Bài học Starbucks

Wolflotusai28

Già trâu
Hong-Kong
Vn muốn phát triển để sánh vai với cường quốc 5 châu, thì tất yếu việc học tập thành công của những nước phát triển, những cách thức làm việc kinh doanh của các tập đoàn lớn là điều tất yếu và phải làm. Nếu ko học tập người đi trước, tối ngày chỉ biết đóng cửa tự huyễn với nhau, thì mãi mãi ngành kinh doanh dịch vụ nói riêng hay kinh tế VN sẽ ko bao giờ khá lên được.

Sau 10 năm có một bài học Starbucks mà cho tới giờ kì lạ thay báo chí Vn tôi chưa thấy ai phân tích kĩ càng, sự thành công hay thất bại của họ; mà chỉ thay vào đó là những trù ẻo, khinh miệt kiểu ông Qua Trung Nguyên rằng “SB ko bán cà phê, chỉ bán nước hương vị cà phê”.

Vấn đề cà phê tôi đã bàn nhiều ở các bài viết trước (nên ko nhắc lại ở bài này nữa), ở bài viết này tôi xin thay mặt các anh lều báo VN (trình độ tư duy thì thiếu nhưng độ ngạo nghễ mù quáng lại rất thừa) phân tích 1 case điển hình của Starbucks ở thị trường VN. Đọc xong bài này mọi người sẽ hiểu tại sao báo chí VN suốt ngày miệt thị Starbucks rằng “Bán cốc cà phê 100k, thì cạnh tranh sao nổi cà phê vỉa hè, có chó và bọn thừa tiền nó thèm uống).

Đầu tiên, nếu là người trải nghiệm các quán, thương hiệu cà phê ở VN khi bước chân vào SB bạn sẽ thấy điều đầu tiên đập vào mắt, vào mũi đó là rất sạch sẽ và thơm tho. Có được điều này ấy là do SB rất hiểu tâm lí khách hàng khi họ vào SB ko phải chỉ đơn giản là uống cà phê, mà vào đó để thư giãn, tìm 1 không gian yên bình, sạch sẽ, trong lành để làm việc, hoặc để bàn công việc v…v

Để làm dc việc đó thì SB có nhiều cách làm (sẽ phân tích ở dưới) nhưng quan trọng nhất đó là đến từ việc thiết kế nội thất, thiết kế không gian, cách đặt bàn ghế, đặc các loại điều hoà không khí (ví dụ vào SB bạn cảm thấy mát mẻ nhưng ko có cảm giác bị máy lạnh phả thẳng vào đầu).

Bên cạnh đó, SB với việc bán đồ uống giá cao, thì coi như SB đã loại bỏ phần lớn những thành phần tạp nhạm, nghèo và đi kèm với đó là vô ý thức đi vào quán -->tạo ra sự sạch sẽ và tinh tươm. Do đó, nếu vào Highland bạn sẽ thấy tạp nham nào là tiếng trẻ con khóc, tiếng người ta cãi cọ, tiếng trẻ trâu cãi nhau v…v nhưng riêng ở SB họ có cách để giữ gìn không gian rất sang chảnh và lịch sự - đó chính là đẳng cấp của SB.

Muốn được như thế thì 1 lí do rất quan trọng đối với SB đó là họ ko chọn chiến lược mở rộng thương hiệu 1 cách bừa bãi. Mà thay vào đó SB mở rộng rất chậm, rất từ từ. Mở rộng như thế ngoài việc giữ vững được cho các cửa hàng của họ ko bị trở nên tạp nham như Highland hay TheCoffeeHouse mà quan trọng hơn cả đó là làm cho chất lượng đồ uống, đồ ăn của họ dễ được kiểm soát hơn mà ko lo khi mở rộng về lượng sẽ mất về chất.

Và đây chính là đặc điểm thứ 2 tạo ra giá trị của Starbucks đó là với những món đồ uống trứ danh như Frapuccino, Matcha latte v…v (cà phê ko phải là chủ đạo) mà giới trẻ và người có tiền ở Vn sẵn sàng bỏ cả trăm ngàn ra để uống và thưởng thức. Thành công của SB hơn Highland và các chuỗi cà phê khác đó ko phải chỉ đơn giản là làm ra đồ uống cho ngon; mà quan trọng nhất là khi mở rộng chuỗi cửa hàng vẫn giữ đc chất lượng đồ uống ngon, hoàn hảo. Làm 1 cốc cà phê ngon không khó, nhưng làm cả 1000 cốc cà phê mà vẫn đảm bảo chất lượng đó mới là cái khó.

Ai đã từng uống ở chuỗi Highland thì biết rõ, càng ngày chất lượng Highland càng kém đi (cùng với các chuỗi khác), dường như các chuỗi cà phê của ng VN chỉ biết mở cho thật nhiều, thật rộng, chứ ko tập trung quản lí được chất lượng chuỗi và cửa hàng của mình. Giờ buổi chiều tan tầm thì Highland thành cái trại trẻ mẫu giáo cho các cháu nghịch và đùa giỡn rồi.

Chính vì nhờ có chiến lược hợp lý ở trên cho nên theo số liệu thống kê dù số lượng cửa hàng của SB chỉ bằng 1 nửa TheCoffeeHouse nhưng doanh thu của SB năm 20212 là 555 tỷ đồng cao hơn TCH (475 tỷ). Có dc điều này chính là do chiến lược đánh vào phân khúc cao cấp, đem lại sự tiện nghi, ngon miệng, thoải mái – khi đó cho dù bán cốc cà phê giá 100k (đắt hơn hẳn các hãng khác); nhưng SB vẫn thành công là vì lí do đó.

SB ở VN ko hề "chưa đâu vào đâu" như nhan đề bài báo này viết, anh lều báo viết bài này lại đem số cửa hàng của SB ra so với các quán cà phê bình dân - nói thế này khác gì bảo đồ hiệu Gucci, LV kém xa đồ Trung Quốc vì số lượng bán ra ít hơn ???; mà ngược lại SB đang rất thành công ở VN là đằng khác (khi họ đã chiếm trọn phân khúc cao cấp, lợi nhuận cao) - làm ăn kinh doanh ai chả muốn lợi nhuận cao ?

Bởi vậy, đã đến lúc chúng ta (người VN) cần dừng lại a dua theo anh Qua giễu cợt SB rằng “SB chỉ biết bán nước đường hương vị cà phê, thì chó nó thèm uống, bọn thừa tiền mới mua”. Mà cần vắt tay lên trán mà suy nghĩ rằng “Làm sao thằng SB ở VN ("tự hào cà phê số 1 thế giới”) mà có thể bán cốc cà phê 100k mà tại sao khách thi nhau xếp hàng nườm nượp dc nhỉ ?"

Trả lời được câu hỏi đó thì người Vn mới thay đổi cái tư duy kinh doanh ăn xổi và hời hợt của mình. Muốn làm gì cũng vậy, cần phải tập trung vào chất lượng sản phẩm hơn là như con đà điểu chỉ biết cắm đầu trong cát tự huyễn về cái gọi là “cà phê VN ngon nhất thế giới bọn Tây tuổi gì mà đọ ?”.
 

Có thể bạn quan tâm

Top