Có Video Mỗi Ngày Một Bài Hát - Một Câu Chuyện

Xin lỗi vì tôi đã không trân trọng cậu . Đến giờ đây khi tôi đã biết trân trọng đã không tìm được ai tốt với tôi như cậu cả.

"Tôi với cậu không hẹn mà gặp, chẳng rõ đã mến cậu từ bao giờ mà nay tôi lại lưu luyến mãi không thôi. Muốn chủ động lại sợ sự lạnh lùng của cậu, muốn buông bỏ lại sợ sẽ hối tiếc. Có lẽ cứ thế này là tốt nhất. Cứ để nỗi niềm ấy trôi đi đi. Một ngày nào đó, tôi sẽ không còn nhớ về cậu nữa". Có lẽ... @dungdamchemnhau Xin hãy trân trọng! 🙏
 
Sửa lần cuối:
Tôi xin xác nhận tôi người Việt Nam máu đỏ da vàng. 🙏


Những kẻ nói về máu da và màu sắc là những kẻ khốn nạn, chỉ biết chùi miệng rồi vất giấy bừa bãi, chỉ biết vơ vét mà tâm hẹp hòi, chỉ biết ngã mạn, dâm ái, sân si..... Xin hãy sớm xuất gia. 🙏🙏🙏
 
Những kẻ nói về máu da và màu sắc là những kẻ khốn nạn, chỉ biết chùi miệng rồi vất giấy bừa bãi, chỉ biết vơ vét mà tâm hẹp hòi, chỉ biết ngã mạn, dâm ái, sân si..... Xin hãy sớm xuất gia. 🙏🙏🙏
Nhà tôi 3 đời có truyền thống yêu nước, gia đình có công với cách mạng, có sổ hộ nghèo, từ nhỏ đã có phiếu bé ngoan, 12 năm học sinh giỏi. Tôi đã thắm nhuần tư tưởng và đường lối của đảng. Cũng xin nhấn mạnh là cho đến bây giờ và mai sau: Chỉ có tình yêu đảng mới là tình yêu vĩnh cửu, con đường đúng đắn nhất là con đường cách mạng. 🙏

Xin hãy nén đau thương 🙏
 
"Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn" 🙏
nước việt gì cũng thiếu chỉ là chưa bao giờ thiếu việt gian
huế tình luôn thừa chỉ chả đủ dư với hai gã hoàng phủ ngọc tường, trịnh công sơn
 
8. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Mưa hồng
***
Sài Gòn đã bắt đầu vào mưa, tháng năm với những cơn mưa đến sớm, những con phố khi nắng khi mưa, người qua phố vội vã hơn, lướt thướt dưới mưa trên những con đường đầy lá bay. Những cơn mưa buổi tối dưới ánh đèn đường vàng dường như lại mang đến những cảm xúc khác, thời gian như chậm lại, và đợi chờ, như bắt đầu cho một câu chuyện, câu chuyện về những đêm mưa, hay những góc phố và những con đường, nhớ về một tình yêu, một bóng dáng của cuộc đời, và những ước vọng.

Mưa ở đâu cũng thế, cũng làm ướt người qua đường, những ngày mưa ngồi trong căn phòng nhìn qua cửa sổ, nhìn xuống những con phố, nhìn thấy những chuyến xe qua, bước chân ai đó vội vã, cũng như bóng trời tối đen trùm xuống.
Nhưng cũng có những cơn mưa lại làm cho trái tim ai đó đầy nỗi nhớ, mưa như tiếng thầm thì từ cõi lòng và bay đi theo những cơn gió trong mưa, tiếng thì thầm đó có làm ai nhớ, có làm ai quên, để nhớ về một cuộc tình đã qua, cũng như để quên về những ngày mưa của một thời để yêu và một thời để nhớ.

Tháng năm đến, nhớ về những ngày mưa, những ngày nắng, làm nhớ đến Sài Gòn và những thành phố thân quen, nơi có những cơn mưa chiều bất tận, hay những ngày mưa tầm tã cùng với những chuyến mưa đêm, và những nỗi nhớ, những đợi chờ trong mưa. Tháng tư có những ngày để nhớ, và nhớ về một tình yêu.
Có phải vì những cơn mưa tháng năm và những nỗi nhớ trong mưa đã làm nên câu chuyện tình yêu trong ca khúc Mưa hồng* của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, và tiếng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly***.

