Xoanquay
Hiệp Heo Nhân Ái
Chèo thuyền giữa dòng xoáy lãi suất
Phần 3: Cẩn trọng với bẫy lãi suất
Những “nghịch lý”.
Việc NHNN ngược chiều chính sách với Fed được coi là “nghịch lý” lớn và đầu tiên vì đại đa số các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất: Fed 12 lần, ECB 14 lần..., Việt Nam lại giảm 4 lần vào tháng 3,4,5 và 6 vừa qua.
“Nghịch lý” thứ hai chính là mức lãi suất: Fed là 5.25-5.5% đối với đồng USD - đồng tiền có tính phổ cập nhất thế giới, được nhiều đồng tiền khác “neo” vào trong đó có VND, lãi suất điều hành VND một đồng tiền được coi là yếu, ít quốc gia chấp nhận lại thấp hơn: qua đêm 5%, tái cấp vốn 4,5%, tái chiết khấu 3,5%.
“Nghịch lý” thứ ba là xuất hiện xu hướng lãi suất vay tiền USD cao hơn vay VNĐ (lãi suất cho vay liên ngân hàng) từ giữa tháng 6/2023.
Và cuối cùng là khi cả nền kinh tế thiếu tiền, các doanh nghiệp khát tiền thì tiền lại ứ, thừa trong hệ thống ngân hàng.
Liệu có khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ ?
Dù Fed không tăng lãi suất trong kỳ họp ngày 20/9 vừa qua, nhưng đã phát ra tín hiệu cứng rắn rằng còn một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 11/2023 và không sớm giảm lãi suất trong năm 2024 …..đã đẩy tỷ giá USD/VND càng thêm căng thẳng.
Tỷ giá trung tâm ngày 21/6/2023 đang ở mức 24.063 đồng/USD, đồng nghĩa NHTM được phép giao dịch lên tới 25.266VNĐ/USD là tỷ giá được cho là rất cao.
Lạm phát đang có chiều hướng gia tăng mạnh, 8 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng 3,1% tuy thấp hơn chỉ tiêu 4% của Quốc hội, nhưng lạm phát cơ bản đã tăng tới 4,57%. Giá nhiên liệu, nguyên vật liệu và nhiều mặt hàng nhập khẩu không ngừng tăng….Trong nước: giá xăng đã gần 25.700 đồng/Lít và Bộ Công thương tuyên bố: “Cho EVN thu hồi khoản lỗ qua gía điện là đúng luật” là hành động ‘dẹp đường dư luận’ cho đợt tăng giá điện sắp tới….
Còn nhớ tháng 8, tháng 9/2022 khi tỷ giá biến động mạnh, NHNN đã phải bỏ ra tới 25 tỷ USD để can thiệp đồng thời tăng mạnh 2 lần lãi suất liên tiếp làm nguội tỷ giá nhằm chặn dòng chảy ngược vốn ngoại tệ ra nước ngoài.
Việc NHNN chấp nhận nâng tỷ giá trung tâm USD/VNĐ lên 24.063 và rút 10.000 tỷ đồng qua kênh phát hành tín phiếu ngày 21/9 vừa qua cho thấy NHNN đã và đang theo rất sát diễn biến thị trường. Nếu áp lực lạm phát và tỷ giá tiếp tục gia tăng thì rất có thể NHNN buộc phải “quay xe” chính sách vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.
Cẩn trọng với bẫy lãi suất.
Thời điểm hiện tại, bất động sản ế hàng và ngân hàng ế tiền.... sự kết hợp với nhau “chống ế” là tất yếu. Đã và đang có nhiều chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn được tung ra thị trường: hỗ trợ lãi suất, cam kết cho thuê lại ....vv (xin không dẫn chứng cụ thể) kết hợp những đợt tuyên truyền rầm rộ về cơ hội đầu tư, về lãi suất thấp, về tiền rẻ...vv.
Người mua bất động sản dù để ở hay đầu tư cũng nên lưu ý nếu dùng đòn bảy tài chính cần rất cẩn trọng với “bẫy lãi suất” vì hết thời hạn hưởng lãi suất ưu đãi, người vay sẽ phải trả theo lãi suất thả nổi, thường + 3-4% từ lãi suất cho huy động thời hạn 12 tháng.
Lý do là, với những dữ liệu và thực tế đã phân tích ở trên ( bao gồm cả phần 1 và phần 2) ta có thể dự phóng rằng, NHNN sẽ không tiếp tục giảm lãi suất điều hành; dòng xoáy lãi suất đi xuống vốn chưa định hình cũng sẽ bị siết lại và không loại trừ khả năng lãi suất sẽ bật tăng trở lại vào cuối Quý 4 năm nay hoặc đầu năm 2024. NHNN không thể dùng lý trí để thắng quy luật kinh tế ”tam giác bất khả thi”: chính sách lãi suất-Chính sách tỷ giá hối đoái-đầu tư nước ngoài, khi đó buộc phải buông ½ hoặc ổn định lãi suất hoặc ổn định tỷ giá.
