Cảnh báo lừa đảo‼️ Đại bàng Huê Kỳ cút khỏi Đông Lào

(VNF) - Tập đoàn Cargill – một trong những "gã khổng lồ" nông nghiệp lớn nhất thế giới đến từ Mỹ – đã quyết định rút khỏi mảng kinh doanh thức ăn thủy sản tại Việt Nam từ tháng 5/2025, kết thúc gần 30 năm hiện diện trong lĩnh vực này tại thị trường Việt. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh mảng thức ăn thủy sản đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt và hiệu quả kinh doanh không như kỳ vọng.
Đóng cửa 2 nhà máy, rút khỏi lĩnh vực từng đầu tư hàng trăm triệu USD
Theo thông tin từ S&P Global, Cargill sẽ đóng cửa hai nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại Đồng Tháp và Long An, đồng thời ngừng hoạt động Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thủy sản tại Tiền Giang. Đây là một phần trong chiến lược tái cấu trúc toàn cầu, trong đó Cargill tập trung nguồn lực vào các thị trường và vật nuôi được coi là trọng điểm dài hạn.
cargill-viet-nam-0920.jpg

Trên mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn, một số nhân viên Cargill Việt Nam đã chia sẻ thông tin về việc kết thúc hợp đồng lao động. Đại diện Cargill Thái Lan & Việt Nam, ông Maxime Hilbert, xác nhận thông tin này và nhấn mạnh công ty đang hỗ trợ các nhân viên bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi.
Trước khi rút lui, Cargill từng đầu tư khoảng 160 triệu USD vào mảng thức ăn chăn nuôi và thủy sản tại Việt Nam, vận hành tổng cộng 12 nhà máy với công suất 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, mảng thức ăn thủy sản từng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty.
Cargill được Forbes xếp hạng là doanh nghiệp lớn nhất trong danh sách công ty tư nhân Mỹ năm 2024, với doanh thu đạt 160 tỷ USD – gấp gần 18 lần doanh thu của SpaceX (8,7 tỷ USD) và vượt xa các tên tuổi công nghệ khác như Valve (5 tỷ USD).
Tại Việt Nam, theo dữ liệu từ Vietdata, doanh thu của Cargill Việt Nam tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2020–2022, từ hơn 17.000 tỷ đồng năm 2020 lên gần 28.500 tỷ đồng năm 2022. Trong giai đoạn này, lợi nhuận sau thuế dao động từ 890 đến 1.100 tỷ đồng mỗi năm, cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt dù biên lợi nhuận biến động.
Tuy vậy, theo S&P Global, mảng thức ăn thủy sản của Cargill tại Việt Nam không đạt hiệu quả trong hai năm gần đây, buộc doanh nghiệp phải đưa ra quyết định rút lui để tái cơ cấu và tập trung nguồn lực.
Cargill vẫn hiện diện lớn trong các mảng khác tại Việt Nam, như dinh dưỡng vật nuôi, nguyên liệu thực phẩm và chế biến nông sản. Nguồn lực tiết kiệm từ mảng thủy sản được cho có thể tái phân bổ sang các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh như thức ăn gia súc công nghệ cao hoặc nguyên liệu protein thay thế – vốn đang được Cargill đầu tư mạnh ở nhiều quốc gia.
Ngành thức ăn thủy sản: Cạnh tranh ngày càng gay gắt
Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô, với sản lượng thức ăn thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 3,64 triệu tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng thủy sản nuôi trồng cũng liên tục tăng, từ 53,6% năm 2018 lên 60% năm 2024.
nganh-thuy-san-0920.jpg

Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng loạt doanh nghiệp nội và ngoại, như C.P. (Thái Lan), Grobest và Uni-President (Đài Loan), CJ và Sunjin (Hàn Quốc), BioMar (Việt Nam–Úc), YueHai (Trung Quốc), Japfa (Indonesia), cũng như các doanh nghiệp Việt như Thăng Long, Sao Mai, Mavin hay Greenfeed.
Ngoài Cargill, một số doanh nghiệp khác cũng đã có động thái điều chỉnh hoạt động. Chẳng hạn, Tong Wei (Trung Quốc) từng giảm công suất nhà máy Tiền Giang từ 300.000 tấn xuống còn 220.000 tấn/năm.
Ngược lại, một số doanh nghiệp lại tăng cường đầu tư. Tháng 5/2024, Tập đoàn Thăng Long khánh thành nhà máy mới tại Hải Dương với công suất 700.000 tấn/năm. YueHai cũng khởi công nhà máy mới ở Vĩnh Long vào tháng 4/2024 với công suất 200.000 tấn/năm, cho thấy sự dịch chuyển cán cân cạnh tranh trong ngành.
 
(VNF) - Tập đoàn Cargill – một trong những "gã khổng lồ" nông nghiệp lớn nhất thế giới đến từ Mỹ – đã quyết định rút khỏi mảng kinh doanh thức ăn thủy sản tại Việt Nam từ tháng 5/2025, kết thúc gần 30 năm hiện diện trong lĩnh vực này tại thị trường Việt. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh mảng thức ăn thủy sản đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt và hiệu quả kinh doanh không như kỳ vọng.
Đóng cửa 2 nhà máy, rút khỏi lĩnh vực từng đầu tư hàng trăm triệu USD
Theo thông tin từ S&P Global, Cargill sẽ đóng cửa hai nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại Đồng Tháp và Long An, đồng thời ngừng hoạt động Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thủy sản tại Tiền Giang. Đây là một phần trong chiến lược tái cấu trúc toàn cầu, trong đó Cargill tập trung nguồn lực vào các thị trường và vật nuôi được coi là trọng điểm dài hạn.
cargill-viet-nam-0920.jpg