Mưa hồng
“Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm
Mây âm thầm mang gió lên
Người ngồi đó trông mưa nguồn
Ôi yêu thương nghe đã buồn
Ngoài kia lá như vẫn xanh
Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng
Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau
Người ngồi xuống mây ngang đầu
Mong em qua, bao nhiêu chiều
Vòng tay đã xanh xao nhiều
Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du
Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”
(Lời bài hát Mưa hồng, tác giả Trịnh Công Sơn)

Những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chất chứa đầy trong trái tim và tâm hồn những yêu nhạc và yêu nhạc Trịnh, với tình yêu và những hạnh phúc yêu thương đã đi qua cuộc đời, như những vệt nắng, những ngọn gió, những áng mây, những hàng cây, những cơn mưa...vv

Ca khúc Mưa hồng, như một quãng đời đã đi qua cuộc đời người nghệ sĩ, và có một cuộc tình ở đó, bay xa và còn lại, để rồi mỗi khi nhìn thấy nắng lên, nhìn thấy những áng mây hồng, những hàng cây xanh lá, những con sông chảy dài với dòng nước cuốn đi... là mỗi lần những cảm xúc dâng đầy.

Mỗi một tình yêu đều chia làm đôi, một nửa yêu, và một nửa được yêu, và ngược lại, cả hai nửa như ghép lại với nhau thành một, thiên đường của tình yêu, và con đường của hạnh phúc, và khi hai nửa đó rời nhau ra, như nắng không còn vàng, mây không còn hồng, cây không còn xanh lá, mưa không còn đầy...vv
Những nỗi nhớ về một tình yêu đã xa, với những nơi chốn mà tình yêu đã đi qua, và giờ đây gót chân bước lãng du đã mòn mỏi trên nỗi đau dài.

Mưa hồng là tiếng thì thầm trong mưa của một ước vọng tình yêu, như lời ru cho một tình yêu đã xa, và để lại cho ai đó những nỗi nhớ không nguôi, da diết như lời giã từ cuối cùng cho một tình yêu,
“...Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”****
(Trích lời bài hát Mưa hồng, tác giả Trịnh Công Sơn)
“Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...”****, như lời nói thầm của một trái tim còn yêu và mãi yêu với tình yêu và cuộc đời. Đó là lời nói từ trái tim yêu tha thiết của người nghệ sĩ, luôn yêu cuộc sống và sống mãi với tình yêu của mình.
Tháng năm với những nỗi nhớ về tình yêu và cuộc đời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và ca khúc Mưa hồng.
***
Saigonvip 07/05/2024
************************************
*Mưa hồng: Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát được trình bày bởi nữ ca sĩ Khánh Ly năm 1968.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ viết tình ca hay nhất, và là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 2 giai đoạn trước và sau 1975, sáng tác từ rất sớm với bài hát đầu tiên Ướt mi (1958), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục sáng tác cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Biển nhớ, Mưa hồng, Cát bụi, Tình xa, Dấu chân địa đàng, Thương một người, Cuối cùng cho một tình yêu, Phôi pha, Đêm thấy ta là thác đổ, Như cánh vạc bay, Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Để gió cuốn đi, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về...vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1945 tại Hà Nội. Là một trong những tên tuổi lớn của làng âm nhạc Việt, gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly với giọng hát liêu trai và một hình ảnh rất quen thuộc trước 1975, với chiếc áo dài và đôi chân trần. Hoạt động từ 1956 đến nay.

 
Sửa lần cuối:
9. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Biển nhớ
***
Những câu chuyện tình yêu, bắt đầu với những ngày vui hạnh phúc và là một câu chuyện tình yêu đẹp, nhưng cũng có khi để lại những nỗi nhớ của một câu chuyện tình buồn.
Nếu tình yêu mang lại hương vị ngọt ngào bao nhiêu thì cũng sẽ là bấy nhiêu nỗi buồn và xót xa, hay chỉ còn là nỗi nhớ cho một tình yêu đã xa.