Phần 3: Cẩn trọng với bẫy lãi suất
Những “nghịch lý”.
Việc NHNN ngược chiều chính sách với Fed được coi là “nghịch lý” lớn và đầu tiên vì đại đa số các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất: Fed 12 lần, ECB 14 lần..., Việt Nam lại giảm 4 lần vào tháng 3,4,5 và 6 vừa qua.
“Nghịch lý” thứ hai chính là mức lãi suất: Fed là 5.25-5.5% đối với đồng USD - đồng tiền có tính phổ cập nhất thế giới, được nhiều đồng tiền khác “neo” vào trong đó có VND, lãi suất điều hành VND một đồng tiền được coi là yếu, ít quốc gia chấp nhận lại thấp hơn: qua đêm 5%, tái cấp vốn 4,5%, tái chiết khấu 3,5%.
“Nghịch lý” thứ ba là xuất hiện xu hướng lãi suất vay tiền USD cao hơn vay VNĐ (lãi suất cho vay liên ngân hàng) từ giữa tháng 6/2023.
Và cuối cùng là khi cả nền kinh tế thiếu tiền, các doanh nghiệp khát tiền thì tiền lại ứ, thừa trong hệ thống ngân hàng.
Liệu có khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ ?
Dù Fed không tăng lãi suất trong kỳ họp ngày 20/9 vừa qua, nhưng đã phát ra tín hiệu cứng rắn rằng còn một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 11/2023 và không sớm giảm lãi suất trong năm 2024 …..đã đẩy tỷ giá USD/VND càng thêm căng thẳng.
Tỷ giá trung tâm ngày 21/6/2023 đang ở mức 24.063 đồng/USD, đồng nghĩa NHTM được phép giao dịch lên tới 25.266VNĐ/USD là tỷ giá được cho là rất cao.
Lạm phát đang có chiều hướng gia tăng mạnh, 8 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng 3,1% tuy thấp hơn chỉ tiêu 4% của Quốc hội, nhưng lạm phát cơ bản đã tăng tới 4,57%. Giá nhiên liệu, nguyên vật liệu và nhiều mặt hàng nhập khẩu không ngừng tăng….Trong nước: giá xăng đã gần 25.700 đồng/Lít và Bộ Công thương tuyên bố: “Cho EVN thu hồi khoản lỗ qua gía điện là đúng luật” là hành động ‘dẹp đường dư luận’ cho đợt tăng giá điện sắp tới….
Còn nhớ tháng 8, tháng 9/2022 khi tỷ giá biến động mạnh, NHNN đã phải bỏ ra tới 25 tỷ USD để can thiệp đồng thời tăng mạnh 2 lần lãi suất liên tiếp làm nguội tỷ giá nhằm chặn dòng chảy ngược vốn ngoại tệ ra nước ngoài.
Việc NHNN chấp nhận nâng tỷ giá trung tâm USD/VNĐ lên 24.063 và rút 10.000 tỷ đồng qua kênh phát hành tín phiếu ngày 21/9 vừa qua cho thấy NHNN đã và đang theo rất sát diễn biến thị trường. Nếu áp lực lạm phát và tỷ giá tiếp tục gia tăng thì rất có thể NHNN buộc phải “quay xe” chính sách vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.
Cẩn trọng với bẫy lãi suất.
Thời điểm hiện tại, bất động sản ế hàng và ngân hàng ế tiền.... sự kết hợp với nhau “chống ế” là tất yếu. Đã và đang có nhiều chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn được tung ra thị trường: hỗ trợ lãi suất, cam kết cho thuê lại ....vv (xin không dẫn chứng cụ thể) kết hợp những đợt tuyên truyền rầm rộ về cơ hội đầu tư, về lãi suất thấp, về tiền rẻ...vv.
Người mua bất động sản dù để ở hay đầu tư cũng nên lưu ý nếu dùng đòn bảy tài chính cần rất cẩn trọng với “bẫy lãi suất” vì hết thời hạn hưởng lãi suất ưu đãi, người vay sẽ phải trả theo lãi suất thả nổi, thường + 3-4% từ lãi suất cho huy động thời hạn 12 tháng.
Lý do là, với những dữ liệu và thực tế đã phân tích ở trên ( bao gồm cả phần 1 và phần 2) ta có thể dự phóng rằng, NHNN sẽ không tiếp tục giảm lãi suất điều hành; dòng xoáy lãi suất đi xuống vốn chưa định hình cũng sẽ bị siết lại và không loại trừ khả năng lãi suất sẽ bật tăng trở lại vào cuối Quý 4 năm nay hoặc đầu năm 2024. NHNN không thể dùng lý trí để thắng quy luật kinh tế ”tam giác bất khả thi”: chính sách lãi suất-Chính sách tỷ giá hối đoái-đầu tư nước ngoài, khi đó buộc phải buông ½ hoặc ổn định lãi suất hoặc ổn định tỷ giá.