Có Video Mỗi Ngày Một Bài Hát - Một Câu Chuyện

11. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Biết đâu nguồn cội

***
Những năm 70, cuộc sống như đang chờ đợi, chờ đợi giấc mơ hòa bình, chờ đợi ngày không còn chiến tranh, người với người như là anh em, cuộc sống trở lại với mọi người, với những ngày tháng bình yên, với giấc ngủ ngon và những đêm dài không mộng mị.

Cuộc sống bắt đầu trở lại, tình yêu và những ngày yên vui, chậm rãi nhìn thời gian đi qua, với tiếng rao buổi sáng, tiếng gà trưa, với những vệt nắng vàng những ngày rợp nắng, nhìn về phía trước, tương lai không còn mờ mịt, mỗi ngày đi qua là một ngày sống trọn vẹn với một ngày, và nhìn lại mình, nhìn lại cuộc đời, và tìm về những ngày tháng xưa cũ, đã đi qua, như tìm về cội nguồn, và một thời của những ngày tháng đã đi qua.

Đó cũng là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Biết đâu nguồn cội* sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn** qua tiếng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly***. Một bài hát du ca mà biết bao người yêu thích, giai điệu và lời hát như một giấc mơ của tình yêu quê hương, đất nước và con người.

Biết đâu nguồn cội
(Tác giả Trịnh Công Sơn)

Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ
Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du
Em đi qua chuyến đò con trăng còn trẻ
Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già

Em đi qua chuyến đò trăng nay đã già
Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra
Em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể
Trăng ơi trăng rất tệ mày đi nhớ chóng về

Em đi qua chốn này vui như ngày hội
Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
Em đi qua chốn này sao em đành vội
Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài

Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội
Cây chưa thu bóng dài và tôi thu bóng tôi
Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội
Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời
(Lời bài hát Biết đâu nguồn cội, tác giả Trịnh Công Sơn)

Có ai đó nói rằng chỉ có những người mơ mộng mới nhìn thấy những nhân vật thần tiên, và sống trong đó, và chỉ có những đứa trẻ mới yêu thích những câu chuyện cổ tích, và khi chúng lớn lên, chúng lại kể những câu chuyện đó cho con cái chúng.
Những năm đó, viết về quê hương và trẻ thơ, tuổi trẻ và tình yêu là một trong những ước vọng của người nghệ sĩ, nhạc sĩ Phạm Duy có các ca khúc đồng dao về Ông trăng xuống chơi cây cau, Chú bé bắt được con công, Bà mẹ quê, Em bé quê, 10 bài Bình ca…vv nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có các ca khúc Ca dao mẹ, Người con gái Việt Nam da vàng, Người già em bé, Nối vòng tay lớn, Biết đâu nguồn cội, Ở trọ… với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn con đò và ánh trăng, dòng sông, đầy những ẩn dụ về cuộc đời và những giấc mơ, những khát vọng, và câu chuyện bắt đầu, như một vở kịch của huyền thoại và cuộc đời. Bạn sẽ là ai trong câu chuyện đó, cô gái trẻ và ánh trăng, và ai sẽ là dòng sông, cũng như những giấc mơ khi trăng nằm ngủ, và câu chuyện hẳn sẽ rất dài, từ khi trăng còn trẻ cho đến khi trăng già,
“Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ. Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du. Em đi qua chuyến đò con trăng còn trẻ. Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già…”****

Cũng có ai đó nói rằng các triết gia hay sống với thế giới không tưởng, thế giới mà họ sống, khác với thế giới thực tại, cũng như những văn nghệ sĩ, sống với thế giới mà họ tưởng tượng. Cuộc đời như dòng sông, phản chiếu mọi thứ, và khi thời gian đã đi qua, tất cả chỉ còn lại trong ký ức của mọi người, và câu chuyện tiếp tục, mỗi đêm trăng sáng, trăng soi bóng mình trên dòng sông, ánh trăng vàng và con đò, dòng sông, làm sao có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của những đêm trăng sáng trên sông. Bạn còn nhớ câu chuyện nhà thơ Lý Bạch đã nhảy xuống sông để vớt ánh trăng lên khi nhìn thấy ánh trăng lung linh phản chiếu trên sóng nước quá đẹp mà quên mất đó chỉ là ảo ảnh, hay hai câu thơ lục bát tuyệt vời của nhà thơ Bàng Bá Lân (1912-1988) trước đây,
“…hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi…”
(Trích thơ Bàng Bá Lân)

Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, câu chuyện dòng sông kể lại, thời gian đi qua, không biết những đêm trăng sáng, trăng soi bóng xuống dòng sông, làm biết bao người ngẩn ngơ, mơ mộng vẻ đẹp của trăng, trăng đến và trăng đi, trăng tròn và trăng khuyết, làm lưu luyến biết bao người, các thi nhân mặc khách chờ đến ngày trăng sáng để làm thơ, trẻ em vui đùa những đêm trăng sáng, và con sông thơ mộng biết bao những đêm trăng tròn với bóng trăng lấp lánh trên mặt nước, và phải như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết, “…trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra…”***
“…Em đi qua chuyến đò trăng nay đã già. Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra. Em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể. Trăng ơi trăng rất tệ mày đi nhớ chóng về…”****

Cuộc sống luôn là những ngày hội, và cuộc đời luôn đầy những chuyến lãng du, với những nơi dừng chân và những viên đá lăn ngang qua. Cuộc đời có những niềm vui khi có những ngày hội và cuộc đời cũng có những giấc mơ, giấc mơ tình yêu, chờ đợi ai đó, một ngày tình yêu sẽ đến. Bạn còn nhớ bài thơ Chùa Hương của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), chuyện một thiếu nữ đi chùa Hương cùng Thầy Me, với những đoạn thơ đầy cảm xúc,
“…Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu…
(Trích bài thơ Chùa Hương, tác giả Nguyễn Nhược Pháp)

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hé mở giấc mơ ngày đó, với lời hát đẹp đầy cảm xúc như tranh vẻ, tự nhiên mà lại gần gũi, đáng yêu, “…Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi…”
Ai chẳng muốn làm quán đợi phải không, với chỉ một hy vọng thật nhỏ nhoi, khi em buồn chân và ghé chơi, cũng như khi tình yêu đã hé nở, cõi lòng đã mở ra, và chàng trai trẻ xin làm đá cuội và lăn theo gót hài. Cũng như bài thơ Chùa Hương của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, ông kết thúc bài thơ với câu, “…Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện.”
(Trích bài thơ Chùa Hương, tác giả Nguyễn Nhược Pháp)
Ta cũng không biết chàng trai và cô gái trong ca khúc Biết đâu nguồn cội có gặp nhau không, và chàng có là đá cuội để lăn mãi theo gót hài của nàng không,
“…Em đi qua chốn này vui như ngày hội. Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi. Em đi qua chốn này sao em đành vội. Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài…”****

