Johnsmith
Thanh niên Ngõ chợ

Hello các m. Lại là t Johnsmith đây. Sau series các đề tài khó nuốt như kinh tế, pháp lý thì hôm nay t quyết định trở lại với thớt Luận Tam quốc - thớt góp phần giúp t đến được với a e những ngày đầu bỡ ngỡ tại Xàm
T thấy trong TQDN (tác phẩm hư cấu dựa trên chính sử) tuy có nói đến chiến lược “Mượn Thiên tử để sai khiến chư hầu” làm nên nghiệp lớn của Tào Tháo nhưng nhìn chung thì cũng chưa miêu tả rõ chiến lược này có lợi là lợi ra làm sao, sai khiến chư hầu là sai khiến kiểu j, liệu có mặt trái j ko…nên hôm nay t sẽ mạnh dạn làm một bài phân tích về vấn đề này.
“Phò thiên tử”
Về đầu tiên (phò thiên tử) chính là về tính chính danh. Binh pháp Tôn Tử đã đặt chữ “Đạo” lên hàng đầu tiên trong 5 chữ là Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp. Đây là 5 mặt mà người cầm quân phải nghiên cứu kỹ khi thực hành chiến tranh. Đạo ở đây chính là đề cập đến lý do m khai chiến có hợp đạo, có chính danh hay ko đó vì nếu m có tính chính danh thì khi m hiệu triệu thì mới có lực lượng đứng lên theo mày vì cái mục tiêu chính danh đó. Trong thời phong kiến quân chủ thì dĩ nhiên ko thể có lý do nào chính danh hơn là khởi quân để phò thiên tử, đặc biệt là trong thời kỳ quân phiệt rối ren những năm cuối đời Đông Hán khi quân tình đánh nhau loạn xạ thì tml nào có đc “lệnh vua” để đi dẹp phản loạn thì “đạo” của tml đó sẽ rất hợp lẽ và có tính hiệu triệu rất cao.
Chúng m cứ để ý mà xem, 3 quân phiệt cuối cùng trụ lại được thì tml nào cũng xài cái motto chính trị mang dáng dấp “phò thiên tử”. Tào Tháo khỏi nói rồi nhé. Lưu Bị thì xưng “Hoàng thúc” nên người ta cũng có cơ sở để tin vào cái mục tiêu mà lão tuyên bố là “khôi phục Hán thất” hơn 2 tml kia hơn. Tôn Sách, Tôn Quyền cũng ít nhiều chơi chiêu bài này (Tôn Sách thì tuyên bố “đánh thẳng vào Hứa Đô để giải cứu vua Hán” hay theo lời Chu Du tuyên bố lúc Xích Bích thì “Tháo tiếng là thần tử nhưng kỳ thực là giặc nhà Hán…chúa công (chỉ Quyền) nên kế thừa sự nghiệp cha anh, vì vua Hán mà diệt giặc Tào” (mịa, đúng kiểu chó chê mèo lắm lông)).
“Sai khiến chư hầu”
Nếu thực tế thi hành trò này của Lưu Bị chỉ là mượn cái danh “Hoàng thúc” để hiệu triệu lực lượng thì thực tế thi hành của Tào Tháo, theo t, mang tính mưu mẹo chính trị và quân sự hơn rất nhiều. Đông Ngô thì ở mặt này mờ nhạt nhất vì trong tay ko nắm được vua mà bản thân cũng chả mang họ Lưu nên lâu lâu mang ra khịa khịa vậy thôi, chứ chả sai khiến đc ai, thậm chí còn bị sai khiến lại.
Một ví dụ điển hình của “sai khiến chư hầu” chính là vụ Lưu Biểu - Tôn Sách - Trương Tú. Năm 197, Tào Tháo khởi binh đánh Trương Tú (quân phiệt tại Nam Dương, quận này là địa đầu phía Bắc của Kinh châu tiếp giáp với khu Tư lệ, gần với Hứa Đô nhất nên Tào Tháo chủ trương phải giải quyết đầu tiên). Lúc này Trương Tú đang phụ thuộc vào Lưu Biểu nên dĩ nhiên khi Tháo đánh Tú thì Biểu phải chi viện (Biểu cũng chả tốt đẹp j, thu nhận Tú để làm lá chắn cho Kinh châu trước Tháo). Đây chính là lúc mà Tháo nhân danh Hán Hiến đế phong cho Tôn Sách chức Thảo nghịch tướng quân - tước Ngô hầu và đưa biểu “sai” Tôn Sách đánh vào quận Giang Hạ (quận giáp Dương châu ở phía Đông) để kiềm chế Biểu nhằm cho Biểu khỏi chi viện cho Tú. Sách sau khi đc chức vua ban và biểu sai khiến lại càng có thêm lý do để đánh Biểu (Biểu trước đó giết bố Sách là Tôn Kiên) mà kết cục là Biểu phải bỏ Tú (nên Tú phải đầu hàng Tháo) để chi viện cho Hoàng Tổ nhưng do Tổ dở ẹc nên rốt cuộc vẫn thua Sách dù hên là vẫn giữ đc mạng và quận Giang Hạ cũng chỉ mất ít nhiều vài huyện thành nho nhỏ. Tính ra, bên đc lợi nhất trong vụ này là Tào Tháo.
