Đạo lý Thiền Viện XAMVN

Thiền Viện Online XamVN cung cấp cho ae một số đầu sách căn bản.
Ae nào có hứng thú muốn đọc hay tu hành thì tham khảo !
Các sách không hề có thứ tự trước sau lắm, tuỳ vào sở thích mà có thể chọn đọc 🙏

Giáo Lý :









Sách Thiền :











Thiền Viện XamVN không nhận cúng dường dưới bất kì hình thức nào
Lành thay 🙏 🙏 🙏



Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṃ hetuṃ tathāgato āhaTesañca yo nirodho

Evaṃvadī mahāsamano.

“Các pháp nào có nhân thuộc lãnh vực sanh, Đấng Như Lai thuyết về nhân quả của các pháp đó, và thuyết về sự diệt của các pháp đó,

Bậc Đại Sa Môn có luận thuyết như vậy”.
 
Sửa lần cuối:
Sau khi tu xong !


Lý do bác tao chưa chết : r/TroChuyenLinhTinh
CREEPYPASTA- Những câu chuyện kinh hoàng - Địa ngục cũng không chào đón |  Facebook
Vậy ng đã khuất đang ở cõi nào :)))))
 
Vậy ng đã khuất đang ở cõi nào :)))))
Khó để nói là tâm tục sanh đi về đâu.
Nhưng nếu cận tử nghiệp hoảng loạn sẽ dễ dẫn tới cảnh giới sa đoạ

BỐN HẠNG NGƯỜI HOẢNG LOẠN TRƯỚC CÁI CHẾT

Ai cũng phải chết, ta nên chọn cái chết thanh thản hơn là hoảng loạn.
Có bốn hạng người sau đây dứt khoát sẽ hoảng sợ trước cái chết :

1-Chưa lìa được dục ái, còn thích sở hữu và hưởng thụ các dục gồm :
Sắc, thinh, khí, vị, xúc. Người còn thích 5 thứ này thì còn quan tâm danh lợi, thị phi địa vị, quyền lực, ăn ngon mặc đẹp, ở sướng, ở sang. Cho nên không đành lòng rũ áo ra đi.

2-Quá ái luyến thân xác này nên cũng không sẵn sàng tắt thở.
Các vị có biết theo niềm tin dân gian VN thì có ba hạng sau đây khi chết rồi rất linh dễ làm ma phá người :

(1)Là gái trẻ chưa chồng lòng còn mơ mộng yêu đời.
(2)Là phụ nữ mang thai lòng muốn sống gấp đôi người thường, vì họ là một xác hai mạng.
(3) Là trẻ con đang tuổi lớn tin yêu cuộc đời ở mức độ cuồng nhiệt.


Ba thứ này mà nó lật ngang thì nó linh cho mà thấy, nó phá là banh xác.
Khi tôi về miền trung tôi được nghe nhiều chuyện ma lạnh xương sống ở ngoài Huế, chẳng hạn như tôi có nghe một câu chuyện có một cô ở Huế cổ bị chết khi cô đang còn học tú tài, có quãng đường đêm đêm mà các mệ các o là mấy bà già đi bán hàng rong ban đêm như bánh mì, trứng, chè, cháo, xôi ..v...v. Cô ra cô mua, có bữa cô ăn cho họ thấy, có bữa cô cầm cô đem vô, mà cô trả tiền toàn là giấy vàng bạc, sáng dậy người nhà thấy mấy món đó nó nằm trên mả, khiếp như vậy. Và có nhiều chuyện quí vị hỏi tôi có hay không, thì tôi nói rằng tôi không có ý kiến nhưng nếu có cũng không có gì lạ.
Là bởi vì họ lọt vô bốn hạng này.

3- Làm quá nhiều điều ác hoặc quá ít điều thiện, cho nên lúc mà xuôi tay hay khi đối diện cái chết thì hoảng sợ kinh hãi.

4- Không thông hiểu giáo pháp, còn quá nhiều điều nghi nan thắc mắc chưa được giải quyết thỏa đáng nên cũng sợ hãi cái chết.

*Khi hiểu được giáo lý căn bản thì cái chết chỉ là một chuyến đi về chỗ tốt hơn .
 
Các khầy ngồi thiền kiết già hay bán già?
Có 3 kiểu ngồi : Kiết già, bán già và ngồi kiểu Miến Điện.
Ngồi sao cũng đc, miễn có thể quan sát các đề mục là được.
Vì bản chất thiền là quan sát sự sinh diệt của thân tâm chứ không chú trọng hình thức, thẩm mĩ bên ngoài.
 
