Đạo lý Thiền Viện XAMVN

Thiền Viện Online XamVN cung cấp cho ae một số đầu sách căn bản.
Ae nào có hứng thú muốn đọc hay tu hành thì tham khảo !
Các sách không hề có thứ tự trước sau lắm, tuỳ vào sở thích mà có thể chọn đọc 🙏

Giáo Lý :









Sách Thiền :











Thiền Viện XamVN không nhận cúng dường dưới bất kì hình thức nào
Lành thay 🙏 🙏 🙏



Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṃ hetuṃ tathāgato āhaTesañca yo nirodho

Evaṃvadī mahāsamano.

“Các pháp nào có nhân thuộc lãnh vực sanh, Đấng Như Lai thuyết về nhân quả của các pháp đó, và thuyết về sự diệt của các pháp đó,

Bậc Đại Sa Môn có luận thuyết như vậy”.
 
Sửa lần cuối:
Cung thỉnh pháp sư @saigonvip vào tế độ 🙏
Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng. Đạo Phật ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội đương thời.

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.
Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.
 
Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng. Đạo Phật ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội đương thời.

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.
Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.
Lành thay 🙏

@LQDuy hoan hỷ thọ tín lời dạy của @saigonvip 🙏
 
7DcBZR.jpeg
 
YASA - Vị cư sĩ đầu tiên đắc quả A-la-hán

Tại thành Benares (Bārāṇasī) có con một nhà triệu phú tên Yasa, trưởng thành trong khung cảnh dồi dào phong phú. Một buổi sáng, chàng dậy sớm hơn mọi khi, và lúc nhìn các nàng hầu thiếp nằm ngủ ngổn ngang bừa bãi thì lấy làm nhàm chán. Ấn tượng ghê tởm này luôn luôn ám ảnh chàng. Toàn thể đền đài nguy nga tráng lệ bấy giờ đối với chàng chỉ còn là một nơi tối tăm buồn bã, đầy dẫy những hình ảnh thô kịch xấu xa. Nhận thức tánh cách tạm bợ của đời sống phàm tục, Yasa trốn nhà ra đi. Chàng nói: “Thống khổ thay cho tôi! Đọa đày thay cho tôi!” và đi về phía Isipatana (Lộc Uyển), nơi mà Đức Phật tạm ngự sau khi độ năm vị tỳ-khưu (anh em Kiều-trần-như) đắc quả A-la-hán.

Yasa đến nơi lúc Đức Phật đang đi kinh hành. Thấy chàng từ xa đến, Đức Phật bước ra ngoài đường kinh hành và ngồi lại một nơi đã dọn sẵn. Yasa đứng cách đấy không xa, than rằng: “Thống khổ thay cho con! Đọa đày thay cho con!”

Đức Phật dạy:
“Nơi đây không có thống khổ, hỡi này Yasa! Nơi đây không có đọa đày, này hỡi Yasa! Hãy đến đây, Yasa! Hãy ngồi xuống đây, Như Lai sẽ giảng giáo pháp cho con.”

Yasa lấy làm hoan hỷ được nghe những lời khuyến khích của Đức Phật. Chàng tháo đôi giày bằng vàng ra và đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ Ngài và ngồi lại một bên.

Đức Phật thuyết Pháp và sau khi nghe, chàng đắc quả Dự Lưu (Tu-đà-hoàn), quả vị thứ nhất trong bốn quả vị thánh giải thoát.
Đầu tiên, Đức Phật giải thích về hạnh bố thí (dāna), giới luật (sīla), những cảnh trời (sagga), những tai hại của nhục dục ngũ trần (kāmadīnāva),về phước báu của sự xuất gia (nekkhammānisaṃsa). Đến khi nhận thấy tâm của Yasa bắt đầu thuần thục và sẵn sàng lãnh hội giáo lý cao siêu, Ngài giảng về bốn chân lý cao quý (Tứ Thánh Đế).

Mẹ của Yasa là người đầu tiên ghi nhận sự vắng mặt của con. Bà báo cho chồng. Nhà triệu phú liền ra lệnh cho gia đinh cỡi ngựa đi tìm bốn phương và chính ông đi về hướng Isipatana. Khi nhận ra dấu đôi giày bằng vàng của Yasa in trên đất, ông phăng lần đến nơi Đức Phật.

Thấy ông từ xa đến, Đức Phật dùng thần thông không cho ông nhận ra con. Nhà triệu phú đến gần Đức Phật và cung kính hỏi thăm Ngài có thấy con ông không? Đức Phật bảo: “Hãy ngồi lại đây. Ông sẽ được gặp mặt con của ông.” Nghe vậy, ông triệu phú lấy làm mừng rỡ, vâng lời ngồi xuống. Đức Phật giảng cho ông một thời Pháp. Sau khi nghe giảng, ông đắc quả Dự Lưu.

