150.000 tỷ trái phiếu chờ đáo hạn, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã vỡ kế hoạch thanh toán

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
Trong số 150.000 tỷ trái phiếu sắp đến hạn thanh toán, riêng lĩnh vực bất động sản chiếm hơn 50%.
Trong những ngày gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản đồng loạt thông báo chậm trả gốc và lãi trái phiếu, làm gia tăng lo ngại về áp lực đáo hạn và rủi ro tín dụng trong ngành.


Theo thống kê từ CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS), trong nửa cuối năm 2025, thị trường sẽ chứng kiến 474 lô trái phiếu đến hạn thanh toán, với tổng giá trị lên đến 150.000 tỷ đồng. Riêng ngành bất động sản chiếm hơn 50%, trở thành lĩnh vực chịu áp lực đáo hạn lớn nhất.

Đáng chú ý, 15 doanh nghiệp bất động sản đang có tổng cộng 26 lô trái phiếu, trị giá 19.000 tỷ đồng, được cảnh báo có nguy cơ chậm trả lần đầu do thiếu dòng tiền, tài sản bảo đảm suy giảm giá trị và mức tín nhiệm kém. Ngoài ra, 148 lô trái phiếu khác, trị giá 25.800 tỷ đồng, đã chính thức rơi vào tình trạng chậm thanh toán.
trai-phieu.jpg
Nhiều doanh nghiệp bất động sản liên tiếp thông báo chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu
Đơn cử như Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã: NVL) mới đây đã phát đi thông báo về việc chưa thể thanh toán khoản gốc và lãi trị giá 861 tỷ đồng cho lô trái phiếu Novaland.Bond.2019.

Lô trái phiếu này có mệnh giá phát hành 1.300 tỷ đồng, với dư nợ gốc còn lại gần 650 tỷ đồng, lãi suất 13,25%. Dù ngày đáo hạn theo kế hoạch là 28/6/2025, Novaland vẫn chưa thanh toán bất kỳ khoản nào cho nhà đầu tư, bao gồm 649,9 tỷ đồng tiền gốc và hơn 211 tỷ đồng tiền lãi. Novaland cho biết hiện vẫn chưa có nguồn tiền để thanh toán nhưng sẽ xử lý trong tháng 7/2025.

Trước đó, công ty con của Novaland là Công ty TNHH Thành phố Aqua – chủ đầu tư dự án Aqua City (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) - cũng chậm thanh toán 502 tỷ đồng tiền gốc cho lô trái phiếu TPACH2025004, đáo hạn ngày 23/6/2025. Doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh toán vào ngày 1/7, tức chậm một tuần so với kế hoạch.


Một doanh nghiệp bất động sản khác là Tập đoàn R&H vừa thông báo không thể thanh toán khoản lãi hơn 55 tỷ đồng đến hạn ngày 30/6/2025 cho lô trái phiếu RHGCH2124006, trị giá phát hành 2.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 28/12/2021, với lãi suất 11%/năm, chào bán cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức chuyên nghiệp. Lý do chậm trả được đưa ra là do khó khăn kéo dài và doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền.


Tình trạng tương tự diễn ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh. Doanh nghiệp này chậm thanh toán gần 9,6 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu NGOCMINH2019, có tổng giá trị phát hành 1.300 tỷ đồng, lãi suất 10,25%, với dư nợ còn lại 380,5 tỷ đồng. Công ty cũng nêu lý do là thiếu hụt dòng tiền và đang trong quá trình thương lượng với nhà đầu tư.

Tình hình này cho thấy rủi ro tín dụng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, đang ngày càng rõ ràng và hiện hữu. Đây sẽ là áp lực lớn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý trong thời gian tới.
 
Trong số 150.000 tỷ trái phiếu sắp đến hạn thanh toán, riêng lĩnh vực bất động sản chiếm hơn 50%.
Trong những ngày gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản đồng loạt thông báo chậm trả gốc và lãi trái phiếu, làm gia tăng lo ngại về áp lực đáo hạn và rủi ro tín dụng trong ngành.


Theo thống kê từ CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS), trong nửa cuối năm 2025, thị trường sẽ chứng kiến 474 lô trái phiếu đến hạn thanh toán, với tổng giá trị lên đến 150.000 tỷ đồng. Riêng ngành bất động sản chiếm hơn 50%, trở thành lĩnh vực chịu áp lực đáo hạn lớn nhất.

Đáng chú ý, 15 doanh nghiệp bất động sản đang có tổng cộng 26 lô trái phiếu, trị giá 19.000 tỷ đồng, được cảnh báo có nguy cơ chậm trả lần đầu do thiếu dòng tiền, tài sản bảo đảm suy giảm giá trị và mức tín nhiệm kém. Ngoài ra, 148 lô trái phiếu khác, trị giá 25.800 tỷ đồng, đã chính thức rơi vào tình trạng chậm thanh toán.
trai-phieu.jpg
Nhiều doanh nghiệp bất động sản liên tiếp thông báo chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu
Đơn cử như Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã: NVL) mới đây đã phát đi thông báo về việc chưa thể thanh toán khoản gốc và lãi trị giá 861 tỷ đồng cho lô trái phiếu Novaland.Bond.2019.

