linh.vk
Địt Bùng Đạo Tổ

Lịch sử VN hiện đại có mấy chục năm đáng quên. Ấy là thời kỳ tiến tranh, tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH, lùa các thành phần KT vào hai hình thức quốc doanh và tập thể. Kết quả của chiến lược này đã đẩy nền KT suy yếu đến bên bờ vực của sự sụp đổ. Năm 1986, một chính khách thất sủng đã được đưa trở lại chính trường để chủ trì công cuộc đổi mới ấy là ông Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 27/4/1998). Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, nhìn nhận lại sự nghiệp của một người có công lớn trong thời điểm lịch sử này.
Tháng 12/1981, ông Võ Văn Kiệt, bí thư thành ủy Tp.HCM được điều ra HN làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Thế chân ông Kiệt ở Sg, Nguyễn Văn Linh được điều từ HN trở lại Sài Gòn như một động thái cơ cấu lại cán bộ chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ V họp vào đầu năm 1982. Theo Huy Đức viết trong “bên thắng cuộc” thì, thế chính trị của ông Linh lúc ấy rất khó khăn, ông bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị vài tháng sau đó.
Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương nói: “Nếu ông Lê Duẩn còn sống tới Đại hội VI thì sẽ không có TBT Nguyễn Văn Linh vì từ Đại hội V, ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ đã thống nhất quy hoạch Tố Hữu sẽ làm TBT, Võ Văn Kiệt làm thủ tướng và đặt ông Linh ra rìa”.
Trợ lý của Lê Duẩn, ông Trần Phương nói: “Anh Ba đánh giá Mười Cúc rất thấp”. Theo ông Võ Văn Kiệt, chính ông đã đề nghị ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ điều ông Nguyễn Văn Linh trở lại Tp.HCM khi ông Linh không được dự kiến cho một chức vụ gì cụ thể.
Từ 12 đến 19/7/1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô, ba vị lãnh đạo cấp cao của VN là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh, là Bí thư Thành ủy Tp.HCM đã bí mật tổ chức "Hội nghị Đà Lạt". Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16/7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng.
Ngày 17/7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Tp.HCM tại Bảo Lộc. Ngày 19/7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả ý tưởng mà cá nhân mình đang nung nấu. "Hội nghị Đà Lạt" diễn ra trong thời gian đúng một tuần lễ. Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của ĐCS VN, Khởi xướng công cuộc Đổi mới của VN
Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V tháng 8/1985, lúc này TBT Lê Duẩn đang ốm yếu nên Chủ tịch nước lúc đó là Trường Chinh đã thay ông chủ trì phiên họp. Bản thân Trường Chinh và Lê Duẩn đều nhận ra những chính sách bất hợp lý đã đưa đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế. Lúc đó VN đang vừa bị chiến tranh biên giới, bị các nước cấm vận, vừa phải đối mặt với lạm phát phi mã, hàng hóa khan hiếm, khó khăn chồng chất. Ông Chinh đã ban hành Cải cách Giá – lương – tiền và bổ nhiệm Nguyễn Văn Linh, người ủng hộ các chính sách kinh tế mới, vào Bộ Chính trị với hy vọng sẽ giải quyết được tình hình kinh tế.
Tháng 6/1986, ông Linh được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, với mục đích dọn đường cho ông có thể kế nhiệm Lê Duẩn làm TBT để có thể triển khai cải cách kinh tế. Ngày 10/7/1986, Lê Duẩn qua đời sau thời gian dài mắc bệnh nặng, Chủ tịch nước Trường Chinh quay trở lại tạm quyền TBT. Thời điểm này Cải cách Giá – lương – tiền thất bại và VN trải qua lạm phát phi mã lên đến 774%.