Cuộc sống với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một cuộc chơi, và như lời hát giờ đây, cuộc đời người nghệ sĩ vẫn là ánh trăng, mắc nợ dòng sông, và sau nhiều năm trẻ tuổi và giờ đây trăng đã già, câu chuyện tình của chàng trai với cô gái chưa biết sẽ thế nào, biết đâu nguồn cội, có phải là một giấc mơ, luôn bắt đầu và không bao giờ kết thúc, như bóng cây và cuộc đời, cũng như hạt mưa giữa trời, và cứ tiếp tục mãi, phải không,
“…Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội. Cây chưa thu bóng dài và tôi thu bóng tôi. Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội. Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời.”****

Con người thường muốn biết về nguồn cội của mình, như câu chuyện 4000 ngàn năm trước, tổ tiên của mình là ai, từ đâu đến, và có từ bao giờ...vv Lịch sử nhân loại đã có biết bao nghiên cứu, cũng như tìm kiếm để trả lời những điều mà con người muốn biết, với biết bao truyền thuyết, dã sử, chính sử, cho đến lịch sử cận đại cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần vào đó và làm sáng tỏ dần.
Những tự hào về các nền văn minh, trong đó có chúng ta, câu chuyện tìm về nguồn cội rất lý thú khi cứ tiếp tục mở ra và tìm thấy biết bao điều trong đó, kho tàng văn hóa mà tiền nhân để lại, những di sản vật thể và phi vật thể mà đất nước nào, dân tộc nào cũng tự hào và gìn giữ.

Biết đâu nguồn cội là một ca khúc, một ẩn dụ trong những suy tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, về cuộc đời, con người và tình yêu, một cái nhìn về cuộc đời, một lời tự sự cũng như chia sẻ, cho đi những gì mình có để nhận lại từ đó, có phải đó là cái nhìn của một con người nghệ sĩ của sông Hương núi Ngự, của vùng đất Tây Nguyên nơi thành phố Buôn Ma Thuột anh sinh ra, hay là những nơi chốn nào đó trên những vùng đất mà anh đã đi qua, đó là tình yêu và cuộc sống của anh trên con đường của mình, hành trình của mình, và tìm kiếm của mình, về nguồn cội, về tình yêu và cuộc sống mà anh đã đi qua và sống.

Chúng ta lại nhìn thấy một Trịnh Công Sơn như dòng suối nguồn trẻ thơ bắt đầu cuộc hàng trình của mình với một huyền thoại mà mọi người đều yêu thích, đó là ánh trăng và dòng sông, con đò và khách qua sông, ẩn dụ về dòng sông và thời gian, dòng đời trôi là cuộc sống và ánh trăng là những câu chuyện cổ tích trẻ thơ và huyền thoại, con đò là những hành trình đi và về, đưa và đón, tất cả được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gói lại trong ca khúc Biết đâu nguồn cội, và con người nghệ sĩ như phiêu du theo dòng đời, mây nước và những giấc mơ tình yêu, và mãi mãi. Có phải biết đâu nguồn cội, cũng là một cách ẩn ý khác, biết đâu như là đâu biết, đâu biết nguồn cội, có phải đó là câu hỏi để mỗi trong chúng ta sẽ đi tìm cho chúng ta, nơi ta bắt đầu và con đường ta đi, như con đò và dòng sông với ánh trăng, với tình yêu và năm tháng đi qua trong cuộc đời chúng ta.

Có một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những khúc tình ca để yêu và để nhớ, và cũng có một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những ca khúc về quê hương, tự tình và du ca, trong đó có ca khúc Biết đâu nguồn cội, với những âm vang tự tình và yêu thương của tuổi trẻ và quê hương.

***

Saigonvip 10/05/2024

************************************

*Biết đâu nguồn cội: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1972. Bài hát được trình bày bởi ca sĩ Khánh Ly và nhiều ca sĩ khác.

** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Ông là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt, và được coi là một trong những người viết tình ca hay nhất.
Theo các tài liệu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết hơn 600 ca khúc, với các chủ đề quê hương và con người, tình yêu, cuộc sống…vv
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Mưa hồng, Nắng thủy tinh, Cát bụi, Tình xa, Cuối cùng cho một tình yêu, Tuổi đá buồn, Tôi ru em ngủ, Dấu chân địa đàng, Ca dao mẹ, Gia tài của mẹ, Đại bác ru đêm, Người con gái Việt Nam da vàng, Người già em bé, Huế Sài Gòn Hà Nội, Thương một người, Xin mặt trời ngủ yên, Những con mắt trần gian, Nhìn những mùa thu đi, Rừng xưa đã khép, Tạ ơn, Nguyệt ca, Đóa hoa vô thường, Đêm thấy ta là thác đổ, Rồi như đá ngây ngô, Như cánh vạc bay, Em còn nhớ hay em đã quên, Khói trời mênh mông, Tuổi đời mênh mông, Vì tôi cần thấy em yêu đời, Níu tay nghìn trùng, Ở trọ, Nhớ mùa thu Hà Nội, Một cõi đi về, Em là hoa hồng nhỏ…vv
Hoạt động từ 1958-2001.

*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1945 tại Hà Nội, là một trong những ca sĩ lớn của nền âm nhạc Việt, và là một trong những người hát nhạc Trịnh Công Sơn hay nhất, cũng như của nhiều tác giả khác như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trầm tử Thiên, Nguyễn Đình Toàn…vv
Hoạt động từ 1962 đến nay.