Có biết bao chuyện tình đẹp và dang dở, từ khi Adam và Eva bước ra khỏi cửa vườn Eden thiên đường hạ giới. Những câu chuyện tình yêu buồn thường được nhớ đến, vì cái bi thương, mang đến những cảm xúc khó quên.
Nhớ về một tình yêu, với bóng hình ai đó, và những kỷ niệm ngọt ngào dấu yêu, thường in đậm trong trái tim những chàng trai và cô gái trẻ khi mới biết yêu lần đầu, với những cảm xúc chân thực, của một tình yêu đích thực.

Tình yêu mang đến những cảm xúc, hay những cảm xúc dệt nên chất thơ mộng của tình yêu, có lẽ đều đúng phải không.
Như trong một bài hát, với khung trời thơ mộng và giọng hát của ai đó nơi thành phố biển đã làm rung động trái tim chàng nghệ sĩ trẻ ngày đó, để viết lên ca khúc Biển nhớ*, đó là nỗi nhớ của chàng nghệ sĩ trẻ Trịnh Công Sơn** trong những ngày ông còn học ở trường sư phạm Quy Nhơn. Biển nhớ là một trong những bài hát tình yêu tuyệt vời nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng như được trình bày qua giọng hát nồng nàn của nữ ca sĩ Khánh Ly*** mà người nghe không thể nào quên.

Biển nhớ
“Ngày mai em đi
biển nhớ tên em gọi về
gọi hồn liễu rũ lê thê
gọi bờ cát trắng đêm khuya
Ngày mai em đi
đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
sỏi đá trông em từng giờ
nghe buồn nhịp chân bơ vơ
Ngày mai em đi
biển nhớ em quay về nguồn
gọi trùng dương gió ngập hồn
bàn tay chăn gió mưa sang
Ngày mai em đi
thành phố mắt đêm đèn mờ
hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn
nghe ngoài biển động buồn hơn
Hôm nao em về
bàn tay buông lối ngỏ
đàn lên cung phím chờ
sầu lên đây hoang vu
Ngày mai em đi
biển nhớ tên em gọi về
triều sương ướt đẫm cơn mê
trời cao níu bước sơn khê
Ngày mai em đi
cồn đá rêu phong rủ buồn
đèn phố nghe mưa tủi hờn
nghe ngoài trời giăng mây tuôn
Ngày mai em đi
biển có bâng khuâng gọi thầm
ngày mưa tháng nắng còn buồn
bàn tay nghe ngóng tin sang
Ngày mai em đi
thành phố mắt đêm đèn vàng
nửa bóng xuân qua ngập ngừng
nghe trời gió lộng mà thương.”
(Lời bài hát Biển nhớ, tác giả Trịnh Công Sơn)

Ngày đó bài hát Biển nhớ đã xuất hiện trước khi được Khánh Ly hát, nhưng khi nghe nữ ca sĩ Khánh Ly hát dường như có một cảm xúc rất khác biệt, thổi hồn vào trong ca khúc Biển nhớ để giai điệu và lời hát mãi mãi đi vào lòng người, của một tình yêu đã và và nỗi nhớ còn lại nơi phố biển Quy Nhơn.

Những câu chuyện về các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua lời kể nhiều người đã tạo nên một hình ảnh đa dạng về cuộc đời sáng tác của một con người nghệ sĩ, người viết những bản tình ca hay nhất của âm nhạc Việt đương đại trong giai đoạn 1958-2001.

Hai mươi mốt năm đã đi qua, nhưng dường như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn còn đó, trong cuộc sống bên cạnh mọi người, mỗi ngày như một niềm vui chọn lấy cho mình, trong những bài hát tình yêu, quê hương và con người. Âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như chính con người của ông, chân thật, hiền hòa, nhân văn và tràn ngập yêu thương. Từ yêu thương dẫn đến nỗi nhớ, từ nỗi nhớ dẫn đến những cung bậc cảm xúc trong giai điệu và lời hát.