Có 3 kiểu ngồi : Kiết già, bán già và ngồi kiểu Miến Điện.
Ngồi sao cũng đc, miễn có thể quan sát các đề mục là được.
Vì bản chất thiền là quan sát sự sinh diệt của thân tâm chứ không chú trọng hình thức, thẩm mĩ bên ngoài.
Quan sát rồi sao nhỉ :)))). Thiền định thì k nói, còn thiền quán đang thắc mắc ở chỗ, đã quan sát và cảm nhận có chút vi tế .... sau đó rồi sao lứa :)))
 
Quan sát thì vẫn khởi sinh liên tục. Vậy kết thúc sao. Đã mường tượng ra đc ít nhiều ở khúc này, nhưng vẫn muốn nghe trải nghiệm của các thiền sinh khác. Cái này, thực hành thì dễ tìm thấy hơn
Mày cứ quan sát bình thường vậy thôi, để thấy sự sanh diệt của tâm.
Ban đầu niệm, định, tuệ, tinh tấn yếu thì quan sát đc ít, dễ phóng dật.
Về sau nó mạnh thì sẽ chánh niệm dc rõ hơn, liên tục. Từ từ niệm mạnh hơn m sẽ thấy sự sinh diệt nhanh chóng mặt của danh - sắc.

Còn thấy thì có 3 là vô thường, khổ, vô ngã. Người hành thiền khi hành tuỳ căn cơ, khuynh hướng mà thấy 1 trong 3 cái này, tuỳ lúc mà thấy cái nào rõ. Nếu mà m có học thêm về A tỳ đàm sẽ thấy cái hiện tại m quan sát chỉ là những lộ tâm nối nhau. Niệm tuệ càng mạnh thì quan sát càng rõ hơn.
 
Cứ quán và biết thôi, ko đáng giá hay phán xét j cả. Tôi cũng tập vài môn thể thao và yoga nữa nên đang quán thân mỗi khi vận động, hít vào thở ra, giãn hay co, đau hay dc thả lỏng. Tập luyện có thiền thấy cảm nhận dc diễn tiến trong thân nhiều hơn và ko thấy ngại những bài tập nặng hoặc dài nữa vì thấy đau mỏi nó cũng chỉ là cảm giác rồi sẽ qua đi, mình đang làm điều tốt cho thân thể này. Có sự mệt mỏi nhưng ko có người mệt mỏi.
 
Cứ quán và biết thôi, ko đáng giá hay phán xét j cả. Tôi cũng tập vài môn thể thao và yoga nữa nên đang quán thân mỗi khi vận động, hít vào thở ra, giãn hay co, đau hay dc thả lỏng. Tập luyện có thiền thấy cảm nhận dc diễn tiến trong thân nhiều hơn và ko thấy ngại những bài tập nặng hoặc dài nữa vì thấy đau mỏi nó cũng chỉ là cảm giác rồi sẽ qua đi, mình đang làm điều tốt cho thân thể này. Có sự mệt mỏi nhưng ko có người mệt mỏi.
Cứ sống chánh niệm, đủ duyên thì thành thánh.
Thiếu duyên thì an lạc hiện tại, vun bồi thuận duyên cho đời sau.
 
Lành thay! Mong các quý thiền sư xamvn bố thí cho con mấy đồng con ăn cơm tối.
 
Trước dc dắt lối vào đạo phật qua thiền tông, được dặn dò là ko nên dùng pháp để giải quyết chuyện thế tục. Nghĩ lại thì thấy mình cũng đang tham đắm vào thân thể thật.
Cứ sống chánh niệm, đủ duyên thì thành thánh.
Thiếu duyên thì an lạc hiện tại, vun bồi thuận duyên cho đời sau.
 
Trước dc dắt lối vào đạo phật qua thiền tông, được dặn dò là ko nên dùng pháp để giải quyết chuyện thế tục. Nghĩ lại thì thấy mình cũng đang tham đắm vào thân thể thật.
Tham đắm như thế nào.
Thân thể phải bảo quản khoẻ mạnh để nương vào đó tu tập 🙏
 
Trước dc dắt lối vào đạo phật qua thiền tông, được dặn dò là ko nên dùng pháp để giải quyết chuyện thế tục. Nghĩ lại thì thấy mình cũng đang tham đắm vào thân thể thật.
vậy giờ còn thiện định ko. hồi xưa t cũng từ đó mà ra, đến giờ vẫn duy trì song song cả hai.
 
