Đạo lý Thiền Viện XAMVN

Thiền Viện Online XamVN cung cấp cho ae một số đầu sách căn bản.
Ae nào có hứng thú muốn đọc hay tu hành thì tham khảo !
Các sách không hề có thứ tự trước sau lắm, tuỳ vào sở thích mà có thể chọn đọc 🙏

Giáo Lý :









Sách Thiền :











Thiền Viện XamVN không nhận cúng dường dưới bất kì hình thức nào
Lành thay 🙏 🙏 🙏



Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṃ hetuṃ tathāgato āhaTesañca yo nirodho

Evaṃvadī mahāsamano.

“Các pháp nào có nhân thuộc lãnh vực sanh, Đấng Như Lai thuyết về nhân quả của các pháp đó, và thuyết về sự diệt của các pháp đó,

Bậc Đại Sa Môn có luận thuyết như vậy”.
 
Sửa lần cuối:
Làm sao có thể hồi hướng về 1 cõi không tồn tại hả mày.

Hỏi: Một người chuyên lễ Phật, tụng kinh, ăn chay, giữ giới với ước nguyện chứng đắc niết bàn thì thủ duyên hữu như thế nào?

Đáp:
Do chấp thủ vào con đường đi đến niết bàn là phải lễ Phật, tụng kinh, ăn chay, giữ giới nên vị đó tạo những thiện nghiệp đó thuộc về thiện nghiệp dục giới.
Nếu tà kiến mạnh thì sinh hữu sẽ là ác thú.
Tà kiến mạnh là vị đó chấp thủ cho rằng chỉ có lễ Phật, tụng kinh, ăn chay, giữ giới mới có thể chứng đắc Niết Bàn, những con đường khác là sai.
Nếu chánh kiến mạnh thì sinh hữu sẽ là thiện thú.
Chánh kiến mạnh là vị đó biết lễ Phật, tụng kinh, ăn chay, giữ giới chỉ là những phước thiện hỗ trợ cho sự chứng đắc Niết Bàn.
→ Bát Chánh Đạo mới thực sự là con đường đi đến Niết Bàn.

Hỏi: Một người chuyên niệm Phật A Di Đà với ước nguyện vãng sinh cực lạc thì thủ duyên hữu như thế nào?

Đáp:
Do chấp thủ vào cõi cực lạc là có thật và con đường đi đến cõi cực lạc là niệm tên vị Phật đang cai quản ở cõi đó, nên vị đó chuyên tâm niệm Phật.
Nếu khi niệm Phật, vị đó khởi lên tâm tà kiến mạnh thì sinh hữu sẽ là ác thú.
Tà kiến mạnh: Là chấp thủ sai lầm cho rằng chỉ có pháp môn niệm Phật mới đi đến giải thoát, các pháp môn khác không bằng.
Nếu khi niệm Phật, vị đó có chánh kiến mạnh thì sinh hữu sẽ là thiện thú.
Chánh kiến mạnh: Là niệm Phật với mục đích để cho tâm được thanh tịnh và hướng thiện mà thôi.

Hỏi: Một người chuyên tâm cầu nguyện với ước mong được sinh về cõi trời để sống ở đó đời đời vĩnh viễn thì thủ duyên hữu như thế nào?

Đáp: Do chấp thủ quan điểm cho rằng cõi trời là sống vĩnh viễn và muốn sinh về đó thì phải cầu mong vị chúa tể ở đó cho về, nên một người mới chuyên tâm cầu nguyện.
Nếu cầu nguyện với tâm tà kiến mạnh thì nghiệp hữu sẽ hướng về cõi khổ.
Tà kiến mạnh là cho rằng cõi trời thật sự là vĩnh hằng, con đường lên trời nhất định phải là cầu nguyện, các con đường khác là sai.
Nếu cầu nguyện với chánh kiến mạnh thì nghiệp hữu sẽ hướng về cõi lành.
Chánh kiến mạnh thì biết rằng cõi trời cũng chỉ là giả tạm, đường lên trời là tạo những phước thiện với ước muốn sinh Thiên.

Hỏi: Có người tin rằng: Tội lỗi có thể dùng nước để rửa, rửa tội rồi thì sẽ hết tội, nên họ dùng nước thiêng để rửa trôi tội lỗi. Như thế thì thủ duyên hữu như thế nào?