Với sự chỉ đạo của TBT Trường Chinh, Bộ Chính trị đã họp vào tháng 8/1986 và đi tới những kết luận quan trọng. Bộ Chính trị đã nhận ra rằng những chính sách kinh tế bao cấp đã đưa VN vào tình trạng trì trệ và nhấn mạnh đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, 3 chương trình kinh tế lớn và cần thiết phải tổ chức một kỳ Đại hội mới để cải cách kinh tế của đất nước. Với tư duy lý luận mới và quá trình khảo nghiệm thực tiễn, TBT Trường Chinh cùng với Thường trực Ban Bí thư Nguyễn Văn Linh và tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa V đã chỉ đạo chặt chẽ xây dựng các văn kiện trình Đại hội VI của Đảng.
Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức TBT Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới và cởi mở của VN. Tuy nhiên sau khi khối Đông Âu tan rã, sự kiện Bức tường Berlin qua đi… các cán bộ lãnh đạo trong Đảng đã hạn chế bớt tiến trình này. Nhiều người vẫn đặt niềm tin vào một “Phe CNXH” với thành trì mới là TQ.
Theo ông Trần Quang Cơ trong “Hồi ức và Suy nghĩ”: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, TQ ngày 3/9/1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước.
“Ngày 30/8/1990, Bộ Chính Trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo TQ. Ông Linh nêu ý kiến sẽ bàn hợp tác với TQ để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc, và hợp tác giữa Nông Pênh và Khơme đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia. Mặc dù trước đó Bộ Ngoại giao đã trình bày đề án nêu rõ là rất ít có khả năng thực hiện phương án này vì phương hướng chiến lược của TQ vẫn là tranh thủ phương Tây phục vụ “4 hiện đại”… Ông Võ Chí Công không đồng ý, nói: TQ sẽ không nghe ta về hợp tác bảo vệ chủ nghĩa xã hội. TQ muốn tranh thủ phương Tây.
Công cuộc đổi mới đáng lẽ ra phải có những bước đi mạnh mẽ hơn, táo bạo hơn mới có thể dỡ bỏ được những rào cản mà lịch sử để lại, nhưng, do đặt niềm tin mơ hồ vào một hệ thống CNXH mà VN đã trở nên rón rén dò dẫm và bị níu kéo rất nhiều từ cơ chế cũ. Đó là chưa nói đến chuyện vì đặt niềm tin vào TQ nên VN đã có những nhân nhượng vô nguyên tắc ở Hội nghị Thành Đô. Thế nên nói ông Nguyễn Văn Linh là TBT đổi mới… chưa trọn vẹn!
Tháng 12/1981, ông Võ Văn Kiệt, bí thư thành ủy Tp.HCM được điều ra HN làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Thế chân ông Kiệt ở Sg, Nguyễn Văn Linh được điều từ HN trở lại Sài Gòn như một động thái cơ cấu lại cán bộ chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ V họp vào đầu năm 1982. Theo Huy Đức viết trong “bên thắng cuộc” thì, thế chính trị của ông Linh lúc ấy rất khó khăn, ông bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị vài tháng sau đó.
Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương nói: “Nếu ông Lê Duẩn còn sống tới Đại hội VI thì sẽ không có TBT Nguyễn Văn Linh vì từ Đại hội V, ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ đã thống nhất quy hoạch Tố Hữu sẽ làm TBT, Võ Văn Kiệt làm thủ tướng và đặt ông Linh ra rìa”.
Trợ lý của Lê Duẩn, ông Trần Phương nói: “Anh Ba đánh giá Mười Cúc rất thấp”. Theo ông Võ Văn Kiệt, chính ông đã đề nghị ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ điều ông Nguyễn Văn Linh trở lại Tp.HCM khi ông Linh không được dự kiến cho một chức vụ gì cụ thể.
Từ 12 đến 19/7/1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô, ba vị lãnh đạo cấp cao của VN là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh, là Bí thư Thành ủy Tp.HCM đã bí mật tổ chức "Hội nghị Đà Lạt". Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16/7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng.