@Olineasdf có chia sẻ với tao 1 số hiểu biết nhất định về thiền định @dungdamchemnhau :

Còn 1 phương pháp thiền khác ( còn lại là Thiền vipassana ) gọi là thiền định (có tên khác là thiền chỉ), loại này thì có từ trước khi Đức Phật ra đời, phổ biến rất nhiều ở Ấn Độ và cụ thể là các tu sĩ Bà La Môn ở Ấn Độ chủ yếu thực hành theo phương pháp này. Tất cả các thể loại thiền năng lượng, thiền mở luân xa, thiền tĩnh tâm hay vân vân mây mây cái gì đi nữa thì cũng biến tướng từ thiền định này mà ra. Thiền định chủ yếu tu tập hướng đến 1 đề mục cụ thể (ngày nay phổ biến nhất là hơi thở) để đạt được định tâm vững chắc, từ đó bước vào thiền tuệ ở bên trên một cách nhanh chóng gọn lẹ và có thể sớm đạt kết quả. Nhưng nếu chỉ tu thiền định đến mức siêu việt (giống như tu sĩ Ấn Độ ngày xưa vẫn làm) thì có khả năng đạt được một số siêu năng lực (trong nhà Phật gọi là thần thông, cái này là có thật, không đùa, bản chất nó chỉ là sự phóng đại của các giác quan để có được sự kết nối sâu sắc hơn với vạn vật trong vũ trụ, ví dụ chúng ta có thể nhìn xa hơn, nhắm mắt vào vẫn nhìn được gọi là thiên nhãn thông, hoặc tai chúng a có thể nghe xa hơn, nghe các âm thanh ở các tần số mà bình thường con người không nghe được, thì gọi là thiên nhĩ thông... vân vân). Nhưng dù có tu thiền định đạt đỉnh cao như thế, hấp thụ năng lượng vũ trụ, đạt thần thông, khai mở luân xa (cái này thì không nên nhé, vì giống như chúng a mở cửa cho thằng khác vào nhà, thì ma quỷ nó có thể dễ dàng nhập và điều khiển thân xác chúng ta nếu đủ duyên) thì rồi chúng ta vẫn chết đi vẫn tái sinh, gọi là luân hồi vô số kiếp, ba chìm bảy nổi trong lục đạo luân hồi, có kiếp làm người, có kiếp làm súc vật, có kiếp làm ma quỷ vất va vất vưởng chịu nhiều khổ đau. Bản thân chúng ta làm người bây giờ, được coi là cõi lành, nhưng 100% chúng ta đều có khổ đau từ bệnh tật, gia đình, công việc, vợ con, tiền bạc... những thứ chúng ta muốn mà không có... vân vân...

Định đúng là một nền tảng phải có để Tuệ được sinh khởi. Nhưng nếu một người nhập Định tới mức cao siêu nhưng không biết phương pháp tu tập Thiền Tuệ thì trí tuệ thực sự cũng không thể phát sinh để đạt được giác ngộ. Bằng chứng là nhiều tu sĩ Ấn Độ thuần thục thiền định ở mức cao siêu nhưng cũng không giác ngộ. Trong kinh cũng có nhắc về ông tiên A Tư Đà - người tiên đoán thái tử sẽ đi tu, hoặc 2 người sư phụ dạy thiền định cho thái tử Tất Đạt Đa đều là những cao nhân thiền định nhưng không biết tu thiền tuệ để giác ngộ.
Do vậy, quan điểm về việc khi có Định (từ tu thiền định hoặc từ niệm Phật) là sẽ tự phát sinh trí tuệ như tự tánh vốn có là rất mông lung và không có cơ sở vững chắc.

Cho nên, chỉ có tu thiền định để có định tâm vững vàng, và tiếp tục tu thiền tuệ để được giác ngộ mới là cứu cánh cho chúng ta khỏi vòng lặp luân hồi khổ đau vô tận này.
 
@Olineasdf có chia sẻ với tao 1 số hiểu biết nhất định về thiền định @dungdamchemnhau :

Còn 1 phương pháp thiền khác ( còn lại là Thiền vipassana ) gọi là thiền định (có tên khác là thiền chỉ), loại này thì có từ trước khi Đức Phật ra đời, phổ biến rất nhiều ở Ấn Độ và cụ thể là các tu sĩ Bà La Môn ở Ấn Độ chủ yếu thực hành theo phương pháp này. Tất cả các thể loại thiền năng lượng, thiền mở luân xa, thiền tĩnh tâm hay vân vân mây mây cái gì đi nữa thì cũng biến tướng từ thiền định này mà ra. Thiền định chủ yếu tu tập hướng đến 1 đề mục cụ thể (ngày nay phổ biến nhất là hơi thở) để đạt được định tâm vững chắc, từ đó bước vào thiền tuệ ở bên trên một cách nhanh chóng gọn lẹ và có thể sớm đạt kết quả. Nhưng nếu chỉ tu thiền định đến mức siêu việt (giống như tu sĩ Ấn Độ ngày xưa vẫn làm) thì có khả năng đạt được một số siêu năng lực (trong nhà Phật gọi là thần thông, cái này là có thật, không đùa, bản chất nó chỉ là sự phóng đại của các giác quan để có được sự kết nối sâu sắc hơn với vạn vật trong vũ trụ, ví dụ chúng ta có thể nhìn xa hơn, nhắm mắt vào vẫn nhìn được gọi là thiên nhãn thông, hoặc tai chúng a có thể nghe xa hơn, nghe các âm thanh ở các tần số mà bình thường con người không nghe được, thì gọi là thiên nhĩ thông... vân vân). Nhưng dù có tu thiền định đạt đỉnh cao như thế, hấp thụ năng lượng vũ trụ, đạt thần thông, khai mở luân xa (cái này thì không nên nhé, vì giống như chúng a mở cửa cho thằng khác vào nhà, thì ma quỷ nó có thể dễ dàng nhập và điều khiển thân xác chúng ta nếu đủ duyên) thì rồi chúng ta vẫn chết đi vẫn tái sinh, gọi là luân hồi vô số kiếp, ba chìm bảy nổi trong lục đạo luân hồi, có kiếp làm người, có kiếp làm súc vật, có kiếp làm ma quỷ vất va vất vưởng chịu nhiều khổ đau. Bản thân chúng ta làm người bây giờ, được coi là cõi lành, nhưng 100% chúng ta đều có khổ đau từ bệnh tật, gia đình, công việc, vợ con, tiền bạc... những thứ chúng ta muốn mà không có... vân vân...

