 
  • Vodka
Reactions: pos
Tao ấn tượng câu chốt của anh ma tăng về nghĩa vụ với lãnh đụ

Đm anh, rốt cuộc ý anh là vậy chứ đéo gì, 1 thằng ma tăng cộng + đúng nghĩa
Ngày trước đi học giáo lý hôn nhân bên công giáo giờ còn thêm.chút là phải kính yêu các anh hùng dân tộc rùi
 
Về việc xàm tăng chơn quang bảo quyền đi sau nghĩa vụ, tao đọc xong chỉ có 1 câu hỏi: Con nít mới đẻ thì đéo có quyền à? Nghĩa vụ của nó là gì để nó được có quyền? Nghĩa vụ hít thở? Nghĩa vụ ngủ ỉa đúng giờ?

Luận án như cái loz, còn hội đồng phản biện thì mê loz nên đéo phản biện được cc gì.
 
Top