Đáp: Do chấp thủ tà kiến cho rằng dùng nước thiêng rửa được tội, nên họ cứ tạo tội xong rồi đi rửa, rửa tội xong lại đi tạo tội nữa. Vì vậy tội lỗi càng ngày càng lớn, mỗi lần rửa tội thì tà kiến lại càng tăng thêm, nên nghiệp hữu của họ sẽ là ác nghiệp và sinh hữu sẽ là đọa xứ. Chấp thủ tà kiến cho rằng dùng nước rửa được tội là nhân, nghiệp hữu bất thiện đi kèm tà kiến cho rằng rửa được tội là quả.

Hỏi: Có người thực hành hạnh con chó: Ngồi chồm hổm, ăn đồ ăn quăng xuống đất thì thủ duyên hữu như thế nào?

Đáp: Do chấp thủ tà kiến tin rằng thực hành khổ hạnh sống như chó sẽ được sinh lên trời nên tạo nghiệp hữu hạnh con chó.
• Nếu nghiệp hữu hạnh con chó thành tựu thì sinh hữu là cộng trú với chó.
• Nếu nghiệp hữu hạnh con chó không thành tựu thì sinh hữu sẽ vào địa ngục.
Chấp thủ giới cấm hạnh con chó là nhân, nghiệp hữu sẽ cộng sinh với chó là quả.


Nguồn: sư Thanh Minh Chùa Phúc Minh
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Xin hồi hướng Phước đến tất cả chúng sanh ba giới bốn loài đồng đều nhau cả thảy, mong Cho tất cả hằng được sự an vui và biết tinh tấn tu tập đúng theo Chánh pháp để giải thoát trong ngày vị lai.
Sadhu sadhu sadhu!
 
Tứ diệu đế đầu tiên là Khổ đế. Sinh ra đã là khổ nhưng nhiều người vẫn tham đắm, vẫn muốn tái sinh vào cõi này cõi kia thì mặc nta thôi, chánh pháp có hiện ra trước mắt cũng ko thấy dc.
 
Tứ diệu đế đầu tiên là Khổ đế. Sinh ra đã là khổ nhưng nhiều người vẫn tham đắm, vẫn muốn tái sinh vào cõi này cõi kia thì mặc nta thôi, chánh pháp có hiện ra trước mắt cũng ko thấy dc.
Hãy để các pháp vận hành 🙏

Khi gặp một đối tượng thuyết sai Pháp. Nếu không thể khuyên được, hay không thể an trú họ vào Thiện. Hãy có tâm xả. Chớ nên khinh miệt.

MN 103 https://wikidhamma.com/suttapitaka/mn/mn503/mn101-110/mn103-kinh-nghi-nhu-the-nao/
 
Kính bạch sư trụ trì, hãy cho con nương tựa vào Bồ đề cổ tự.
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước Cực Lạc.
“Có phải cần có hạnh Bố thí (Dana) để giải trừ mọi khổ đau của người nghèo, đói; và để thúc đẩy mọi sự tốt lành không? Phải chăng hạnh Từ bi (Karuna) cần phải có để giải tỏa sự nghèo khổ ở khắp mọi nơi? Có phải hạnh Ly (Nekkhama) cần thiết để làm những việc vị tha? Rồi phải chăng cần thiết phải có hạnh Bình thản (Upekka) để nỗ lực dấn thân, dù không màng đến lợi ích cá nhân?”

“Ta cần phải yêu thương mọi người, đúng không?”

“Thế thì tôi cần đi xa hơn nữa và nói rằng, lòng thương yêu vẫn chưa đủ. Điều cần thiết ở đây là lòng Quảng đại (Maitri). Nó rộng lớn hơn tình thương. Nó có nghĩa là sự tương thân không chỉ giữa con người với con người, mà với tất cả mọi sinh vật. Nó không chỉ giới hạn trong nhân loại. Như vậy không lẽ lòng quảng đại không cần thiết? Ngoài nó ra thì còn có cái gì khác có thể cống hiến cho mọi sinh vật niềm hạnh phúc mà ta mong muốn cho bản thân; có thể giữ tâm không phân biệt rộng mở đến tất cả; có thể ban phát tình thương yêu đến mọi người và không ghét bỏ một ai đâu?”

“Nhưng để thực hành được các hạnh này lại phải có đủ Trí tuệ (Prajna – Bát nhã). Thế quý vị thấy trí tuệ có cần thiết không?”. “Không làm điều xấu, không có ý nghĩ xấu, không kiếm sống một cách xấu xa. Và không nói điều gì xấu xa hoặc có thể làm tổn hại người khác.”

“Nhưng có nên làm những việc thiện một cách mù quáng không?”