 
Tụi bây hay nghe các cs nổi tiếng như Khánh Ly, Tuấn Ngọc nhưng ít nghe các bậc trưởng bối khác Hùng Cường, Sĩ Phú. T hay nghe HC hát bài Nắng Chiều, Ai Về Sông Tương


hay SP với bài Khi Ngưởi Yêu Tôi Khóc
 
Tụi bây hay nghe các cs nổi tiếng như Khánh Ly, Tuấn Ngọc nhưng ít nghe các bậc trưởng bối khác Hùng Cường, Sĩ Phú. T hay nghe HC hát bài Nắng Chiều, Ai Về Sông Tương


hay SP với bài Khi Ngưởi Yêu Tôi Khóc

Toàn siêu phẩm không mày, để xong series TCS, tao viết về mấy bài giống mày vừa gửi. Có thì chia sẻ thêm nhé mày.🙏
 
Toàn siêu phẩm không mày, để xong series TCS, tao viết về mấy bài giống mày vừa gửi. Có thì chia sẻ thêm nhé mày.🙏
Xưa t nghe Khánh Ly hát nhạc TCS nát tai rồi. Lớn thêm tí chán dỏng nhạc đó chuyển qua nghe Tuấn Ngọc, Bằng Kiểu dòng nhạc tình cũng cảm đủ rồi
Giờ lại thích sâu lắng, tìm đến những ca sĩ "ít đại chúng" hơn như Hùng Cường, Kim Anh, Sĩ Phú, Vũ Khanh.
 
Xưa t nghe Khánh Ly hát nhạc TCS nát tai rồi. Lớn thêm tí chán dỏng nhạc đó chuyển qua nghe Tuấn Ngọc, Bằng Kiểu dòng nhạc tình cũng cảm đủ rồi
Giờ lại thích sâu lắng, tìm đến những ca sĩ "ít đại chúng" hơn như Hùng Cường, Kim Anh, Sĩ Phú, Vũ Khanh.
Mày có độ cảm nhạc cao đó mày. 🙏
 
Mày có độ cảm nhạc cao đó mày. 🙏
Làm series nhạc Trịnh ít thôi. T thấy còn các nhạc sĩ miền Nam khác tài ba hơn như Trần Thiện Thanh, Y Vân, Trúc Phương, Lam Phương, Song Ngọc, Hoài Linh
Thích nghe liên khúc về Không quân
 
Làm series nhạc Trịnh ít thôi. T thấy còn các nhạc sĩ miền Nam khác tài ba hơn như Trần Thiện Thanh, Y Vân, Trúc Phương, Lam Phương, Song Ngọc, Hoài Linh
Thích nghe liên khúc về Không quân

Để hết tuần này tao sẽ thay đổi. Chủ nhật tao làm nốt bài Huyền Thoại Mẹ, kỷ niệm ngày của mẹ. Rồi qua tuần sau nghiên cứu làm về dòng nhạc sâu lắng. Mấy nhạc sĩ mày liệt kê toàn đại thụ, lão làng đúng như mày nói. 🙏
 
12. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Chiều một mình qua phố
***
Trong mỗi giấc mơ của ai đó, là cuộc sống và tình yêu, với những trái tim tuổi trẻ là con đường phía trước, với những ai đó là cuộc sống thực tại trước mắt, cũng như với những ai đã đi qua một chặng đường dài của năm tháng và cuộc đời, với những gì đã trải qua, đã sống và đã thấy, đã cảm nhận cũng như thấu hiểu, và giờ đây như là những chiếc bóng của cuộc đời, đợi chờ một điều gì đó, còn lại.

Mỗi một ngày đi qua, nếu mỗi giấc mơ còn đó, và sẽ đến, hạnh phúc cho ai nếu tìm thấy được trong cuộc đời, cũng như sống với giấc mơ đó, với những gì đã có trong tay, trong những tháng ngày đi qua. Có ai đó nói rằng trong mỗi con người là một cuộc đời, một cuộc sống, một góc nhìn, một cảm nhận, lạc quan hay bi quan, tích cực hay tiêu cực, một thái độ nào đó, ứng xử nào đó…vv

Có phải cuộc sống là trăm năm, hay ba vạn sáu ngàn ngày như Nguyễn Công Trứ hay Cao Bá Quát đã nói, như một thế kỷ là một trăm năm, một thế hệ là 25 năm, cũng như từ những năm 54-55 đến nay cũng đã thấm thoát gần 70 năm, hay từ những năm 75 đến nay cũng đã 46 năm, đã mấy thế hệ lớn lên và trưởng thành, và biết bao đứa trẻ sinh ra ngày đó, giờ đây đã lớn, và nhìn lại về quá khứ, về cuộc đời và năm tháng, nhìn về những gì đã đọc, đã nghe, đã yêu và đã nhớ, có ai đó đã quên hay đã rơi vào quên lãng, cũng như chỉ còn lại những hoài niệm, còn những chút gì để nhớ, để yêu…vv

Những câu chuyện về những năm tháng đó, vẫn còn đọng lại trong trái tim biết bao người, nghe mỗi ngày, trong các ca khúc, một tác phẩm văn học, văn chương, những ai yêu thích, nhưng có mấy khi ta đọc lại, vì ta đã biết hết nội dung, câu chuyện, nhân vật... và kết thúc của câu chuyện đó, nhân vật đó, còn với một ca khúc, một tác giả mà ta yêu mến, có khi ta vẫn muốn nghe lại mãi, hay lại dâng đầy những cảm xúc, những hoài niệm khi ta có dịp nghe lại, hay một lúc bất chợt nào đó, một khoảng khắc nào đó…vv

Có những cái tên mà ta vẫn nghe mỗi ngày, trong những thói quen mỗi ngày, như nhìn thấy bình minh, hoàng hôn, trên con phố, con đường mà ta đi qua, hay những buổi sớm mai, trưa chiều và đêm tối, khi đó chợt thoáng qua trong trái tim và tâm hồn ta một giai điệu nào đó, một lời hát nào đó, một hình ảnh quen thuộc nào đó.

Có những bài hát như thế, chiếm chỗ trong trái tim ta, như Còn chút gì để nhớ của Phạm Duy (1921-2013), khi ghé qua một thành phố cao nguyên nào đó, những dòng thơ của thi sĩ Vũ Hữu Định (1942-1981) mà nhạc sĩ Phạm Duy đã làm trở nên quen thuộc và thân thương, hay như bài hát Tiễn em của Phạm Duy, thơ Cung Trầm Tưởng (sinh 1932), mỗi khi ghé qua một ga nhỏ nào đó, hay nhớ đến biển và bài hát Nha Trang ngày về của Phạm Duy, Biển nhớ của Trịnh Công Sơn với những đầm phá, biển ở Huế, Qui Nhơn...vv
Mỗi bài hát in dấu bước chân qua, trên con đường lữ thứ hay thiên lý, trên những vùng đất xa xăm của năm tháng và nhìn thấy thân phận và cuộc đời.

Những ngày qua, qua những video clip trên YouTube, nhìn thấy những con đường, con phố vắng bóng người, hay những chuyến xe thoáng qua vội vã, làm nhớ đến những ngày tháng xưa cũ, những ký ức và hoài niệm của một thời đã xa, như giai điệu và lời hát trong ca khúc Chiều một mình qua phố* sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, được trình bày qua giọng hát Khánh Ly.