Định đúng là một nền tảng phải có để Tuệ được sinh khởi. Nhưng nếu một người nhập Định tới mức cao siêu nhưng không biết phương pháp tu tập Thiền Tuệ thì trí tuệ thực sự cũng không thể phát sinh để đạt được giác ngộ. Bằng chứng là nhiều tu sĩ Ấn Độ thuần thục thiền định ở mức cao siêu nhưng cũng không giác ngộ. Trong kinh cũng có nhắc về ông tiên A Tư Đà - người tiên đoán thái tử sẽ đi tu, hoặc 2 người sư phụ dạy thiền định cho thái tử Tất Đạt Đa đều là những cao nhân thiền định nhưng không biết tu thiền tuệ để giác ngộ.
Do vậy, quan điểm về việc khi có Định (từ tu thiền định hoặc từ niệm Phật) là sẽ tự phát sinh trí tuệ như tự tánh vốn có là rất mông lung và không có cơ sở vững chắc.

Cho nên, chỉ có tu thiền định để có định tâm vững vàng, và tiếp tục tu thiền tuệ để được giác ngộ mới là cứu cánh cho chúng ta khỏi vòng lặp luân hồi khổ đau vô tận này.
Lành thay 🙏

Theo tao đọc thì ngày xưa hay dùng Định để làm nền tảng quán chiếu. Có thần thông thì xem kiếp trước, kiếp sau để trừ đi hoài nghi về tái sinh hay nhân quả.

Bây giờ ít người tu Định mà tu trực tiếp Tuệ hay còn gọi là Quán Khô. Và khái niệm Sát Na Định được dùng ở những bộ chú - sớ giải về sau. Không có nằm trong Nikaya.
 
vậy giờ còn thiện định ko. hồi xưa t cũng từ đó mà ra, đến giờ vẫn duy trì song song cả hai.
Khi tập thể thao thì quán còn sáng thường thiền chỉ 20-30p. Trước thiền chỉ xong cứ tỉnh như sáo chả ngủ dc. Cái tổ sư thiền thì bỏ rồi.
 
Lành thay 🙏

Theo tao đọc thì ngày xưa hay dùng Định để làm nền tảng quán chiếu. Có thần thông thì xem kiếp trước, kiếp sau để trừ đi hoài nghi về tái sinh hay nhân quả.

Bây giờ ít người tu Định mà tu trực tiếp Tuệ hay còn gọi là Quán Khô. Và khái niệm Sát Na Định được dùng ở những bộ chú - sớ giải về sau. Không có nằm trong Nikaya.
Bậc thang đầu tiên của thiền định là sơ thiền, dòng tâm vận động của nó thuộc về Sắc giới. Không có trung gian.

Thế giới của tao với mày đang sống là Dục giới, kế tiếp là Sắc giới, cao cấp hơn Sắc giới là Vô sắc giới.

Có 4 thiền chi thuộc về Sắc giới, chúng là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tương ứng với chúng có 15 loại tâm vận động, gọi là "Tâm thiện Sắc giới".

Đừng bao giờ cho rằng sơ thiền là đơn giản, theo câu kinh văn sau đây:"Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ ". Giải nghĩa chúng theo ngôn ngữ hiện đại:

+ Ly dục, ly ác pháp: Là sự xa lìa năm loại sắc thái ô nhiễm đeo bám làm tâm trở nên thô nặng, xấu xí: Dục, sân, hôn trầm thuỳ miên, trạo hối, nghi.