"Không được. Chỉ làm điều thiện không thì không đủ.” Đức Phật giải thích cho các tôn giả: “Vì nếu như thế thì một đứa trẻ sơ sinh cũng có thể tự nhận rằng mình đang làm việc thiện hay sao? Đứa trẻ còn chưa biết thân thể nó là gì, thì nó còn làm được điều gì bằng thân thể nó tốt hơn là việc đạp, đá loạn xạ. Nó chưa biết lời nói là gì, thì nó phát biểu được điều gì tốt hơn là khóc nhè. Nó chưa biết ý nghĩ là gì ngoài việc khóc cho đã. Nó chưa biết kiếm ăn bằng cách nào tốt hơn là bú sữa mẹ, nói gì đến đi làm những việc xấu xa.”


"Vì thế Đạo hạnh cần phải đi đôi với Bát Nhã, tức là cách gọi khác của trí thông minh và sự hiểu biết.”
“Ngoài ra còn có lý do nữa cho sự cần thiết của Bát nhã Ba la mật (Prajna Paramita – Thông minh tuyệt đỉnh). Ta phải lập hạnh Bố thí. Nhưng nếu không có Bát nhã (thông minh, sáng suốt) thì việc bố thí đó có thể thành phản tác dụng. Ta phải thực hành hạnh Từ bi. Nhưng không có sự sáng suốt thì lòng từ bi đó dần dà có thể chiêu dưỡng tính xấu.”

“Tôi thiết nghĩ phải có những kiến thức và nhận thức về cách cư xử xấu xa và cách nó hình thành. Tương tự, cũng phải có kiến thức và nhận thức về thế nào là cư xử đúng, và thế nào là cư xử sai. Không có cái kiến thức đó thì không thể có việc hành thiện thật sự, mặc dù việc ta làm có thể là việc tốt. Đấy là tại sao tôi nói Bát nhã là một tính chất cần phải có.”
@dungdamchemnhau
 
“Có phải cần có hạnh Bố thí (Dana) để giải trừ mọi khổ đau của người nghèo, đói; và để thúc đẩy mọi sự tốt lành không? Phải chăng hạnh Từ bi (Karuna) cần phải có để giải tỏa sự nghèo khổ ở khắp mọi nơi? Có phải hạnh Ly (Nekkhama) cần thiết để làm những việc vị tha? Rồi phải chăng cần thiết phải có hạnh Bình thản (Upekka) để nỗ lực dấn thân, dù không màng đến lợi ích cá nhân?”

“Ta cần phải yêu thương mọi người, đúng không?”

“Thế thì tôi cần đi xa hơn nữa và nói rằng, lòng thương yêu vẫn chưa đủ. Điều cần thiết ở đây là lòng Quảng đại (Maitri). Nó rộng lớn hơn tình thương. Nó có nghĩa là sự tương thân không chỉ giữa con người với con người, mà với tất cả mọi sinh vật. Nó không chỉ giới hạn trong nhân loại. Như vậy không lẽ lòng quảng đại không cần thiết? Ngoài nó ra thì còn có cái gì khác có thể cống hiến cho mọi sinh vật niềm hạnh phúc mà ta mong muốn cho bản thân; có thể giữ tâm không phân biệt rộng mở đến tất cả; có thể ban phát tình thương yêu đến mọi người và không ghét bỏ một ai đâu?”

“Nhưng để thực hành được các hạnh này lại phải có đủ Trí tuệ (Prajna – Bát nhã). Thế quý vị thấy trí tuệ có cần thiết không?”. “Không làm điều xấu, không có ý nghĩ xấu, không kiếm sống một cách xấu xa. Và không nói điều gì xấu xa hoặc có thể làm tổn hại người khác.”

“Nhưng có nên làm những việc thiện một cách mù quáng không?”

"Không được. Chỉ làm điều thiện không thì không đủ.” Đức Phật giải thích cho các tôn giả: “Vì nếu như thế thì một đứa trẻ sơ sinh cũng có thể tự nhận rằng mình đang làm việc thiện hay sao? Đứa trẻ còn chưa biết thân thể nó là gì, thì nó còn làm được điều gì bằng thân thể nó tốt hơn là việc đạp, đá loạn xạ. Nó chưa biết lời nói là gì, thì nó phát biểu được điều gì tốt hơn là khóc nhè. Nó chưa biết ý nghĩ là gì ngoài việc khóc cho đã. Nó chưa biết kiếm ăn bằng cách nào tốt hơn là bú sữa mẹ, nói gì đến đi làm những việc xấu xa.”