Trên mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn, một số nhân viên Cargill Việt Nam đã chia sẻ thông tin về việc kết thúc hợp đồng lao động. Đại diện Cargill Thái Lan & Việt Nam, ông Maxime Hilbert, xác nhận thông tin này và nhấn mạnh công ty đang hỗ trợ các nhân viên bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi.
Trước khi rút lui, Cargill từng đầu tư khoảng 160 triệu USD vào mảng thức ăn chăn nuôi và thủy sản tại Việt Nam, vận hành tổng cộng 12 nhà máy với công suất 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, mảng thức ăn thủy sản từng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty.
Cargill được Forbes xếp hạng là doanh nghiệp lớn nhất trong danh sách công ty tư nhân Mỹ năm 2024, với doanh thu đạt 160 tỷ USD – gấp gần 18 lần doanh thu của SpaceX (8,7 tỷ USD) và vượt xa các tên tuổi công nghệ khác như Valve (5 tỷ USD).
Tại Việt Nam, theo dữ liệu từ Vietdata, doanh thu của Cargill Việt Nam tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2020–2022, từ hơn 17.000 tỷ đồng năm 2020 lên gần 28.500 tỷ đồng năm 2022. Trong giai đoạn này, lợi nhuận sau thuế dao động từ 890 đến 1.100 tỷ đồng mỗi năm, cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt dù biên lợi nhuận biến động.
Tuy vậy, theo S&P Global, mảng thức ăn thủy sản của Cargill tại Việt Nam không đạt hiệu quả trong hai năm gần đây, buộc doanh nghiệp phải đưa ra quyết định rút lui để tái cơ cấu và tập trung nguồn lực.
Cargill vẫn hiện diện lớn trong các mảng khác tại Việt Nam, như dinh dưỡng vật nuôi, nguyên liệu thực phẩm và chế biến nông sản. Nguồn lực tiết kiệm từ mảng thủy sản được cho có thể tái phân bổ sang các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh như thức ăn gia súc công nghệ cao hoặc nguyên liệu protein thay thế – vốn đang được Cargill đầu tư mạnh ở nhiều quốc gia.
Ngành thức ăn thủy sản: Cạnh tranh ngày càng gay gắt
Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô, với sản lượng thức ăn thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 3,64 triệu tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng thủy sản nuôi trồng cũng liên tục tăng, từ 53,6% năm 2018 lên 60% năm 2024.
nganh-thuy-san-0920.jpg

Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng loạt doanh nghiệp nội và ngoại, như C.P. (Thái Lan), Grobest và Uni-President (Đài Loan), CJ và Sunjin (Hàn Quốc), BioMar (Việt Nam–Úc), YueHai (Trung Quốc), Japfa (Indonesia), cũng như các doanh nghiệp Việt như Thăng Long, Sao Mai, Mavin hay Greenfeed.
Ngoài Cargill, một số doanh nghiệp khác cũng đã có động thái điều chỉnh hoạt động. Chẳng hạn, Tong Wei (Trung Quốc) từng giảm công suất nhà máy Tiền Giang từ 300.000 tấn xuống còn 220.000 tấn/năm.
Ngược lại, một số doanh nghiệp lại tăng cường đầu tư. Tháng 5/2024, Tập đoàn Thăng Long khánh thành nhà máy mới tại Hải Dương với công suất 700.000 tấn/năm. YueHai cũng khởi công nhà máy mới ở Vĩnh Long vào tháng 4/2024 với công suất 200.000 tấn/năm, cho thấy sự dịch chuyển cán cân cạnh tranh trong ngành.
Tốt ! Các thế hệ sau luôn làm theo lời anh Tám : Đánh cho Mỹ Cút ! Giỏi ! Kkk !
 
Cường quốc trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản mà:
_ Phân bón nhập, đéo tự chủ hay có nhà máy điều chế
_ Cây giống: nhập nốt, vì quy mô công nghiệp, các nhà ươm của các viện cây giống nội địa cung ko đủ
_ Thức ăn chăn nuôi gia súc, cá thì tập đoàn ngoại độc quyền, thống trị độc tôn. Cargill này làm thức ăn cho heo, gà, cá .... Hỗ trợ nông dân trả góp chậm, khi đã bán xong thành phẩm thì nhân viên sales khu vực mới xuống thu tiền cám.
_ Nước ngọt tưới tiêu cũng đéo tự chủ được nốt: láo nháo phát là bị thằng anh Hai Thiên Triều khoá đập, giữ nước ngọt ở thượng nguồn >>> dưới hạ nguồn này bị xâm nhập mặn ngược vào đất liền.
_ Chắc Đông Lào chỉ có tự chủ yếu tố con người, đông nhân lực culi :surrender:
 
Chỉ bàn làm, không bàn lùi
Không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm thôi
Đây là tin mừng cho nền kinh tế nước ta trong kỉ nguyên vươn mình
 
Chỉ bàn làm, không bàn lùi
Không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm thôi
Đây là tin mừng cho nền kinh tế nước ta trong kỉ nguyên vươn mình
vậy ngu mà làm bậy bạ. càng làm càng sai. càng làm càng rối thì sao. thằng nào ngu lắm mới nói ra được mấy lời đó.
 
vậy ngu mà làm bậy bạ. càng làm càng sai. càng làm càng rối thì sao. thằng nào ngu lắm mới nói ra được mấy lời đó.
Thủ tướng đại diện cho chánh phủ
Chánh phủ đại diện cho nhân zân
Mày nói vậy là mày chửi dân việt nam ngu lắm hả?
Thấy cũng đúng đó…
 
Top