Bài hát như là nỗi nhớ của những ai đó, như trong lời hát, một mình qua phố vào buổi chiều và nhớ đến một cái tên, và có ai đó tự hỏi, ai đang nhớ ai, “…âm thầm nhớ nhớ tên em…”
Có bao giờ ta nhìn thấy nắng khuya, một hình ảnh đầy ẩn dụ và bay bỗng trong mơ tưởng trừu tượng, và màu hoa tím, có phải là màu của nhớ thương. Ngày đó ở Sài Gòn, rất nhiều người yêu mến loài hoa pensée, hay gọi là hoa tương tư, thường có màu tím, hay màu hoa tím của một loài hoa có cái tên rất dễ thương forget me not, xin đừng quên tôi, và có phải những buổi chiều, có ai đó ngang qua ngôi nhà có màu hoa tím, cho đến khi trời đã khuya, và gót chân đã mềm, để gọi buồn cho đầy nỗi nhớ, tên của ai đó, với nỗi nhớ nhung. Nắng khuya có phải là ánh sáng leo lét của những ngọn đèn đường khi bóng đêm đổ xuống, và đôi chân đã mỏi mệt như trái tim cũng trĩu xuống với nỗi nhớ và bước chân,
“Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em. Ϲó khi nắng khuуa chưa lên mà một loài hoa chợt tím. Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em. Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên...”***
(Trích lời bài hát Chiều một mình qua phố, tác giả Trịnh Công Sơn)

Những buổi chiều qua phố, tay trong tay, môi kề môi, và cho nhau tiếng cười và ngọt ngào yêu thương, và những ngày dài đó có bao lâu, và một đời người có bao lâu, một cuộc tình có thương đau, có phải đó là cuối cùng của một tình yêu.
Ngày đó ở Sài Gòn, hay bất cứ thành phố nào đó ở miền Nam, cuộc sống hiền hòa và những con người chân chất, với những tháng ngày chiến tranh và những giấc mơ hòa bình, có biết bao trái tim trẻ tuổi hy vọng một ngày mai với những thay đổi, với cuộc đời mới, cuộc sống mới, và những ngày mới trong cuộc đời,
“...Ϲhiều qua bao nhiêu lần môi cười. Ϲho mình còn nhớ nhau. Ϲhiều qua bao nhiêu lần taу mời. Nghe buồn ghé môi sầu. Ngàу nào mình còn có nhau xin cho dài lâu. Ngàу nào đời thôi có nhau xin người biết đau…”***
(Trích lời bài hát Chiều một mình qua phố, tác giả Trịnh Công Sơn)

Những cuộc tình có bao giờ trọn vẹn, cũng như cuộc sống có bao giờ làm hài lòng mọi người, và làm sao để có thể biết được về cuộc đời, và năm tháng, về tình yêu và hạnh phúc, cũng như những gì ngày mai sẽ đến, cũng vì thế mà con người luôn có những giấc mơ, và có khi giữ mãi những giấc mơ đó trong cuộc đời, chiến tranh có bao giờ chỉ như là những trò chơi đánh trận giả của trẻ con, hay những mối tình học trò có làm nên những giọt nước mắt, và những trái tim nghệ sĩ một đời phiêu lãng có biết đâu là bến bờ.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết những bài hát về những mối tình đầu dang dở, Ướt mi, Diễm xưa...vv và biết bao những bài hát khác nữa, với ông là những hình ảnh, thời gian, nơi chốn, những câu chuyện của gió, của nắng, của mưa, của bốn mùa đi qua,
“...Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em. Gió ơi gió ơi baу lên để bụi đường caу lòng mắt. Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em. Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm...”***
(Trích lời bài hát Chiều một mình qua phố, tác giả Trịnh Công Sơn)

Ngày đó có ai đó nói rằng, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở...” có lẽ như một sự biện minh nào đó, nếu biết rằng, tất cả đều do con người lựa chọn và quyết định, còn lại là những gì xảy ra với lựa chọn và quyết định đó.
Một nhà phê bình đã kể về câu chuyện tình của chàng Romeo và nàng Juliette, câu chuyện kết thúc có hậu, chàng và nàng lấy nhau, sống hạnh phúc bên nhau, mối hận thù của hai dòng họ Capulet và Montague không còn nữa, nhưng dưới ngọn bút tài hoa của đại văn hào người Anh Shakespeare (1564-1616), câu chuyện tình kết cục thật bi thương với cái chết của đôi trẻ và để lại nỗi tiếc nuối ngậm ngùi cho một chuyện tình đẹp buồn bã thương đau, và cho đến tận bây giờ như là một biểu tượng của cái đẹp, cái bi trong tình yêu.

Với các ca khúc tình yêu cũng thế, trong mỗi ca khúc đó, lời hát như kể về nỗi nhớ của ai đó, và cũng như nỗi nhớ của biết bao người, và đang mong đợi, trong từng bước chân quen, nỗi nhớ, và với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi viết “...lạy trời xin còn tuổi xanh...” có phải đó là những gì mà ai cũng muốn níu kéo với ngày tháng của mình, khi nhìn thấy nó đi qua, và nỗi nhớ đó có còn mãi, khi những vệt nắng mềm đã bay đi, và nỗi nhớ có còn đó, trong tim,
“…Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em. Bước chân nghe quen cũng buồn lạу trời xin còn tuổi xanh. Ϲòn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em. Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn biết tên”***
(Trích lời bài hát Chiều một mình qua phố, tác giả Trịnh Công Sơn)

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, ở một nơi nào đó, cho ta những hình ảnh thân quen, đó là những gì mà Trịnh Công Sơn đã mang đến cho người nghe, đã bao lần, ngồi ở con phố nhỏ dẫn vào nhà ông, nhìn thấy những vệt nắng vàng nhảy nhót chạy xuyên qua, tôi đã tự hỏi. Có phải đó là những vệt nắng thân quen mỗi ngày mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã kể cho chúng ta nghe trong các bài hát của ông, hay là những vệt nắng ở những con phố ở Huế, bên bờ sông Hương, hay ở nơi nào đó trên những bước chân quen của ông bước qua, nơi ngôi nhà có màu hoa tím, có nắng khuya, có bụi đường, có mùa thu vàng…vv

Giờ đây nơi mà những chiều qua phố, tôi vẫn thấy những ngôi nhà có màu hoa tím, có tiếng đàn dương cầm vang ra từ khung cửa sổ, có nắng vàng nhảy nhót, có bụi đường làm cay màu mắt... lại thấy nhớ những bài hát của ông, nhớ đến giai điệu và lời hát, cũng như giọng hát da diết của nữ ca sĩ Khánh Ly, hòa cùng giọng hát nhẹ nhàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhớ đến những con đường Sài Gòn những chiều qua phố.

“Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Ϲó khi nắng khuуa chưa lên mà một loài hoa chợt tím
Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.

Ϲhiều qua bao nhiêu lần môi cười
Ϲho mình còn nhớ nhau
Ϲhiều qua bao nhiêu lần taу mời
Nghe buồn ghé môi sầu.
Ngàу nào mình còn có nhau xin cho dài lâu
Ngàу nào đời thôi có nhau xin người biết đau.

Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi baу lên để bụi đường caу lòng mắt
Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.

Ϲhiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Bước chân nghe quen cũng buồn lạу trời xin còn tuổi xanh
Ϲòn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn biết tên”

*****
Saigonvip 11/05/2024
************************************

* Chiều một mình qua phố: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào những năm đầu 60. Bài hát được trình bày bởi nữ ca sĩ Khánh Ly.

** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ viết tình ca hay nhất, và là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 2 giai đoạn trước và sau 1975, sáng tác từ rất sớm với bài hát đầu tiên Ướt mi (1958), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục sáng tác cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Biển nhớ, Mưa hồng, Cát bụi, Tình xa, Dấu chân địa đàng, Thương một người, Cuối cùng cho một tình yêu, Phôi pha, Đêm thấy ta là thác đổ, Như cánh vạc bay, Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Để gió cuốn đi, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về...vv
Hoạt động từ 1959 đến 2001.

 
13. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Huyền thoại mẹ
***
Mẹ là một hình ảnh rất đẹp trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, với các ca khúc viết về Mẹ như Gia tài của mẹ (1965), Ca dao mẹ (1965), Sao mắt mẹ chưa vui (Đêm nay hòa bình) 1968, Bà mẹ Ô Lý (1972), Lời mẹ ru (1972), Mẹ đi vắng (nhạc thiếu nhi, 1982), Huyền thoại mẹ (1984)...vv

Mỗi một ca khúc đều là những câu chuyện của tình mẹ với những đứa con, đó là bà mẹ Việt Nam với đàn con Việt trong ca khúc Gia tài của mẹ, như huyền thoại lịch sử của câu chuyện tình yêu trăm trứng trăm con với hai tiếng đồng bào, cùng chung dòng máu lạc hồng với những thâm trầm của đất nước bốn ngàn năm, với nghìn năm bắc thuộc, trăm năm thực dân và hai mươi năm nồi da xáo thịt của đàn con nhỏ bên dãy trường sơn hùng vĩ và bên bờ thái bình dương bao la mênh mông.
Ca dao mẹ, Lời mẹ ru...vv có phải là tình yêu, là năm tháng tuổi thơ và nuôi dưỡng trái tim yêu thương...vv
Với Bà mẹ Ô Lý, là câu chuyện năm 1972 khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhìn thấy hình ảnh bà mẹ già với quả bí trên tay trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế.

Năm tháng đi qua trái tim người nghệ sĩ, theo kể lại, năm 1984 có dịp ghé qua Quảng Bình năm 1984, hình ảnh mẹ Suốt (1908-1968) đã tạo nên cảm xúc để nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết lên ca khúc Huyền thoại mẹ.
Đó là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Huyền thoại mẹ* sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, trình bày qua giọng hát Khánh Ly***.
Huyền thoại mẹ
“Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa
Che đàn con nằm ngủ
Canh từng bước chân thù.
Mẹ ngồi dưới cơn mưa.
Mẹ lội qua con suối,
Dưới mưa bom không ngại
Mẹ nhẹ nhàng đưa lối,
Tiễn con qua núi đồi.
Mẹ chìm trong đêm tối,
Gió mưa tóc che lối con đi.
Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa,
Che từng căn nhà nhỏ
Xóa sạch vết con về
Mẹ ngồi dưới cơn mưa
Mẹ là gió uốn quanh,
Trên đời con thầm lặng
Trong câu hát thanh bình.
Mẹ làm gió mong manh.
Mẹ là nước chứa chan,
Trôi dùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan.”
(Lời bài hát Huyền thoại mẹ, tác giả Trịnh Công Sơn)

Có một huyền thoại về những người mẹ, suốt nghìn năm bắc thuộc vẫn nuôi dạy những đứa trẻ lớn lên để một ngày dành lại độc lập, chủ quyền. Những người mẹ và những người anh hùng, nếu không có những người mẹ làm sao có những anh hùng, phải không…vv Có phải vì thế mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết thành câu hát, “Đêm chong đèn ngồi nhớ lại. Từng câu chuyện ngày xưa…”

Những ánh đèn dầu mù u thấp thoáng bên sông, chìm dưới cơn mưa, có mẹ ở đó trong mưa đêm, và những đứa con chìm trong giấc ngủ say. Những người mẹ luôn thế phải không,
“Đêm chong đèn ngồi nhớ lại. Từng câu chuyện ngày xưa. Mẹ về đứng dưới mưa. Che đàn con nằm ngủ. Canh từng bước chân thù. Mẹ ngồi dưới cơn mưa…”****

Những người mẹ không bao giờ muốn trở thành những anh hùng, như một chiếc bóng ban ngày và chìm trong đêm tối để che chở đàn con, và không có tượng đài nào có thể nói hết được những gì mà những mẹ đã làm, chỉ có tình yêu mới có thể nói lên được tất cả, vì tình yêu và sự yêu thương của người mẹ với đàn con bé nhỏ của mình,
“…Mẹ lội qua con suối. Dưới mưa bom không ngại. Mẹ nhẹ nhàng đưa lối. Tiễn con qua núi đồi. Mẹ chìm trong đêm tối. Gió mưa tóc che lối con đi…”****

Người xưa thường đọc sách trong đêm, như hai câu thơ mở đầu trong truyện Lục Vân Tiên của cụ Ngyễn Đình Chiểu, “Trước đèn xem truyện Tây Minh. Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le…”, với ánh đèn đêm là một hình ảnh của ngày xưa, vẫn còn ngự trị trong tâm trí bao người về những năm tháng xa xưa.