Ông rất hoan hỷ bạch:

“Lành Thay! Lành thay! Bạch hóa Đức Thế Tôn, cũng tựa hồ như có người kia dựng lại ngay ngắn một vật gì đã bị lật đổ, hay khám phá ra một vật đã được giấu kín, hay vạch đường chỉ lối cho người lạc bước, hay cầm ngọn đèn rọi sáng trong đêm tối để cho ai có mắt có thể trông thấy, Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn giảng dạy bằng nhiều phương thức cũng như thế ấy. Bạch Đức Thế Tôn, con xin quy y Phật, Pháp và Tăng. Xin Đức Thế Tôn thu nhận con vào hàng thiện tín. Xin Ngài cho phép con nương tựa nơi Tam Bảo, từ ngày này đến giờ phút cuối cùng của đời con.”

Ông là người thiện nam đầu tiên thọ lễ quy y với đầy đủ ba ngôi Tam Bảo, Phật-Pháp-Tăng. Trong khi nghe Đức Phật thuyết pháp cho cha mình, Yasa đắc quả A-la-hán. Như thế, Yasa là vị cư sĩ đầu tiên đắc quả A-la-hán. Vừa lúc ấy, Đức Phật thu thần thông để nhà triệu phú nhìn thấy con. Ông lấy làm vui mừng, thỉnh Đức Phật cùng vị đệ trở về nhà trai tăng ngày hôm sau. Đức Phật chấp nhận bằng cách làm thinh.

Sau khi ông triệu phú ra về, Yasa xin Đức Phật cho thọ lễ xuất gia tỳ-khưu. Đức Phật truyền giới cho Yasa với những lời sau đây:
“Hãy đến đây, hỡi tỳ-khưu! Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ. Hãy sống đời phạm hạnh thiêng liêng của bậc xuất gia để chấm dứt mọi đau khổ.”

Với ngài Yasa, tổng số các vị A-la-hán trên thế gian lúc bấy giờ là bảy vị – Đức Phật, năm anh em ngài Kiều-trần-như và ngài Yasa. Ngày hôm sau, Đức Phật đến nhà ông triệu phú với sáu vị đệ tử A-la-hán. Hai bà – mẹ và bà trước kia là vợ của ngài Yasa – đến nghe Đức Phật thuyết pháp, đắc quả Dự Lưu và xin thọ lễ quy y Tam Bảo. Hai bà là những người tín nữ đầu tiên.
Đại đức Yasa có bốn người bạn tên Vimala, Subāhu, Puṇṇaji và Gavampati. Khi bốn vị này khi nghe tin người bạn cao quý của mình đã cạo râu tóc và đắp y để sống đời không nhà cửa, không sự nghiệp, đến thăm Yasa và tỏ ý muốn noi theo gương lành ấy. Ngài Yasa tiến dẫn cả bốn vào yết kiến Đức Phật, và sau khi nghe Pháp, cả bốn đều đắc quả Dự Lưu. Sau đó bốn người này xin xuất gia, được Đức Phật giáo huấn, chỉ dạy bằng một bài pháp thoại và đắc quả A-la-hán. Vào lúc bấy giờ, trên thế gian có mười một vị A-la-hán.

Năm mươi người bạn khác của đại đức Yasa, tất cả đều thuộc về các gia đình nổi tiếng nhất trong vùng, cũng đến thính Pháp, đắc quả Dự Lưu. Rồi các vị đó xin xuất gia tỳ-khưu, được Đức Phật giáo huấn, chỉ dạy bằng một bài pháp thoại và đắc quả A-la-hán. Vào lúc bấy giờ, trên thế gian có sáu mươi mốt vị A-la-hán.

Sau đó, đức Thế Tôn bảo các vị tỳ-khưu:

– Này các tỳ-khưu, ta đã thoát khỏi tất cả các sự trói buộc thuộc về cõi trời và loài người. Các ông cũng đã thoát khỏi tất cả các sự trói buộc thuộc về cõi trời và loài người. Hãy cất bước du hành vì lợi ích của nhiều người, vì an lạc của nhiều người, vì lòng thương xót thế gian, vì sự tiến hóa, sự lợi ích, sự an vui của chư thiên và nhân loại, chớ đi hai người chung một đường.

Hãy thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Có những hạng người sinh lên bị ít ô nhiễm sẽ là những người hiểu được Giáo Pháp, nhưng do việc không nghe Giáo Pháp sẽ bị thoái hóa.


Đó là các sứ giả hoằng pháp đầu tiên trên thế gian này.

*
Tham khảo:
1) Đại phẩm, Luật tạng, Tỳ-khưu Indacanda dịch Việt (2005)
2) Nārada Māha Thera, Đức Phật và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh dịch Việt (ấn bản 2019).


May be an image of 6 people and people practising yoga
 
Tứ chúng đồng tu.

* Clear Mountain Monastery, Seattle, USA
* Ghi thêm:
Nhìn tấm hình mà lòng hoan hỷ. Đây là thể hiện một cộng đồng Phật giáo hiện đại, đầy đủ bốn chúng (nam & nữ tu sĩ, nam & nữ cư sĩ), không phân biệt giới tính, màu da, tuổi tác, nguồn gốc sắc tộc.

Các cư sĩ đến nghe pháp và sinh hoạt, ăn mặc đơn giản, thoải mái, không chú trọng vào hình thức đồng phục kiểu cọ rườm rà, màu này, màu kia.

May be an image of 1 person and crowd
 
Top