Biển nhớ cũng là một ca khúc như thế, cùng với Ướt mi, Diễm xưa, Hạ trắng, Mưa hồng, Dấu chân địa đàng, Cuối cùng cho một tình yêu...
Những ca khúc ngập tràn tình yêu và nỗi nhớ, nhưng có lẽ chỉ có Biển nhớ là trọn vẹn nhất của tình yêu mà người nghệ sĩ đã viết dành cho một người, một người mà ngày mai sẽ đi, từ thành phố biển, và để lại tất cả trong trái tim người nghệ sĩ, những ký ức và những kỷ niệm, của năm tháng và một nơi chốn mà tuổi trẻ đã ở đó, mơ mộng và ấp ủ nơi đó một tình yêu.
Biển nhớ ghi lại những cảm xúc rất thật, với không gian và nơi chốn, với thời gian và những khoảng khắc đi qua.

Nếu nơi nào có nỗi nhớ của một thành phố biển, thì có lẽ đó là biển nhớ phải không?
Không phải chỉ là nỗi nhớ của một người mà còn là của vùng đất và nơi chốn đó, nỗi nhớ của những tháng ngày của tuổi trẻ, với biết bao khát vọng và yêu thương, tích tụ ở đó, như đất trời, núi sông và biển cả.

Biển nhớ với câu hát bắt đầu thật nhẹ nhàng, như một câu chuyện được kể, với giai điệu như thơ, trong đó có tiếng sóng biển vỗ về, gọi nhớ, có tiếng rì rào của hàng dương liễu xanh ngát bên bờ cát trắng, ngày và đêm hòa trong tiếng gió và sóng biển vang vọng đầy nhớ thương, như giọng nói nhẹ nhàng của người nghệ sĩ, "Ngày mai em đi..." để như nói với ai đó, như nhắn gởi và chia xa,

“Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về, gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya…”****
Những cuộc tình, những câu chuyện tình yêu, cứ thế đến rồi đi, như những đợi chờ và nhớ mong trong tình yêu, và khi một tình yêu đã ra đi, có bao giờ trở lại, với ai đó ở lại là lúc thời gian như dừng lại chỉ còn lại những âm thanh khô khốc như sỏi đá quen tên, không còn tình yêu, không gian và nơi chốn như bơ vơ với bước chân buồn, chỉ còn lại vùng đất biển với những dải núi chạy dài, nghiêng nghiêng với những tháp đỏ trơ vơ trên đỉnh nghe gió vọng về,

“…Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ, sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ…”****
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ra ở Ban Mê Thuột, quê quán ở Huế, và ngôi nhà nơi ông lớn lên ở Huế, vùng đất cố đô in đậm vết dấu của thời gian và một thời vàng son rực rỡ, vùng đất là nơi hội tụ núi cao sông dài, những đầm phá và biển cả, là nơi hội tụ không gian và thời gian của lịch sử một triều đại, nằm uốn quanh giữa dảy Trường Sơn và biển Đông, vùng đất của tình yêu và cuộc sống, của đất trời, thiên nhiên và con người.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tích hợp được nơi vùng đất nuôi dưỡng ông lớn lên với những gì ông tìm thấy, hun đúc trong trái tim và tâm hồn của người nghệ sĩ, để viết lên những bản tình ca đẹp nhất, yêu thương nhất cũng như chân thật nhất.
Thành phố biển Quy Nhơn là nơi in dấu chân chàng nghệ sĩ trẻ tuổi đôi mươi ngày đó, với những giấc mơ tình yêu và tuổi trẻ. Biển nhớ là những cảm xúc được viết từ vùng đất biển nơi tình yêu bắt đầu và một người đi xa, không biết khi nào trở lại, và nếu có thì cũng chỉ còn là nỗi nhớ trong những ngày còn lại, nơi vùng đất hoang vu biển sóng, với những ngày chăn gió mưa sang như lời hát,

“...Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn, gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chăn gió mưa sang…”****
Những cảm xúc rất thật đã làm nên giai điệu và lời hát, với hình ảnh rất thật ở một góc trời nào đó, nơi có tiếng sóng biển và nhìn về thành phố trong đêm, hình ảnh được khắc họa như một bức tranh vẽ trừu tượng với những từ thật đẹp và siêu thực, “…thành phố mắt đêm đèn mờ…”. Ở biển thật buồn với những ngày biển động, thuyền ghe nằm bờ và không thể ra khơi, sóng gió và mưa bão dầm dề, không gian như vụn vỡ bởi tiếng gió và sóng ầm ầm ngoài khơi, có phải vì thế mà khi một nửa của tình yêu đã xa, một nửa còn lại như lời hát "...hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn..."
Còn gì buồn hơn thế phải không, cũng như câu hát "...nghe ngoài biển động buồn hơn...",