Lô trái phiếu này có mệnh giá phát hành 1.300 tỷ đồng, với dư nợ gốc còn lại gần 650 tỷ đồng, lãi suất 13,25%. Dù ngày đáo hạn theo kế hoạch là 28/6/2025, Novaland vẫn chưa thanh toán bất kỳ khoản nào cho nhà đầu tư, bao gồm 649,9 tỷ đồng tiền gốc và hơn 211 tỷ đồng tiền lãi. Novaland cho biết hiện vẫn chưa có nguồn tiền để thanh toán nhưng sẽ xử lý trong tháng 7/2025.

Trước đó, công ty con của Novaland là Công ty TNHH Thành phố Aqua – chủ đầu tư dự án Aqua City (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) - cũng chậm thanh toán 502 tỷ đồng tiền gốc cho lô trái phiếu TPACH2025004, đáo hạn ngày 23/6/2025. Doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh toán vào ngày 1/7, tức chậm một tuần so với kế hoạch.


Một doanh nghiệp bất động sản khác là Tập đoàn R&H vừa thông báo không thể thanh toán khoản lãi hơn 55 tỷ đồng đến hạn ngày 30/6/2025 cho lô trái phiếu RHGCH2124006, trị giá phát hành 2.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 28/12/2021, với lãi suất 11%/năm, chào bán cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức chuyên nghiệp. Lý do chậm trả được đưa ra là do khó khăn kéo dài và doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền.


Tình trạng tương tự diễn ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh. Doanh nghiệp này chậm thanh toán gần 9,6 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu NGOCMINH2019, có tổng giá trị phát hành 1.300 tỷ đồng, lãi suất 10,25%, với dư nợ còn lại 380,5 tỷ đồng. Công ty cũng nêu lý do là thiếu hụt dòng tiền và đang trong quá trình thương lượng với nhà đầu tư.

Tình hình này cho thấy rủi ro tín dụng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, đang ngày càng rõ ràng và hiện hữu. Đây sẽ là áp lực lớn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý trong thời gian tới.
Vỡ làm sao được, chuẩn bị vỡ thì ta lại chơi như 2022, ra NĐ cho doanh nghiệp nợ tiếp, tiền lệ có phải không có đâu.
Lạm phát 5% một năm, sau 10 năm hoãn nợ, nợ 1000 tỷ còn hơn 600 tỷ
 
Sửa lần cuối:
Ở VN thì dí cho nhận sản phẩm với giá trên trờI là xong.
Thằng cho vay Đâu có ngu
Cái chính là thằng vay nó Đéo còn tiền, coi như mua đồ tại đỉnh thì thằng cho vay phải chấp nhận cầm đồ còn hơn mất trắng
 
vậy mà chưa gọi phá sản mới lạ, hay là công ty BDS có tiền mà không chịu trả :) - Nếu không đúng nữa phải định nghĩa lại trái phiếu là gì?! :)
 
Giờ riêng bất động sản chiếm hơn một nửa, tức là cứ 2 đồng trái phiếu thì ngành này ôm hơn 1 đồng. Mà khổ cái, mấy ông bất động sản giờ toàn báo cáo: “Xin lỗi anh em, tôi đang kẹt tiền, tạm thời chưa trả được, hẹn dịp khác…” Nghe y như mượn tiền bạn rồi hẹn… tháng sau có lương sẽ tính.


Nói vui chứ cái cảnh này nó giống như bữa tiệc buffet trái phiếu mấy năm trước ai cũng hăng hái đi vay, đi phát hành, ai cũng tự tin “bán đất trả nợ là chuyện nhỏ.” Giờ đất cắm hết ngân hàng, giá lại tụt, thanh khoản mất hút, thế là hết đường xoay.


Mấy nhà đầu tư mua trái phiếu giờ chắc ngồi đếm lịch đáo hạn mà mặt cứng đơ: “Hôm nay doanh nghiệp A xin hoãn trả, mai doanh nghiệp B xin cơ cấu, ngày kia doanh nghiệp C báo mất thanh khoản.” Cứ đều đều như phát thanh buổi sáng.


Cái đáng lo là giờ không phải vài công ty nhỏ lẻ, mà cả đống ông to tên tuổi cũng bắt đầu chậm trả gốc lẫn lãi, mà khối này chậm trả thì rủi ro tín dụng lan sang ngân hàng, rồi lan sang túi tiền dân đầu tư, kéo theo một dây domino.


Thị trường bất động sản giờ y như anh chàng cầm sổ đỏ đi vay nợ khắp phố, giờ tới hẹn trả thì phát hiện ví trống trơn, sổ đỏ cắm sạch, bạn bè lánh mặt, còn ngân hàng thì… bắt đầu hít hà căng thẳng.


Đợt đáo hạn này chắc chắn sẽ là bài kiểm tra độ dẻo dai của doanh nghiệp bất động sản. Ai không đủ sức bơi thì xác định mặc áo phao xếp hàng… xin giãn nợ, tái cơ cấu, cầu nguyện may mắn.
 
Top