Cũng như hai câu thơ trong phần mở đầu của truyện Kiều của cụ Nguyễn Du “Cảo thơm lần giở trước đèn. Phong tình có lục còn truyền sử xanh…”
Chong đèn đọc sách, cũng như nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa, có phải đó là lúc ký ức hiện về, với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn những hồi tưởng đó trở thành giai điệu và lời hát của ca khúc Huyền thoại mẹ,
“…Đêm chong đèn ngồi nhớ lại. Từng câu chuyện ngày xưa. Mẹ về đứng dưới mưa. Che từng căn nhà nhỏ. Xóa sạch vết con về. Mẹ ngồi dưới cơn mưa…”****

Hình bóng của những người mẹ luôn còn đó bên cạnh những đứa con, như gió mát vây quanh bên đời thầm lặng, như dòng nước chứa chan trôi đi bao phiền muộn để đời mãi trong lành, còn gian nan dành cho mẹ phải không,
“…Mẹ là gió uốn quanh. Trên đời con thầm lặng. Trong câu hát thanh bình. Mẹ làm gió mong manh. Mẹ là nước chứa chan. Trôi dùm con phiền muộn. Cho đời mãi trong lành. Mẹ chìm dưới gian nan.”****

Nhiều thế hệ học trò vẫn còn nhớ đến bài thơ thơ mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu, với hai câu thơ đẹp như bóng hình mẹ,
“….Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ…”
Nước Việt nằm bên bờ đại dương, với hàng ngàn con sông dài chảy đổ ra biển, và có biết bao bến đò như thế, với những người phụ nữ, những người mẹ chèo đò bên bến sông nào đó, với những mùa nắng mưa lặng lẽ âm thầm.

Nhiều năm đã trôi qua, tượng đài Mẹ Suốt bên dòng sông Nhật Lệ Quảng Bình vẫn chứa chan như lời hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và đâu đó có thêm những tượng đài về Mẹ, nhưng làm sao để vơi đầy cảm xúc như ca khúc Huyền thoại mẹ, và mang đầy hơi thở của cuộc sống, con đò với đôi bàn tay mẹ khua mái chèo đưa khách qua sông.

Bài hát Huyền thoại mẹ mang âm hưởng dân ca đầy sâu lắng và tự tình, như lời tri ân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những người mẹ, không phải là những tượng đài bằng đá, hay một chân dung nào đó được tạc trên những phiến đá sẽ phai mờ theo thời gian, lời cảm tạ đó từ trong cảm xúc và nụ cười với tiếng hát và giai điệu của ca khúc Huyền thoại mẹ. Với lời tự tình trong tận trái tim mãi mãi mẹ là một huyền thoại.
***
Saigonvip 12/05/2024
************************************
* Huyền thoại mẹ: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1984. Bài hát được trình bày bởi Trịnh Công Sơn và qua giọng hát nữ ca sĩ Khánh Ly.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc đương đại Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Mưa hồng, Nhìn những mùa thu đi, Ru em từng ngón xuân nồng, Như cánh vạc bay, Rừng xưa đã khép, Rồi như đá ngây ngô, Đêm thấy ta là thác đổ, Phôi pha, Ngụ ngôn mùa đông, Đàn bò vào thành phố, Người già em bé, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay …vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1045 tại Hà Nội. Sau 1975 sống và làm việc tại California, Hoa Kỳ. Giọng hát Khánh Ly gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mệnh danh là nữ hoàng chân đất trước 1975.

 
14. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Phút Đầu Tiên

Hoàng Thi Thơ xuất hiện và thổi một luồng sinh khí mới vào làng tân nhạc Việt Nam ngay từ thập niên 1950, cũng có тнể nói ông chính là người đặt nền móng cho những dòng nhạc vàng mà khán giả yêu nhạc vẫn đam mê cho đến ngày nay. Trong sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của mình, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã để lại cho đời nhiều tuyệt khúc bất hủ, tiêu biểu như “Túp Lều Lý Tưởng”, “Đường Xưa Lối Cũ”, “Phút Đầu Tiên”,….hoặc những tuyệt phẩm quê hương như “Rước Tình Về Với Quê Hương”, “Trăиg Rụng Xuống Cầu”,…. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có một sức sáng tác thật phong phú, bên cạnh những nhạc phẩm nói về tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa thì ông còn có một số bài nói về tình tri kỷ đồng đội trong thời chinh chiến. Nhạc phẩm Phút Đầu Tiên là một trong số những tình khúc tiêu biểu đó.

Ca khúc “Phút Đầu Tiên” có thể không là ca khúc иổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ ở thời điểm hiện tại, bởi nó đang nói lên một TÌNH bạn, TÌNH tri kỷ gắn kết dài lâu chứ không ngọt ngào TÌNH cảm như TÌNH yêu trai gái. Nhưng nó chính là một trong những tuyệt khúc về TÌNH đồng đội của nhạc sĩ và được rất nhiều khán thính giả yêu thích từ trước năm 1975. Sáng tác năm 1959, “Phút Đầu Tiên” nhanh chóng được người yêu nhạc đón nhận, đặc biệt là những lính thời xưa. Nơi cнιếɴ trường nhiều nguy hiểm, họ không được về thăm gia đình thường xuyên, cũng chẳng dám yêu đương khi không biết tương lai mình như thế nào, họ chỉ có những người bạn và người tri kỷ là gắn bó sớm hôm. Nhưng sau cùng vẫn bị chia cắt mà không biết đến khi nào đôi bạn được gặp lại khi kẻ đồng bằng người cao nguyên…

"Anh từ đồng quê đến, tôi từ miền cát lên". Đó là phút đầu gặp gỡ giữa hai người lính trẻ tuy có thể khác nhau về sinh quán nhưng cùng hòa chung một "tình non nước bao la", từ đó họ cùng chung một chí hướng, cùng một niềm tin để rồi gọi nhau thành tri kỷ.

Phút Đầu Tiên:
Anh từ đồng quê đến.
Tôi từ miền cát lên.
Đôi ta chừ mà gặp nhau đây.
Tuy ban đầu mà tình e sâu.
Gặp nhau sau mùa chinh chiến.
Gặp nhau phút đầu lưu luyến.
Vui giữa trời đất nước thân yêu.

Anh mời tôi điếu thuốc.
Tôi kể chuyện đắng cay.
Đôi ta chừ mà gặp nhau đây.
Say tâm tình cầm chặt đôi tay.
Ngồi trông sao trời lóng lánh.
Trời thanh trăng vàng óng ánh.
Hai đứa nhìn đôi nét cau xanh.

Anh ơi! Phút đầu tiên ấy nay đâu?
Anh ơi! Khi tình sông núi ăn sâu.
Lòng trai thế hệ trao nhau.
Xin cho duyên tình tìm kiếm tim ta.
Trao qua duyên tình non nước bao la.
Lòng trai chan hoà yêu thương.