. Dục: 5 loại hưởng thụ liên quan đến dục giới: sắc (đẹp, xấu), tài( vật chất), danh( khen, chê), thực(thức ăn), thùy(ôm ấp vuốt ve dễ chịu và cả khó chịu).
. Sân: Sân và 3 thành phần hỗ trợ: sân lận tật hối.
. Hôn trầm thụy miên: Lười biếng, thụ động, buồn ngủ... Hiện nay có sự nhầm lẫn giữa định và hôn trầm này vì biểu hiện của chúng là yên tĩnh.
. Trạo hối: Bồn chồn, nóng ruột, không yên tĩnh, loạn động, vọng tưởng...
. Nghi: Với si làm nên tảng, và thêm 1 thành phần của tham là tà kiến, chúng mang biểu hiện không phân biệt đúng sai, không sợ tội lỗi, nhầm lẫn có tội và không có tội, ...

Do xa lìa được 5 loại ô nhiễm này, tâm trở nên nhẹ nhàng, tươi sáng, mạnh mẽ...Người hành thiền bắt đầu hướng tâm đến đối tượng mà vị ấy chọn để hành thiền và xâm nhập vào Định. Định này mang đặc tính của sự tập trung (tầm, tứ) do không bị ô nhiễm bên ngoài xen lẫn vào.

Đây là giải nghĩa về sơ thiền, và chỉ là tóm tắt, không phải là đầy đủ. Bước đầu tiên của thiền định
 
@Olineasdf , @dungdamchemnhau :

Nói cho đúng thì trúng Vietlot không có giá trị bằng việc chứng đạt sơ thiền ngay kiếp hiện tại. Vì sao lại nói như vậy, vì dù mày trúng Vietlot bao nhiêu đi nữa, khi chết mày phải vứt bỏ những thành tựu mày đạt được do trúng Vietlot, nhưng còn đạt được sơ thiền, tâm quả của sơ thiền sẽ đi theo mày trong nhìu kiếp kế tiếp như trong bài tính chất Nghiệp (Kamma) tao có nhắc đến (có những nghiệp cho quả trong kiếp thứ 2 3 4...).

Tại sao chỉ mới sơ thiền mà tâm lại có năng lực như thế?

Dù các tâm thuộc Sắc giới rất ít, chúng lại có năng lực mạnh mẽ hơn rất nhìêu do có sự tập trung, còn các tâm thuộc Dục giới lại vô cùng yếu ớt do chúng bị tán loạn, bị ô nhiễm (Có tất cả 121 tâm, nhưng chỉ có 15 tâm thiền Sắc giới, 12 tâm thiền Vô sắc giới, 40 tâm siêu thế giới, chúng quá ít ỏi so với 54 tâm Dục giới).

Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân làm chúng trở nên mạnh mẽ (Thanh Tịnh đạo-Visuddhimagga).

+ Ly dục: "Dục" phải là cái không đội trời chung với "sơ thiền", nếu có dục thì sẽ không có sơ thiền, cũng như có tối thì không có sáng, phải bỏ bờ gần mới đến được bờ xa. Đó là tánh cách tuyệt đối của "hoàn toàn ly dục". Biện pháp để ly dục là giữ giới.

+ Tầm (Vitakka): Nghĩa là đánh mạnh vào, nó có đặc tính là sự hướng tâm đến, nó có thể hiện là sự dẫn tâm đến, nó có nhiệm vụ là đánh mạnh vào đối tượng của thiền định.

+ Tứ (Vicara): Là tư duy được đưa lên cao độ, , nó có đặc tính là liên tục nhấn mạnh vào, nhiệm vụ của nó là khiến những tâm xuất hiện đều tập trung trên đối tượng, nó có thể hiện là tâm lý được dán chặt vào đối tượng.

Ví như cái cây còn nhỏ nên cần phải có giàn chống, Tầm và tứ không rời nhau để giữ tâm liên tục trên đối tượng của thiền định. Vì tầm làm phát sanh định bằng cách hợp nhất tâm trên đối tượng, tứ mang đặc tính duy trì áp lực một cách liên tục. Cần phải nắm vững 2 đặc tính này, chúng ta sẽ gặp lại chúng ở nhị thiền và loại bỏ chúng (nếu không thể loại bỏ được tầm và tứ, ta không thể tiến vào nhị thiền). Nên sự hiểu biết về chúng bây giờ là rất quan trọng.

Do loại trừ được sự đeo bám của 5 loại ô nhiễm, có được sự hỗ trợ của "tầm" và "tứ", tâm lúc này đã quen thuộc với phương pháp duy trì sự tập trung trên 1 đối tượng, nó đã bắt đầu mạnh mẽ và năng lực của sức mạnh này kéo dài qua những kiếp sống kế tiếp (có những điều chưa phù hợp nên không dẫn ra đây), nhưng cần lưu ý là năng lực của sơ thiền này vẫn sẽ tiêu hoại nếu không có sự luyện tập liên tục.

5 dấu hiệu nhận biết sự chứng đạt sơ thiền: Hỷ lạc(khác với việc chơi thuốc từ bên ngoài đưa vào, hỷ lạc này xuất phát từ nội tâm, từ trong ra ngoài).