Ngày 17/7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Tp.HCM tại Bảo Lộc. Ngày 19/7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả ý tưởng mà cá nhân mình đang nung nấu. "Hội nghị Đà Lạt" diễn ra trong thời gian đúng một tuần lễ. Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của ĐCS VN, Khởi xướng công cuộc Đổi mới của VN
Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V tháng 8/1985, lúc này TBT Lê Duẩn đang ốm yếu nên Chủ tịch nước lúc đó là Trường Chinh đã thay ông chủ trì phiên họp. Bản thân Trường Chinh và Lê Duẩn đều nhận ra những chính sách bất hợp lý đã đưa đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế. Lúc đó VN đang vừa bị chiến tranh biên giới, bị các nước cấm vận, vừa phải đối mặt với lạm phát phi mã, hàng hóa khan hiếm, khó khăn chồng chất. Ông Chinh đã ban hành Cải cách Giá – lương – tiền và bổ nhiệm Nguyễn Văn Linh, người ủng hộ các chính sách kinh tế mới, vào Bộ Chính trị với hy vọng sẽ giải quyết được tình hình kinh tế.
Tháng 6/1986, ông Linh được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, với mục đích dọn đường cho ông có thể kế nhiệm Lê Duẩn làm TBT để có thể triển khai cải cách kinh tế. Ngày 10/7/1986, Lê Duẩn qua đời sau thời gian dài mắc bệnh nặng, Chủ tịch nước Trường Chinh quay trở lại tạm quyền TBT. Thời điểm này Cải cách Giá – lương – tiền thất bại và VN trải qua lạm phát phi mã lên đến 774%.
Với sự chỉ đạo của TBT Trường Chinh, Bộ Chính trị đã họp vào tháng 8/1986 và đi tới những kết luận quan trọng. Bộ Chính trị đã nhận ra rằng những chính sách kinh tế bao cấp đã đưa VN vào tình trạng trì trệ và nhấn mạnh đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, 3 chương trình kinh tế lớn và cần thiết phải tổ chức một kỳ Đại hội mới để cải cách kinh tế của đất nước. Với tư duy lý luận mới và quá trình khảo nghiệm thực tiễn, TBT Trường Chinh cùng với Thường trực Ban Bí thư Nguyễn Văn Linh và tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa V đã chỉ đạo chặt chẽ xây dựng các văn kiện trình Đại hội VI của Đảng.
Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức TBT Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới và cởi mở của VN. Tuy nhiên sau khi khối Đông Âu tan rã, sự kiện Bức tường Berlin qua đi… các cán bộ lãnh đạo trong Đảng đã hạn chế bớt tiến trình này. Nhiều người vẫn đặt niềm tin vào một “Phe CNXH” với thành trì mới là TQ.
Theo ông Trần Quang Cơ trong “Hồi ức và Suy nghĩ”: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, TQ ngày 3/9/1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước.
“Ngày 30/8/1990, Bộ Chính Trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo TQ. Ông Linh nêu ý kiến sẽ bàn hợp tác với TQ để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc, và hợp tác giữa Nông Pênh và Khơme đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia. Mặc dù trước đó Bộ Ngoại giao đã trình bày đề án nêu rõ là rất ít có khả năng thực hiện phương án này vì phương hướng chiến lược của TQ vẫn là tranh thủ phương Tây phục vụ “4 hiện đại”… Ông Võ Chí Công không đồng ý, nói: TQ sẽ không nghe ta về hợp tác bảo vệ chủ nghĩa xã hội. TQ muốn tranh thủ phương Tây.
Công cuộc đổi mới đáng lẽ ra phải có những bước đi mạnh mẽ hơn, táo bạo hơn mới có thể dỡ bỏ được những rào cản mà lịch sử để lại, nhưng, do đặt niềm tin mơ hồ vào một hệ thống CNXH mà VN đã trở nên rón rén dò dẫm và bị níu kéo rất nhiều từ cơ chế cũ. Đó là chưa nói đến chuyện vì đặt niềm tin vào TQ nên VN đã có những nhân nhượng vô nguyên tắc ở Hội nghị Thành Đô. Thế nên nói ông Nguyễn Văn Linh là TBT đổi mới… chưa trọn vẹn!