"Vì thế Đạo hạnh cần phải đi đôi với Bát Nhã, tức là cách gọi khác của trí thông minh và sự hiểu biết.”
“Ngoài ra còn có lý do nữa cho sự cần thiết của Bát nhã Ba la mật (Prajna Paramita – Thông minh tuyệt đỉnh). Ta phải lập hạnh Bố thí. Nhưng nếu không có Bát nhã (thông minh, sáng suốt) thì việc bố thí đó có thể thành phản tác dụng. Ta phải thực hành hạnh Từ bi. Nhưng không có sự sáng suốt thì lòng từ bi đó dần dà có thể chiêu dưỡng tính xấu.”

“Tôi thiết nghĩ phải có những kiến thức và nhận thức về cách cư xử xấu xa và cách nó hình thành. Tương tự, cũng phải có kiến thức và nhận thức về thế nào là cư xử đúng, và thế nào là cư xử sai. Không có cái kiến thức đó thì không thể có việc hành thiện thật sự, mặc dù việc ta làm có thể là việc tốt. Đấy là tại sao tôi nói Bát nhã là một tính chất cần phải có.”
@dungdamchemnhau
Bài thuyết giảng trên muốn nói đến 10 ba la mật để cầu giải thoát 🙏

Lành thay 🙏

47q02NS.jpeg
 
Pháp gì thì cũng là pháp. Pháp chỉ là phương tiện. Nếu dùng pháp để đạt được niết bàn -> thì đây chỉ là pháp niết bàn thôi. Do chúng sinh bị...... Nên mới sinh ra nhiều pháp đến vậy
 
Pháp gì thì cũng là pháp. Pháp chỉ là phương tiện. Nếu dùng pháp để đạt được niết bàn -> thì đây chỉ là pháp niết bàn thôi. Do chúng sinh bị...... Nên mới sinh ra nhiều pháp đến vậy
M nói j z
 
IMG_20240425_111016.jpg

Vừa được tặng quyển này,hành giả nào cần t photo/chụp tặng cho
Trong đó có mấy bài Kinh nào vậy bạn, có mục lục khum.

Mình thường là sẽ xem Kinh để đọc hiểu chứ không phải nghi thức tôn giáo tụng đọc.
 
@allendinh @Hoang cong

Cá nhân mình nghĩ 2 fen không nên follow hay comment cái thread kia nữa.
Cứ có qua có lại làm thread tào lao đó nổi lềnh bềnh. Cứ im lặng là thread đó tự chìm vào quên lãng.
 
@allendinh @Hoang cong

Cá nhân mình nghĩ 2 fen không nên follow hay comment cái thread kia nữa.
Cứ có qua có lại làm thread tào lao đó nổi lềnh bềnh. Cứ im lặng là thread đó tự chìm vào quên lãng.
Cũng do t chưa thành tựu xả giác chi.
Ko có gì phải nói bên đó nữa, vấn đề ko phải là tranh cãi đúng sai với thằng ngáo, vấn đề ở đây là biết nó ngáo r mà vẫn tranh cãi.
 
Cũng do t chưa thành tựu xả giác chi.
Ko có gì phải nói bên đó nữa, vấn đề ko phải là tranh cãi đúng sai với thằng ngáo, vấn đề ở đây là biết nó ngáo r mà vẫn tranh cãi.
Giờ có nhồi sọ hay không thì vòng luân hồi nó vẫn lăn thôi.
Nó đã ôm Đạo giáo vô vi thì kệ nó.
Nếu nó hiểu được Tuệ giác của Chư Phật một cách đúng đắn thông qua Kinh sách thì không dám nói những lời như vậy.

Trên này còn nhiều thằng ngu như vậy lắm - @saigonvip xác nhận !
 
Cho kẻ hèn này hỏi mục đích của hành giả xem kinh, học về Phật mục đích là gì? Kẻ hèn cũng muốn hỏi thêm về Bát Chánh Đạo.
Một số tăng am hiểu phật học hay dùng mục đích đó để mưu cầu sự lợi cho cá nhân hoặc lừa gạt các múi mít mới lớn.
Theo góc nhìn của hành giả thì sự việc nêu trên được nhận định như thế nào?
Adidas Phật!
 

Cho kẻ hèn này hỏi mục đích của hành giả xem kinh, học về Phật mục đích là gì? Kẻ hèn cũng muốn hỏi thêm về Bát Chánh Đạo.
Một số tăng am hiểu phật học hay dùng mục đích đó để mưu cầu sự lợi cho cá nhân hoặc lừa gạt các múi mít mới lớn.
Theo góc nhìn của hành giả thì sự việc nêu trên được nhận định như thế nào?
Adidas Phật!
Thoát khổ chứ làm j bạn. Thiền xong thấy cái j là khổ thì xả ra, tùy công phu cao thấp mà lãnh hội dc tứ diệu đế đến đâu. Nghe kết luận thì biết sinh cũng là khổ đấy nhưng thực hành trải nghiệm chưa đến dc mức đó. Với lại học phật thì tối thiểu cũng ko phân sang hèn đâu bạn.
 