“…Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn mờ, hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn…”****
Mỗi đoạn trong bài hát đều bắt đầu bằng 4 từ "Ngày mai em đi…", và chỉ có một đoạn với câu hát, “Hôm nao em về…”, có phải như một dấu hỏi nhỏ trong lòng người nghệ sĩ, vẫn còn một chút hy vọng nhỏ nhoi, mong đợi ngày gặp lại, để có thể tìm lại lối ngỏ với tay nắm ngày xưa, vẫn còn đó với phím đàn chờ lặng lẽ sầu vương, mà giờ đây đã buông lơi và hoang vu,
“…Hôm nao em về, bàn tay buông lối ngỏ, đàn lên cung phím chờ, sầu lên đây hoang vu…”****

Đoạn hát mà nhiều người muốn nói, lời hát dường như nhắc đến tên ai đó, với câu hát, "...biển nhớ tên em gọi về... trời cao níu bước sơn khê..., sơn khê ở đây có phải là tên tác giả với một cái tên ai đó ghép lại.
Vài người bạn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhắc đến trong các câu chuyện kể về ca khúc Biển nhớ, ngày mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn học ở trường sư phạm Quy Nhơn, nơi thành phố biển, có ghềnh Ráng trơ vơ, có bóng thi sĩ Hàn Mạc Tử ở đó, có những ngày sóng triều lên, và những chiều hoàng hôn tím đỏ tận chân trời, và có trời cao níu bước sơn khê, xa tận chân trời,

“…Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về, triều sương ướt đẫm cơn mê, trời cao níu bước sơn khê…”****
Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lời hát như thơ và tượng hình, người nghe như nhìn thấy tất cả và cảm nhận như thật trong những cảm xúc của mình, hình ảnh “…cồn đá rêu phong rủ buồn…” trong những đêm mưa ở thành phố biển lấp ánh ánh đèn, “…đèn phố nghe mưa tủi hờn..” những câu hát làm dâng đầy nỗi nhớ, thấm tận sâu thẳm vào trong tâm tư người nghe với những âm vang của tiếng mưa, tiếng sóng biển, tiếng gió trời mây tuôn, rủ buồn,

“…Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rủ buồn, đèn phố nghe mưa tủi hờn, nghe ngoài trời giăng mây tuôn…”****
Tuổi trẻ với những ngây thơ, thơ mộng về cuộc đời, với những giấc mơ và ước vọng, với tình yêu in dấu trong tim và để lại nơi đó những bâng khuâng lãng mạn thơ dại, với những hy vọng và niềm tin yêu sẽ về lại trên những tháng ngày xa xăm nơi có một người cô đơn giữa nắng gió của biển trời ngóng đợi tin sang,

“…Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng gọi thầm, ngày mưa tháng nắng còn buồn, bàn tay nghe ngóng tin sang…”****
Thành phố với mắt đêm đèn mờ, của những đêm mù mịt gió mưa, và có khi với những hy vọng, sau cơn mưa trời lại sáng, có phải nơi đó, thành phố mắt đêm đèn vàng lại rộn rã, lại tràn ngập tin vui, và như tuổi trẻ, với tình yêu và mùa xuân vẫn còn những ước vọng tràn đầy, nửa bóng xuân qua ngập ngừng, có phải vẫn còn đó hy vọng, của một nửa yêu thương, một nửa mùa xuân, dù còn đó những ngập ngừng, nhưng tình yêu vẫn còn đó trong trái tim người nhớ, trong câu hát, "...nghe trời gió lộng mà thương...",

“…Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng, nửa bóng xuân qua ngập ngừng, nghe trời gió lộng mà thương.”****
Hai mươi mốt mùa mưa nắng đã đi qua, với những ca khúc của một thời để nhớ và để yêu, của những bản tình ca muôn thuở, với thành phố và con đường, với hàng cây cao bóng nắng trải dài đầy bóng mây trời lá xanh, vẫn có biển nhớ của một thời đã đi qua với thành phố mắt đêm đèn vàng, và trời cao níu bước sơn khê, mãi mãi vẫn còn đó một con người và một tình yêu.