Viên Thiệu cũng đc mưu sĩ Thư Thụ bày cho trò này nhưng lại ko làm vì tml tướng Thuần Vu Quỳnh bàn lùi là “đón vua về thì sau làm j cũng phải tâu vua, làm mất tính bảo mật và cơ động của quân đội” nên rốt cuộc Thiệu lại thôi. Thế nhưng sau vụ Tháo mượn danh vua phong cho Thiệu chức Đại Tướng quân kiêm Đô đốc 4 châu Ký, Thanh, Ung, Tinh (mục đích là để ve vãn Thiệu cho Tháo có thêm thời gian giải quyết mấy quân phiệt yếu hơn xung quanh) thì Thiệu mới biết là mình dại nên có viết thư đề nghị đón vua về Nghiệp thành (thủ phủ Ký châu) ở cho nó rộng rãi nhưng Tháo ngu j mà nhả ra nữa.
Mặt trái
Tất nhiên là cái trò mượn thiên tử sai khiến chư hầu này ko phải là ko có mặt trái. Tào Tháo khi mang danh vua để làm trò này cũng đã gặp ko ít lực cản chính trị từ đội ngũ quan lại và hoàng thất trong triều đình nhà Hán (điển hình là vụ Đổng Thừa và vụ Phục Hoàn/Phục Hoàng hậu) khiến ông phải “mạnh tay” làm cho danh tiếng cá nhân trong sử sách ít nhiều bị lem luốc. Nhưng thôi, làm việc lớn thì phải chấp nhận cái giá là miệng đời.
Cái nữa là trò này ko thể linh mãi đc, nhất là khi thế chân vạc đã thành hình, ko còn các quân phiệt nhỏ lẻ để sai khiến nữa. Và dân thì lúc này cũng chả care vua có phải họ Lưu hay ko nữa vì cơ bản 3 nước mới thành lập đều đã ổn định sinh kế cho họ. Dân họ đơn giản lắm, ai cho họ ăn no thì họ support người đó thôi.
Dài rồi, xin vodka trơ trẽn
T thấy trong TQDN (tác phẩm hư cấu dựa trên chính sử) tuy có nói đến chiến lược “Mượn Thiên tử để sai khiến chư hầu” làm nên nghiệp lớn của Tào Tháo nhưng nhìn chung thì cũng chưa miêu tả rõ chiến lược này có lợi là lợi ra làm sao, sai khiến chư hầu là sai khiến kiểu j, liệu có mặt trái j ko…nên hôm nay t sẽ mạnh dạn làm một bài phân tích về vấn đề này.
“Phò thiên tử”
Về đầu tiên (phò thiên tử) chính là về tính chính danh. Binh pháp Tôn Tử đã đặt chữ “Đạo” lên hàng đầu tiên trong 5 chữ là Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp. Đây là 5 mặt mà người cầm quân phải nghiên cứu kỹ khi thực hành chiến tranh. Đạo ở đây chính là đề cập đến lý do m khai chiến có hợp đạo, có chính danh hay ko đó vì nếu m có tính chính danh thì khi m hiệu triệu thì mới có lực lượng đứng lên theo mày vì cái mục tiêu chính danh đó. Trong thời phong kiến quân chủ thì dĩ nhiên ko thể có lý do nào chính danh hơn là khởi quân để phò thiên tử, đặc biệt là trong thời kỳ quân phiệt rối ren những năm cuối đời Đông Hán khi quân tình đánh nhau loạn xạ thì tml nào có đc “lệnh vua” để đi dẹp phản loạn thì “đạo” của tml đó sẽ rất hợp lẽ và có tính hiệu triệu rất cao.
Chúng m cứ để ý mà xem, 3 quân phiệt cuối cùng trụ lại được thì tml nào cũng xài cái motto chính trị mang dáng dấp “phò thiên tử”. Tào Tháo khỏi nói rồi nhé. Lưu Bị thì xưng “Hoàng thúc” nên người ta cũng có cơ sở để tin vào cái mục tiêu mà lão tuyên bố là “khôi phục Hán thất” hơn 2 tml kia hơn. Tôn Sách, Tôn Quyền cũng ít nhiều chơi chiêu bài này (Tôn Sách thì tuyên bố “đánh thẳng vào Hứa Đô để giải cứu vua Hán” hay theo lời Chu Du tuyên bố lúc Xích Bích thì “Tháo tiếng là thần tử nhưng kỳ thực là giặc nhà Hán…chúa công (chỉ Quyền) nên kế thừa sự nghiệp cha anh, vì vua Hán mà diệt giặc Tào” (mịa, đúng kiểu chó chê mèo lắm lông)).
