Live Đốt sách chôn nho - Tần Thủy Hoàng

CTY Mai Hồng Vũ

Súng hết đạn
Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, không phong đất lập chư hầu để tránh lặp lại chuyện các nước đánh nhau. Có người nước Tề là Thuần Vu Việt lấy chuyện lục khanh chia đất Tấn, họ Điền cướp ngôi Tề để đề xin hoàng đế theo phép xưa mà lập chư hầu trong tông thất làm phên dậu. Lời tâu này bị Lý Tư phản bác. Lý Tư cho rằng chuyện nhiều người lấy chuyện xưa phê phán chuyện nay, lấy cái học riêng của nhà mình mà chê bai pháp luật của nhà vua sẽ khiến uy thế vua giảm sút, bè đảng nổi lên, làm nhiễu loạn thiên hạ. Lý Tư nhân đó xin hủy bỏ hết sách vở của trăm nhà, trừ sách thuốc, sách bói, sách trồng cây. Ai muốn học phải lấy quan lại nhà Tần làm thầy. Ai không nghe thì bị thích chữ và đày đi làm lính.

Thủy Hoàng nghe theo lời của Lý Tư, cho tịch thu hết các sách Kinh thi, Kinh thư, sách của bách gia, chỉ để lại các sách nêu trên, và không cho dùng chuyện xưa để chê bai việc thời nay. Các sách vở của trăm nhà không bị đốt bỏ hoàn toàn mà bản sao vẫn được cho lưu trữ trong tàng thư của triều đình, quan lại nhà Tần vẫn được phép giữ bên mình. Tuy nhiên sau này khi nhà Tần đổ, cung điện bị quân khởi nghĩa thiêu hủy, nhiều sách vở của Bách gia lưu trữ trong tàng thư cũng chịu chung số phận.

Lý Tư chỉ trích giới trí thức đang dùng dối trá để tạo ra phản loạn. Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác như Bách Gia Chư Tử hay Nho giáo.

Thêm vào đó, năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt đến thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người. Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương.
 
Chắc chắn sau này sử sách sẽ viết rằng: năm ấy, ngày ấy có một tay dũng sĩ tên là Kinh Kha đã mang một con chủy thủ vào đất Tần bất trắc mưu mô giết vua Tần nhưng việc không thành. Nào phải thế, như tôi đã nói hôm gặp lại các anh trên bờ sông Dịch đó. Giữa chốn triều đình nhà Tần, tôi đã tay trái túm lấy ngực hắn, tay phải áp con chủy thủ vào cổ hắn, tôi muốn mang hắn về Yên cho Thái tử Đan hài lòng, sau là moi gan hắn mà tế anh linh của Thầy Điền Quang, Phàn tướng quân, tôi cũng muốn như Tào Mạt xưa kia bắt hiếp Tề Hoàn Công ký giấy trả đất cho chư hầu. Tôi nghe hắn hỏi tôi: nhà ngươi sẽ làm gì với một nước Trung Hoa này, ta không muốn chết một cách ân hận. Lật bỏ một chế độ là người ta muốn có một chế độ tốt đẹp hơn, xô đổ một ngai vàng là để lập một ngai vàng mới, nhưng ngày nay ai là kẻ đáng mặt lên ngôi? Tôi so sánh giữa hai chế độ: những ngày đầu tiên trong chế độ nhà Tần và tình cảnh Trung Hoa trong chia cắt, phân tán, mỗi kẻ hùng cứ một phương tác oai tác quái, nỗi khốn khổ của dân chúng kéo dài quá lâu. Tôi không muốn thấy một thời liệt quốc mới. Tôi muốn có một nước Trung Hoa thống nhất, một nền cai trị mạnh, hữu hiệu, sáng suốt. Thủy Hoàng nói cũng muốn thế, đó là lý do khiến ông tiến tới thống nhất Trung Hoa, phế bỏ các chư hầu. Chúng tôi thảo luận với nhau và tôi đồng ý tha chết cho Tần Thủy Hoàng để cùng nhau bàn kế hoạch, chúng tôi làm việc hoàn toàn bí mật: phải thống nhất một nước Trung-Hoa, phải thay đổi hẳn căn bản xã hội, phải làm lại hết cả…

- Anh đã đồng ý để chôn học trò, đốt sách?
Từ sau thời Thầy Trọng Ni tư tưởng của Thầy đã bị không biết bao nhiêu kẻ làm sai lạc, sách vở nhảm nhí không biết bao nhiêu, để những sách ấy, tôi hỏi anh di hại biết đến bao giờ. Phải chỉnh lại văn hóa, cuộc sống chỉ yên vui được khi xã hội chỉ sống với một tư tưởng, một cuốn sách, một chân lý và một sức mạnh. Còn chôn sống học trò thì không đúng, giết hết những người có học thì lấy ai để điều khiển guồng máy cai trị. Nhưng không thể dung túng những tên khuyển nho những kẻ có học mà sống trái nghĩa sách thánh hiền, học ba chữ thánh hiền chưa vỡ mà tưởng mình đội đá vá trời được, muốn nước hùng mạnh xã hội trật tự, cuộc sống hạnh phúc thì phải chôn đi những kẻ không chấp nhận sự tiến bộ, chôn đi những kẻ mãi mãi muốn duy trì địa vị quyền lợi của mình.

- Anh chấp nhận để xây Vạn Lý Trường Thành bằng xương máu của người dân?

- Chúng tôi nhân danh sự bền vững muôn đời, sự sống còn của nước Trung Hoa mà xây trường thành. Muốn có đời sống buộc mọi người cùng nhau đóng góp hy sinh… Nhưng thôi anh đừng hỏi tôi nữa, tôi là một kẻ có tội, tôi cũng bị phản bội… Mộng tưởng của tôi chỉ là ảo tưởng, Tần Thủy Hoàng đã đổi thay, Hoàng Đế nhà Tần ngày nay không phải là kẻ mà xưa kia tôi đã tha chết cho hắn.
 
trung thành thì không có nhưng phải làm phải theo vì k theo thì xử = có quyền lực hết quyền thì tất loạn, nên t nghĩ thời chiến pháp trị lại có hiệu quả thời bình thì k chắc nữa
Pháp trị chỉ có thưởng- phạt,
thời nào thấy cũng cần có lí tưởng được lòng quân và dân
 
Là hoàng đế đầu tiên của trung quốc tạo tiền đề cho các hoàng đế sau này nhưng không được thờ trong đế vương miếu của tụi nó. Quá buồn
 
ừm, tao cũng nghĩ vậy
nhưng nghĩ nó cũng là nguyên nhân chính
Mày biết trong cách triều đại lâu đời của TQ, chỉ có thời Đường là ko có vụ đốt sách, chôn người hiền.
Còn lại triều nào chả có. Nếu nói như mày thì chả có triều đại nào sống qua 2 đời vua hết.


Hầu như qua triều đại mới, đều xóa sạch chứng cứ về triều cũ. Thậm chí mấy ông tạo phản cũng vậy.
Tần mất nước do Doanh Chính mất sớm, đời thứ 2 lại ko có giỏi, gian thần quá giỏi như Triệu Cao, Lý Tư.
Giống Quang Trung thôi. QT cũng có đốt sách đâu mà cũng 2 đời là thua.
Còn nói về đốt sách chôn nho thì 10 ông Doanh Chính còn ko bằng 1 Mao.
 
Top