+ Tiểu hỉ: Dựng lông tóc.
+ Hỉ như chớp nhoáng: Thỉnh thoảng lóe lên.
+ Hỉ như mưa rào: Nổi trên cơ thể liên tục.
+ Hỉ nâng người lên:Llàm thân thể mất đi tính nặng nề, cảm giác bay bổng.
+ Hỉ sung mãn: Chảy khắp toàn thân.

Đây là cách xác định thành tựu của tự thân.
 
Bậc thang đầu tiên của thiền định là sơ thiền, dòng tâm vận động của nó thuộc về Sắc giới. Không có trung gian.

Thế giới của tao với mày đang sống là Dục giới, kế tiếp là Sắc giới, cao cấp hơn Sắc giới là Vô sắc giới.

Có 4 thiền chi thuộc về Sắc giới, chúng là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tương ứng với chúng có 15 loại tâm vận động, gọi là "Tâm thiện Sắc giới".

Đừng bao giờ cho rằng sơ thiền là đơn giản, theo câu kinh văn sau đây:"Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ ". Giải nghĩa chúng theo ngôn ngữ hiện đại:

+ Ly dục, ly ác pháp: Là sự xa lìa năm loại sắc thái ô nhiễm đeo bám làm tâm trở nên thô nặng, xấu xí: Dục, sân, hôn trầm thuỳ miên, trạo hối, nghi.

. Dục: 5 loại hưởng thụ liên quan đến dục giới: sắc (đẹp, xấu), tài( vật chất), danh( khen, chê), thực(thức ăn), thùy(ôm ấp vuốt ve dễ chịu và cả khó chịu).
. Sân: Sân và 3 thành phần hỗ trợ: sân lận tật hối.
. Hôn trầm thụy miên: Lười biếng, thụ động, buồn ngủ... Hiện nay có sự nhầm lẫn giữa định và hôn trầm này vì biểu hiện của chúng là yên tĩnh.
. Trạo hối: Bồn chồn, nóng ruột, không yên tĩnh, loạn động, vọng tưởng...
. Nghi: Với si làm nên tảng, và thêm 1 thành phần của tham là tà kiến, chúng mang biểu hiện không phân biệt đúng sai, không sợ tội lỗi, nhầm lẫn có tội và không có tội, ...

Do xa lìa được 5 loại ô nhiễm này, tâm trở nên nhẹ nhàng, tươi sáng, mạnh mẽ...Người hành thiền bắt đầu hướng tâm đến đối tượng mà vị ấy chọn để hành thiền và xâm nhập vào Định. Định này mang đặc tính của sự tập trung (tầm, tứ) do không bị ô nhiễm bên ngoài xen lẫn vào.

Đây là giải nghĩa về sơ thiền, và chỉ là tóm tắt, không phải là đầy đủ. Bước đầu tiên của thiền định
Các vị A xà lê cũng đã tổng hợp lại từ Kinh và chú giải để liệt kê như sau :

xLYhzLF.png


ksTU7wR.jpeg
 
@Olineasdf , @dungdamchemnhau :

Nói cho đúng thì trúng Vietlot không có giá trị bằng việc chứng đạt sơ thiền ngay kiếp hiện tại. Vì sao lại nói như vậy, vì dù mày trúng Vietlot bao nhiêu đi nữa, khi chết mày phải vứt bỏ những thành tựu mày đạt được do trúng Vietlot, nhưng còn đạt được sơ thiền, tâm quả của sơ thiền sẽ đi theo mày trong nhìu kiếp kế tiếp như trong bài tính chất Nghiệp (Kamma) tao có nhắc đến (có những nghiệp cho quả trong kiếp thứ 2 3 4...).

Tại sao chỉ mới sơ thiền mà tâm lại có năng lực như thế?

Dù các tâm thuộc Sắc giới rất ít, chúng lại có năng lực mạnh mẽ hơn rất nhìêu do có sự tập trung, còn các tâm thuộc Dục giới lại vô cùng yếu ớt do chúng bị tán loạn, bị ô nhiễm (Có tất cả 121 tâm, nhưng chỉ có 15 tâm thiền Sắc giới, 12 tâm thiền Vô sắc giới, 40 tâm siêu thế giới, chúng quá ít ỏi so với 54 tâm Dục giới).

Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân làm chúng trở nên mạnh mẽ (Thanh Tịnh đạo-Visuddhimagga).

+ Ly dục: "Dục" phải là cái không đội trời chung với "sơ thiền", nếu có dục thì sẽ không có sơ thiền, cũng như có tối thì không có sáng, phải bỏ bờ gần mới đến được bờ xa. Đó là tánh cách tuyệt đối của "hoàn toàn ly dục". Biện pháp để ly dục là giữ giới.

+ Tầm (Vitakka): Nghĩa là đánh mạnh vào, nó có đặc tính là sự hướng tâm đến, nó có thể hiện là sự dẫn tâm đến, nó có nhiệm vụ là đánh mạnh vào đối tượng của thiền định.