“Sai khiến chư hầu”
Nếu thực tế thi hành trò này của Lưu Bị chỉ là mượn cái danh “Hoàng thúc” để hiệu triệu lực lượng thì thực tế thi hành của Tào Tháo, theo t, mang tính mưu mẹo chính trị và quân sự hơn rất nhiều. Đông Ngô thì ở mặt này mờ nhạt nhất vì trong tay ko nắm được vua mà bản thân cũng chả mang họ Lưu nên lâu lâu mang ra khịa khịa vậy thôi, chứ chả sai khiến đc ai, thậm chí còn bị sai khiến lại.
Một ví dụ điển hình của “sai khiến chư hầu” chính là vụ Lưu Biểu - Tôn Sách - Trương Tú. Năm 197, Tào Tháo khởi binh đánh Trương Tú (quân phiệt tại Nam Dương, quận này là địa đầu phía Bắc của Kinh châu tiếp giáp với khu Tư lệ, gần với Hứa Đô nhất nên Tào Tháo chủ trương phải giải quyết đầu tiên). Lúc này Trương Tú đang phụ thuộc vào Lưu Biểu nên dĩ nhiên khi Tháo đánh Tú thì Biểu phải chi viện (Biểu cũng chả tốt đẹp j, thu nhận Tú để làm lá chắn cho Kinh châu trước Tháo). Đây chính là lúc mà Tháo nhân danh Hán Hiến đế phong cho Tôn Sách chức Thảo nghịch tướng quân - tước Ngô hầu và đưa biểu “sai” Tôn Sách đánh vào quận Giang Hạ (quận giáp Dương châu ở phía Đông) để kiềm chế Biểu nhằm cho Biểu khỏi chi viện cho Tú. Sách sau khi đc chức vua ban và biểu sai khiến lại càng có thêm lý do để đánh Biểu (Biểu trước đó giết bố Sách là Tôn Kiên) mà kết cục là Biểu phải bỏ Tú (nên Tú phải đầu hàng Tháo) để chi viện cho Hoàng Tổ nhưng do Tổ dở ẹc nên rốt cuộc vẫn thua Sách dù hên là vẫn giữ đc mạng và quận Giang Hạ cũng chỉ mất ít nhiều vài huyện thành nho nhỏ. Tính ra, bên đc lợi nhất trong vụ này là Tào Tháo.
Viên Thiệu cũng đc mưu sĩ Thư Thụ bày cho trò này nhưng lại ko làm vì tml tướng Thuần Vu Quỳnh bàn lùi là “đón vua về thì sau làm j cũng phải tâu vua, làm mất tính bảo mật và cơ động của quân đội” nên rốt cuộc Thiệu lại thôi. Thế nhưng sau vụ Tháo mượn danh vua phong cho Thiệu chức Đại Tướng quân kiêm Đô đốc 4 châu Ký, Thanh, Ung, Tinh (mục đích là để ve vãn Thiệu cho Tháo có thêm thời gian giải quyết mấy quân phiệt yếu hơn xung quanh) thì Thiệu mới biết là mình dại nên có viết thư đề nghị đón vua về Nghiệp thành (thủ phủ Ký châu) ở cho nó rộng rãi nhưng Tháo ngu j mà nhả ra nữa.
Mặt trái
Tất nhiên là cái trò mượn thiên tử sai khiến chư hầu này ko phải là ko có mặt trái. Tào Tháo khi mang danh vua để làm trò này cũng đã gặp ko ít lực cản chính trị từ đội ngũ quan lại và hoàng thất trong triều đình nhà Hán (điển hình là vụ Đổng Thừa và vụ Phục Hoàn/Phục Hoàng hậu) khiến ông phải “mạnh tay” làm cho danh tiếng cá nhân trong sử sách ít nhiều bị lem luốc. Nhưng thôi, làm việc lớn thì phải chấp nhận cái giá là miệng đời.
Cái nữa là trò này ko thể linh mãi đc, nhất là khi thế chân vạc đã thành hình, ko còn các quân phiệt nhỏ lẻ để sai khiến nữa. Và dân thì lúc này cũng chả care vua có phải họ Lưu hay ko nữa vì cơ bản 3 nước mới thành lập đều đã ổn định sinh kế cho họ. Dân họ đơn giản lắm, ai cho họ ăn no thì họ support người đó thôi.
Dài rồi, xin vodka trơ trẽn