Trên nẻo đường đất nước.
Ta từng giờ ước mong.
Chân quay về dù gặp long đong.
Tin nhau dù biển đời mênh mông.
Lòng tuôn đong đầy trang giấy.
Vì nhớ phút đầu tiên ấy.
Đôi đứa mình khi mới quen nhau.

Ôi phút đầu tiên ấy!
Ôi phút đầu tiên ấy!
Xin ôm vào trong giếng tim ta.
(Lời bài hát Phút Đầu Tiên, tác giả Hoàng Thi Thơ)

Saigonvip 13/05/2024

Phút Đầu Tiên: Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ năm 1959. Bài hát được trình bày qua giọng hát Sơn Ca & Duy Khánh.

Hoàng Thi Thơ sinh ngày 16 tháng 7 năm 1928 tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Phủ, một dòng họ khoa bảng có tiếng tăm ở đất Quảng Trị.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba làm trưởng đoàn.

Tháng 12 năm 1946, Hoàng Thi Thơ khi đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ Trần Hoàn ở Huế thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra Vinh theo đề nghị của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Năm 1952, ông từ vùng kháng chiến tức Liên Khu Tư ở Thanh Hóa về Huế định xin gia đình người anh một số tiền để có thể đưa người yêu ra Hà Nội với mục đích theo học Văn Khoa ở đây.

Tháng 4 năm 1975, đoàn văn nghệ của ông đang lưu diễn ở Nhật Bản thì xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ông không thể trở về nước, từ đó phải sống lưu vong và định cư ở Hoa Kỳ. Ông được cấp phép về thăm Việt Nam hai lần kể từ năm 1993.

Sau năm 1975, tại Việt Nam, ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy là hai người bị cấm về nhân thân (cấm toàn bộ tác phẩm), đến đầu năm 2009, một số bài hát của ông mới được Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép phổ biến trở lại.

Ngày 23 tháng 9 năm 2001, ông qua đời tại nhà riêng ở Glendale, California trong khi chờ vợ làm một món cá mà ông thích. Ông được an táng tại vườn Vĩnh Cửu - nghĩa trang Peek Family, Quận Cam, California. Mộ của ông nằm ở nhà quàn Heritage Memorial Service, 17712 Beach Boulevard, Huntington Beach, California, Hoa Kỳ.

 
Mùa hè đã tới , mùa tan trường đã điểm :)) Địt mẹ chúng mày :))
 
Tình yêu đó lúc trước đã có dối gian nhiều , từng đêm xuống nước mắt ướt đẫm nhớ em nhiều , đừng dối gian nhau cho thêm bao xót xa ... hỡi ơi người ơiii

 
Âm nhạc là một món quà tuyệt vời mà cuộc sống ban tặng cho con người. Âm nhạc có thể xoa dịu tâm hồn, khơi gợi cảm xúc và truyền tải thông điệp. Âm nhạc có thể giúp chúng ta thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi, hoặc tiếp thêm động lực để chinh phục những thử thách mới. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

Mỗi ngày tao sẽ đăng một bài hát, và câu chuyện đi kèm với nó. Mỗi bài hát điều chất chứa những nỗi niềm của tác giả, những suy tư, nỗi lòng không có cơ hội được nói ra nói ra chỉ có thể gửi gắm vào âm nhạc để đem lại cho đời những tác phẩm bất hủ.

1.
Gần đây tao thấy Xamer hay có nhiều Topic về tình yêu đôi lứa và những trắc trở trong chuyện tình cảm, nên bài hát đâu tiền tao muốn chia sẻ là: Câu chuyện tình yêu & Niệm khúc cuối

Tình yêu là gì? Làm sao định nghĩa được tình yêu? Trong bài thơ Vì sao của nhà thơ Xuân Diệu (tập thơ Thơ Thơ 1938), có đoạn,
“…Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”
(Trích đoạn bài thơ Vì sao, tác giả Xuân Diệu)

Câu cuối cùng Xuân Diệu viết “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá. Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.”
Và bạn sẽ thế nào khi nhìn thấy tình yêu của mình qua đi. Có bao giờ những người yêu nhau sẽ đến được với nhau trong cuộc đời này. Các nghệ sĩ viết về tình yêu và những mất mát trong tình yêu, như viết cho chính họ và những gì họ sống, họ thấy. Những ca khúc về tình yêu như một phần cuộc đời của tất cả mọi người. Trong những tình khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng, xuất hiện một nhạc sĩ với các sáng tác của ông, đem lại những niềm cảm xúc yêu thương. Đó là nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, với hàng loạt các ca khúc được yêu mến Áo lụa Hà Đông (thơ Nguyên Sa), Paris có gì lạ không em (thơ Nguyên Sa), Mùa thu cho em, Giáng Ngọc, Dấu tình sầu, Bản tình cuối,…vv

Ngày ấy, nhạc Ngô Thụy Miên như những làn sóng tràn ngập không khí âm nhạc Sài Gòn cho đến tận bây giờ. Một ca khúc viết về một cuộc tình đã đi qua được yêu thích nhất đó là Niệm khúc cuối.
Giai điệu Boston nhẹ nhàng với lời hát như một hoài niệm, một mong ước cho người tình xưa hạnh phúc và yêu thương như của chính mình.
Bài hát như một lời thơ viết về cuộc tình trong sáng và đẹp hơn bao giờ của những người yêu nhau. Khi yêu nhau, ai chẳng muốn đưa người mình yêu đến cuối cuộc đời, dù mưa, dù bão tố, dù tuyết gió lạnh… và người muốn nói rằng,
“…dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em…”***
Đúng vậy, lời hát là nỗi lòng của những người yêu nhau còn gì hơn khi nghe hát rằng,
“…Dựa vai nhau cho nhau уên vui ấm áp cuộc đời. Tìm môi nhau, cho nhau rã nát, rã nát tim đau…”***
Những lời hát cho một cuộc tình nhiều yêu thương, khi mà tóc rối, vết dấu tình sầu và muốn nói yêu nàng,
“…Vừa đôi taу, ước muốn tù đầу. Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu. Nhìn em, nhìn em giâу phút, muốn nói уêu em…”***

Ai đó ví von lại câu chuyện Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm ngày xưa, và phải rời bỏ vườn Địa Đàng. Tình yêu giống như một trái táo ngon, khi ai đó cắn vào quả táo, hương vị ngọt ngào của tình yêu sẽ làm những người yêu nhau đắm say trong hạnh phúc. Khi ai đó mất đi quả táo, cũng như mất đi tình yêu, làm sao để giữ được tình yêu với những hương vị ngọt ngào đã có…vv

Sau những ước muốn, đoạn điệp khúc như nỗi lòng của một người nhìn thấy được tình yêu của mình, hạnh phúc của mình, yêu thương của mình. Bạn có muốn lấy người bạn yêu làm vợ? Bạn có muốn lấy người mình yêu làm chồng? Trước bàn lễ hôn phối, bạn có muốn cùng người bạn đời của mình chia sẻ yêu thương và giúp nhau đi đến tận cuộc đời.