Thoát khổ chứ làm j bạn. Thiền xong thấy cái j là khổ thì xả ra, tùy công phu cao thấp mà lãnh hội dc tứ diệu đế đến đâu. Nghe kết luận thì biết sinh cũng là khổ đấy nhưng thực hành trải nghiệm chưa đến dc mức đó. Với lại học phật thì tối thiểu cũng ko phân sang hèn đâu bạn.
Đã có sinh thì phải có diệt. Đó là vô thường.
Vô thường thì mang tính bất toại, bất toàn, bất trắc => Khổ
Cái gì là khổ thì không đáng là ta, không đáng của ta => Vô ngã (Không phải ta)
Toàn bộ giáo lý Phật Pháp đã được triển khai tổng quát qua bài Kinh Vô Ngã Tướng.

Cái chữ chúng sinh nó có 3 nghĩa :

- Chúng sinh nghĩa 1 là chúng thức sinh ( những gì có ý thức, sự sống).
- Chúng sinh nghĩa 2 là chúng pháp sinh ( những gì do duyên - điều kiện mà tạo thành)
- Chúng sinh ( đã sinh thì phải có diệt)
=> Từ 3 nhận thức này mới nói chúng sinh hữu tình đều là khổ vì đều phải chịu sanh - già - chết.
Sanh - già - chết là một cách nói khác của sanh - trụ - diệt. Thực tế thì danh sắc đang sinh diệt trên từng sát -na.

Ngoài ra chữ chúng sinh từ gốc là satta còn có nghĩa là DÍNH.
Phàm chúng sinh tục sinh ở cảnh giới nào thì dính chặt vào những điều kiện ở cảnh giới đó !
 
Mấy xàm tăng thích lừa gạt bá tánh hay múi mít, về vde này thì tôi tán thành cách hành xử của sư Minh Tuệ. Họ có phước họ hưởng, mình biết ko ổn thì 1 là báo công an, 2 là vận động người thân ko theo, vậy thôi. Mình cũng chả là j mà đi ra độ đời dc, chỉ mong cái phước có dc do tu tập bảo hộ dc người thân trước những cái đó.
 
Mày đừng tranh luận với nó nữa.
Nó đã ngu ngơ rồi thì kệ nó.
Với người như vậy thì Phật cũng im lặng.

Vô Duyên
Ngày trước tôi hay đọc truyện tàu, cũng vô minh đem cái chấp ngã to tướng ra nói chuyện với người tu hành, họ ko đáp lại tưởng là mình hay. H thấy bóng dáng cũ thì để lại vài lời gợi mở ko mạt sát vừa gieo duyên vừa cắt duyên thôi. Việc tôi ở đó cũng xong rồi.
 
Ngày trước tôi hay đọc truyện tàu, cũng vô minh đem cái chấp ngã to tướng ra nói chuyện với người tu hành, họ ko đáp lại tưởng là mình hay. H thấy bóng dáng cũ thì để lại vài lời gợi mở ko mạt sát vừa gieo duyên vừa cắt duyên thôi. Việc tôi ở đó cũng xong rồi.
tôi cũng vại :still_dreaming: . t hồi xưa cũng suýt dấn thân tu Mật, mà mình khẩu nghiệp thế này dễ thành thày tiktokđộc giác kc thì bỏ mẹ :vozvn (2)::vozvn (2):
 
Ngày trước tôi hay đọc truyện tàu, cũng vô minh đem cái chấp ngã to tướng ra nói chuyện với người tu hành, họ ko đáp lại tưởng là mình hay. H thấy bóng dáng cũ thì để lại vài lời gợi mở ko mạt sát vừa gieo duyên vừa cắt duyên thôi. Việc tôi ở đó cũng xong rồi.
tôi cũng vại :still_dreaming: . t hồi xưa cũng suýt dấn thân tu Mật, mà mình khẩu nghiệp thế này dễ thành thày tiktokđộc giác kc thì bỏ mẹ :vozvn (2)::vozvn (2):
Bởi vậy trong Thập Độ cái Xả Ba La Mật nó nằm cuối đó.

Là cái khó hình dung và chấp nhận nhất với chúng sinh.
 
Top