+ Tứ (Vicara): Là tư duy được đưa lên cao độ, , nó có đặc tính là liên tục nhấn mạnh vào, nhiệm vụ của nó là khiến những tâm xuất hiện đều tập trung trên đối tượng, nó có thể hiện là tâm lý được dán chặt vào đối tượng.

Ví như cái cây còn nhỏ nên cần phải có giàn chống, Tầm và tứ không rời nhau để giữ tâm liên tục trên đối tượng của thiền định. Vì tầm làm phát sanh định bằng cách hợp nhất tâm trên đối tượng, tứ mang đặc tính duy trì áp lực một cách liên tục. Cần phải nắm vững 2 đặc tính này, chúng ta sẽ gặp lại chúng ở nhị thiền và loại bỏ chúng (nếu không thể loại bỏ được tầm và tứ, ta không thể tiến vào nhị thiền). Nên sự hiểu biết về chúng bây giờ là rất quan trọng.

Do loại trừ được sự đeo bám của 5 loại ô nhiễm, có được sự hỗ trợ của "tầm" và "tứ", tâm lúc này đã quen thuộc với phương pháp duy trì sự tập trung trên 1 đối tượng, nó đã bắt đầu mạnh mẽ và năng lực của sức mạnh này kéo dài qua những kiếp sống kế tiếp (có những điều chưa phù hợp nên không dẫn ra đây), nhưng cần lưu ý là năng lực của sơ thiền này vẫn sẽ tiêu hoại nếu không có sự luyện tập liên tục.

5 dấu hiệu nhận biết sự chứng đạt sơ thiền: Hỷ lạc(khác với việc chơi thuốc từ bên ngoài đưa vào, hỷ lạc này xuất phát từ nội tâm, từ trong ra ngoài).

+ Tiểu hỉ: Dựng lông tóc.
+ Hỉ như chớp nhoáng: Thỉnh thoảng lóe lên.
+ Hỉ như mưa rào: Nổi trên cơ thể liên tục.
+ Hỉ nâng người lên:Llàm thân thể mất đi tính nặng nề, cảm giác bay bổng.
+ Hỉ sung mãn: Chảy khắp toàn thân.

Đây là cách xác định thành tựu của tự thân.
Có đợt tao đọc trong chú giải hay đâu đó hỷ chia tận 10 cái. Tao cũng ko nhớ hết nữa.
 
@Olineasdf , @dungdamchemnhau:

Rất khó để giải thích việc tại sao lại có những hành động không thể kiềm chế của 1 chúng sanh khi tiếp xúc với 1 mội trường thuận lợi cho 1 loại tâm nào đó sinh khởi, nên tao đành tóm tắt 1 chương phức tạp trong Abhidhamma về tiến trình nhận thức -phán đoán-hành động.

1 tiến trình tâm chỉ gói gọn trong 17 chặng, gọi là 17 sátna tâm. Sátna là khoảng thời gian rất nhỏ, trong 1 cái máy mắt có 1 ngàn sátna. Chặng đường sanh diệt liên tục của tâm chỉ gọn trong 17 sátna như vậy. Nếu đứng ngoài tiến trình này và quan sát, ta sẽ thấy chúng là từng chuỗi, từng chuỗi sanh diệt.

Để hiểu rõ bản chất của 1 thứ gì đó chưa biết, người ta phải chia chẻ nhỏ chúng ra để quan sát, cũng vậy, các luận sư ngày xưa đã chỉ rõ tiến trình 17 chặng này.

Sau khi sanh lên, chúng phải diệt lập tức để tạo nền tảng cho 1 tâm kế tiếp sanh lên, đánh số cho dễ hiểu

1. Hữu phần (bhavaṅga) là trạng thái tâm chủ quan khi cảnh chưa hiện khởi. (ví như 1 người đang ngủ say, chưa tiếp xúc cảnh bên ngoài, nếu không có tác động bên ngoài, chúng sẽ yên lặng như vậy, đây là nền tảng cho Alaya thức của Phật giáo Bắc truyền).

2-(V): Hữu phần vừa qua (Atītabhavaṅga) là trạng thái tâm chủ quan sanh diệt đồng thời với cảnh sắp đến. (ví như khi đang ngủ say thì có 1 tiếng động lớn đánh thức, đây chỉ thuần túy là tiếp thu bên ngoài, không có sự cố ý, hoàn toàn vô tình). Sau khi sanh lên, chúng phải diệt lập tức để tạo nền tảng cho 1 tâm kế tiếp sanh khởi

3-(R): Hữu phần rúng động (Bhavaṅgacalana) là trạng thái tâm chủ quan bị cảnh mới chi phối. (quan sát thế giới bên ngoài xem xét cái gì vừa mới gây ra tiếng động)