Năm 1939, một ngôi sao được sinh ra, và năm 2001, vì sao đó vụt tắt, nhưng ánh sáng lấp lánh của vì sao vẫn còn đó, tỏa sáng mãi mãi, một cái tên, Trịnh Công Sơn.
Biển nhớ cũng là một ca khúc đầy nỗi nhớ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhớ về một tình yêu.
***
Saigonvip 08/05/2024
************************************
*Biển nhớ: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1962. Bài hát được trình bày qua các giọng hát Lệ Thu, Khánh Ly…vv
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ viết tình ca hay nhất, và là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 2 giai đoạn trước và sau 1975, sáng tác từ rất sớm với bài hát đầu tiên Ướt mi (1958), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục sáng tác cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Biển nhớ, Mưa hồng, Cát bụi, Tình xa, Dấu chân địa đàng, Thương một người, Cuối cùng cho một tình yêu, Phôi pha, Đêm thấy ta là thác đổ, Như cánh vạc bay, Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Để gió cuốn đi, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về...vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1945 tại Hà Nội. Là một trong những tên tuổi lớn của làng âm nhạc Việt, gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly với giọng hát liêu trai và một hình ảnh rất quen thuộc trước 1975, với chiếc áo dài và đôi chân trần. Hoạt động từ 1956 đến nay.

 
10. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Bên đời hiu quạnh
***
Thời gian đã đi qua nhiều năm khi những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với giọng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly đi vào lòng người. Ngày đó có hai Trịnh Công Sơn và hai Khánh Ly, một cho những bản tình khúc của một thời để nhớ như Diễm xưa, Biển nhớ, Nắng thủy tinh, Mưa hồng…vv một cho những lời tự tình cho quê hương đất nước dân tộc như Ca dao mẹ, Người già em bé, Người con gái Việt Nam da vàng, Huế Sài Gòn Hà Nội, Nối vòng tay lớn…vv

Thời gian cứ trôi qua, với biết bao câu chuyện đời, của tình yêu và con người, với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là những tháng ngày lặng lẽ hơn, với Em còn nhớ hay em đã quên, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Bốn mùa thay lá, Em ở nông trường em ra biên giới, Nhớ mùa thu Hà Nội…vv

Thời gian với cuộc đời như một tập sách mỗi ngày dày thêm những câu chuyện, những hình ảnh, về một cuộc đời, một trái tim cháy bỏng tình yêu và những yêu thương về cuộc sống, với mỗi ngày đi qua, và theo thời gian như in dấu cuộc đời trong những trang sách đó, về ngôi, con đường, những nơi chốn thân thương, với những ký ức và những kỷ niệm về một thuở xa xăm nào đó, với những rung động của một thời để nhớ, để yêu và để lại trong trái tim lặng lẽ.

Những điều đó khắc họa về những ngày tháng của một dòng đời, những ngày đầy nắng gió đi qua, với cuộc sống bình yên tĩnh lặng, với con đường và dòng sông chảy qua, với những lần hò hẹn đâu xa…
Đó là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Bên đời hiu quạnh*, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, qua giọng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly***

Bên đời hiu quạnh
“Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì.
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.
...
Rồi một lần kia khăn gói đi xa
Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà.
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ.
Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua
Đường về tình tôi có nắng rất la đà.
Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh: Ồ phố xa lạ...
Đường nào dìu tôi đi đến cơn say
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời.
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra: Ồ nắng lên rồi...”
(Lời bài hát Bên đời hiu quạnh)

Bài hát Diễm xưa là một trong những bản tình ca hay nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và với nhiều người, Diễm là ai, với nắng, mưa, trên những tầng tháp cổ, và con đường với dòng sông, câu chuyện mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng kể, đó là câu chuyện về Diễm của những ngày xưa.