“…Xin cho tôi, tôi như cơn ngủ. Ru em, đưa em một lần. Ru em vào mộng, đưa em vào đời. Một thời уêu đương. Ϲho tôi xin em như gối mộng. Ϲho tôi ôm em vào lòng. Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng. Yêu thương vợ chồng…”***
Những khát khao yêu thương cảm xúc vợ chồng là thiêng liêng nhất trong cuộc sống con người. Nếu không chỉ giống như những phạm tội khi ăn trái cấm. Đó là câu chuyện của Adam và Eva, câu chuyện ngụ ngôn của tổ tiên loài người.
Tại sao Niệm khúc cuối lại là ca khúc được yêu thích đến thế, vì Ngô Thụy Miên đã nói cho chính ông, cũng như cho chính chúng ta và cho tất cả mọi người,
“Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng…”***
Nhiều chàng trai trẻ đã hát đoạn điệp khúc này trong suốt cả cuộc đời, vì tình yêu nếu không đến được với nhau và đi đến hôn nhân. Nhìn thấy tình yêu của mình đi xa khỏi tầm tay, Ngô Thụy Miên đã viết đoạn cuối thật hay, thật xót xa khi phải hát và chấp nhận, để nói rằng “Tình ơi, dù sao đi nữa, xin vẫn yêu em.”***
Cũng như trong cuộc đời những lời nói muộn màng về một tình yêu, lời trách hay lời cầu xin và mong ước, chỉ biết đó là từ những xót xa của một tình yêu không còn nữa,
“…Dù mai đâу ai đưa em đi đến cuối cuộc đời. Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi. Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời. Ϲũng đã muộn rồi. Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn уêu em.”***

Những khi buồn, chơi vơi, hay một chiều mưa, những lúc thấy lòng nhẹ bay, xin hãy nghe Niệm khúc cuối* của Ngô Thụy Miên**
Niệm khúc cuối
“Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mâу haу cho bão tố có kéo qua đâу
Dù có gió, có gió lạnh đầу, có tuуết bùn lầу
Ϲó lá buồn gầу, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn уêu em
Dựa vai nhau cho nhau уên vui ấm áp cuộc đời
Tìm môi nhau, cho nhau rã nát, rã nát tim đau
Vừa đôi taу, ước muốn tù đầу,
Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu
Nhìn em, nhìn em giâу phút, muốn nói уêu em
Xin cho tôi, tôi như cơn ngủ
Ru em, đưa em một lần
Ru em vào mộng, đưa em vào đời
Một thời уêu đương
Ϲho tôi xin em như gối mộng
Ϲho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng
Dù mai đâу ai đưa em đi đến cuối cuộc đời
Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi
Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời
Ϲũng đã muộn rồi
Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn уêu em”
(Lời bài hát Niệm khúc cuối)

Như một lời kết cho một tình yêu, đó là những gì trong ca khúc Niệm khúc cuối. Có thể xem Niệm khúc cuối như một khúc kinh cầu của tình yêu, xin được yêu và yêu thương, dù chỉ một lần. Nếu bạn xin một điều gì đó, đúng, cuộc đời sẽ cho bạn. Còn nếu bạn muốn xin, trước hết bạn hãy tập cho. Hãy cho nhiều và có ngày bạn sẽ được nhận. Đó là chân lý của cuộc sống và cũng là chân lý của tình yêu.
Đừng chỉ vì những cám dỗ, những ước muốn một lần cắn vào trái táo ngọt ngào kia, có khi bạn sẽ phải rời khỏi vườn địa đàng ngày xưa như Adam và Eva. Đừng bao giờ chỉ xin mà không nhận.
Hãy nói với nhau rằng “Tình ơi dù sao đi nữa ta vẫn bên nhau” phải không?

Nhớ Sài Gòn, phố bước lang thang, một ngày mưa rồi lại nắng...
Saigonvip 29/04/2024

*Niệm khúc cuối: Ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trong tuyển tập Tình ca Ngô Thụy Miên.
** Ngô Thụy Miên: Nhạc sĩ, tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 09 năm 1948 tại Hải Phòng. Tập nhạc đầu tiên của ông có tên là Tình khúc Đông Quân năm 1969 (Đông Quân là bút hiệu đầu tiên, sau đổi lại là Ngô Thụy Miên).
Năm 1974 Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tiên có tên Tình ca Ngô Thụy Miên gồm 17 bài hát ông sáng tác từ 1965 đến 1972. Ông nổi tiếng với các nhạc phẩm phổ thơ Nguyên Sa như Áo lụa Hà Đông, Tuổi 13, Paris có gì lạ không em…vv
Các bài hát của ông như Chiều nay không có em (1965), Giáng Ngọc, Mùa thu cho em, Dấu tình sầu, Thu trong mắt em, Tình khúc tháng 6, Riêng một góc trời (1997), Mưa trên cuộc tình tôi (2000)…vv


Tóm lại là cứ vodka, ai tóm tắt hộ phát.
 
Khi tôi sinh ra mang dc ngay tiếng con nhà nghèo . Qua bao nhiêu năm ko đổi thay lớn lên còn nghèo . Đêm đêm đôi mi mong giấc ngủ mời ko tới . Tương lai bay xa tôi mến nghèo nghèo thương tôi =))

 
Khi biết em mang kiếp cầm ca đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho mọi người , bỏ tiền mua vui , hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa khôngggg ?? :))
 
Một mai qua cơn mê sông cạn lại thành dòng tôi lại về thăm emmm :))
 
Khi xưa đôi ta bé ta chơi đôi ta chơi bắn súng khơi khơi chơi Cô Nan đi bắt quân gian :))

 
Bạn tôi sáng nhịn ăn lên giảng đường Bạn tôi sáng đạp xe 20km Thằng đi dạy thêm Đứa làm tiếp thị Thằng làm quán cơm Tối về 1 gói mì tômmm :))
 
Top