4-(D): Hữu phần dứt dòng (Bhavaṅgapaccheda) là trạng thái tâm chủ quan chấm dứt nơi đây để nhường cho những tâm khách quan khởi lên tiếp thu và xử sự với cảnh mới. (Đã thấy đối tượng gây ra tiếng động, đến đây thì tâm vô ý( vô ký) chấm dứt, bắt đầu cho luồng tâm cố ý. Sự khác nhau của chúng:

+ Tâm vô ý: không có cảm xúc, không sử dụng kinh nghiệm, không tạo nghiệp quả Kamma, chỉ bị tác động từ bên ngoài...: Cơn đói, cơn khát, vô tình thấy, vô tình gặp gỡ, muỗi chích, tai nạn...
+ Tâm cố ý: Sử dụng kinh nghiệp bản thân, theo cảm xúc khi bị tác động, tạo nghiệp quả theo tiến trình...: Thích khi được vật hợp ý, muốn nắm giữ, muốn chiếm hữu...

5-(K): Khán Ngũ Môn (Pañcadvāravajjanacittaṃ) là trạng thái tâm Khách quan vừa sanh khởi hướng về đối tượng tức là cảnh mới sắp hiện vào. (Sử dụng 5 cơ quan cảm giác để tìm kiếm đối tượng gây ra tiếng động nói trên).

6-(5): Ngũ Song Thức (pañcaviññāṇa) là cặp Nhãn thức, cặp nhĩ thức, cặp Tỷ thức, cặp Thiệt thức, cặp Thân thức là nơi năm cảnh hiện khởi vào và năm thức sanh lên bắt lấy cảnh. (do sử dụng 5 căn nên tìm thấy đối tượng, ví dụ nơi chốn sanh ra tiếng động nên đi đến đó).

7-(T): Tiếp Thâu (Sampaṭicchana) là trạng thái Tâm TiếpThâu cảnh Ngũ (Cảnh Sắc, Cảnh thinh, Cảnh Khí, Cảnh Vị và Cảnh Xúc). (Thấy vật gây ra tiếng động, ví dụ như mới có 1 thứ gì đó rớt xuống).

8-(Q): Quan Sát (Santīraṇa) là trạng thái xem xét đối tượng mà Tâm Tiếp Thâu vừa lãnh nhận. (Quan sát vật gây ra tiếng động). Xác định được vật gây ra tiếng động, ví dụ như trái xoài rụng).

9-(P): Phân Đoán (Votthabbana) là trạng thái xác định đối tượng tốt, xấu v.v...(Dựa vào kinh nghiệm có được từ màu sắc, hình dáng, mùi hương..., xác định đây là trái xoài).

10-15-(T) Tốc hành tâm (Javana) là trạng thái tâm xử sự với đối tượng cũng gọi là cách tâm hưởng cảnh. (Quyết định ăn hay không ăn trái xoài này).

16-17-(M) Mót (Tadaalambana) là trạng thái Tâm hưởng cảnh dư. (Nếu trái xoài vừa ăn là ngon hoặc dở, chua hay ngọt, tâm sẽ ghi lại như là 1 kinh nghiệm và sẽ sử dụng chúng trong những lần kế tiếp nếu gặp 1 cảnh nào tương tự).

Toàn bộ tiến trình này là tóm tắt sự vận hành tâm. Chúng hoàn toàn kín kẽ, không có lấy 1 quãng dừng, do vậy nếu không có chánh niệm ( samma sati) liên tục để biết tâm đang trong trạng thái nào, chúng sẽ hoàn toàn chảy mạnh theo quán tính. Nhưng còn phức tạp hơn thế này là các tâm không bao giờ đi riêng lẻ, chúng được cấu thành từ những thành phần tâm khác, ví dụ như tham phải đi chung với tà kiến, ngã mạn; sân phải đi với tật, lận, hối... Ví như ta quen gọi là nước chanh, nhưng thực ra chúng gồm: Nước+chanh+đường+đá+ly+muỗng... Các thành phần phụ thường bị bỏ quên và đó là quán tính. Do vậy, mặc dù chúng có mặt nhưng ta lại không hề nhận ra.

Tùy theo năng lực tu tập mà 1 người sẽ kịp thời phát hiện ra sự có mặt của bất thiện(hay thiện) là sớm hay muộn, nhanh hay chậm. Ví như 1 người tỉnh táo sẽ nhận thức được vấn đề nhanh hơn 1 người mệt mỏi lờ đờ.

Định là an trú tâm trên 1 đối tượng như sợi dây trói tâm vào 1 đối tượng, chánh niệm là kiểm soát tâm như 1 người bảo vệ. 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau, định không thể thấy được trạng thái tâm, chỉ chánh niệm mới nhận ra sự bất thường của tâm.

Tu tập định chỉ là để tâm hưởng các cảnh tốt của thiền, còn chánh niệm là để loại trừ các ô nhiễm.
 
Top