Có phải vì thế mà trong một khoảng khắc nào đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chợt nhớ về những ngày tháng đó, với giọng nói, ánh mắt và nụ cười, khi mà tất cả đã đi qua, và chỉ còn lại một thoáng hương xưa,
…“Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa. Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ…”***

Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những ký ức và những kỷ niệm rải rác đâu đó trong các ca khúc của ông, trên giai điệu và lời hát, và trong đó những câu chuyện trải dài ra, với những gì đã nhớ và đã quên, và với lời hát lập đi lập lại, “…lòng thật bình yên mà sao buồn thế…”

Có phải tất cả đã khép lại, tất cả đã bay xa, ở một góc trời nào đó, với vùng trời bình yên,
“…Rồi một lần kia khăn gói đi xa. Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ…”***

Thành phố với con đường và dòng sông, rất quen thuộc với mỗi ai đó, có những lúc quạnh hiu, im vắng, và lời hát làm ta nhớ đến ngôi chùa cổ kính với tháp cao bên dòng hương giang, nhớ đến câu ca dao, “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”, có phải như lời hát, “..đường thật lặng yên, lòng không gì nhớ…”.

Bài hát Bên đời hiu quạnh như một lời tự tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hai từ “…giật mình…” như một cảm xúc rất thật và bất chợt trong những cảm xúc đó, ồ phố xa lạ. Có phải vì đó không phải là con đường ngày xưa, và nơi chốn đó đã không là nơi chốn ngày xưa, quen thuộc,

“…Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua. Đường về tình tôi có nắng rất la đà. Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ. Giật mình nhìn quanh: Ồ phố xa lạ...”***
Bên đời hiu quạnh, câu chuyện về một tình yêu đã đi qua một cuộc đời, và giờ đây tất cả chỉ còn lại là những tháng ngày quạnh hiu, buồn vui chỉ là những cảm xúc, kỷ niệm là của ngày hôm qua, và ngày hôm nay chỉ còn lại hiu quạnh bên đời, và những giấc mơ, những cơn say, những thức tỉnh về cuộc sống, với một trái tim trống rỗng vẫn còn yêu, yêu người, yêu đời,
“…Đường nào dìu tôi đi đến cơn say. Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời. Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy. Giật mình tỉnh ra: Ồ nắng lên rồi...”***

Những ngày tháng đã đi qua, những kỷ niệm còn lại, với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và những câu chuyện, dần như tập sách của ông đã kết lại những năm tháng của một con người, với những bản tình ca và tình yêu vẫn còn đó.
Âm nhạc Trịnh Công Sơn vẫn được những người yêu nhạc Trịnh nhớ mãi. Hàng ngày, hàng giờ, giai điệu và lời hát trong các ca khúc Trịnh Công Sơn vẫn vang lên khắp mọi nơi, ở đâu đó, trên quê nhà hay trên những vùng đất xa xăm, với hai mùa mưa nắng đi qua, hay với 4 mùa xuân hạ thu đông, nơi chốn nào đó, vẫn với con đường và dòng sông, có những hàng cây và có khi cả những đền đài, tháp cổ…vv

Bên đời hiu quạnh là một trang ký ức về tình yêu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và phản chiếu lấp lánh một tình yêu, một nỗi nhớ và một trái tim vẫn còn mãi yêu, yêu mãi một tình yêu.
***
Saigonvip 09/05/2024
************************************
* Bên đời hiu quạnh: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát được trình bày với tiếng hát Khánh Ly năm 1972.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ viết tình ca hay nhất, và là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 2 giai đoạn trước và sau 1975, sáng tác từ rất sớm với bài hát đầu tiên Ướt mi (1958), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục sáng tác cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Biển nhớ, Mưa hồng, Cát bụi, Tình xa, Dấu chân địa đàng, Thương một người, Cuối cùng cho một tình yêu, Phôi pha, Đêm thấy ta là thác đổ, Như cánh vạc bay, Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Để gió cuốn đi, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về...vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1945 tại Hà Nội. Là một trong những tên tuổi lớn của làng âm nhạc Việt, gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly với giọng hát liêu trai và một hình ảnh rất quen thuộc trước 1975, với chiếc áo dài và đôi chân trần. Hoạt động từ 1956 đến nay.

 
Sửa lần cuối:
Top