🛑 Hộ kinh doanh nộp thuế ra sao khi bỏ thuế khoán?

Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp theo doanh thu thực tế, phải ghi sổ sách kế toán, lập hóa đơn và đầu tư máy móc kết nối với cơ quan thuế.

Từ 1/6, khoảng 37.000 hộ có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm thuộc một số ngành nghề (ăn uống, khách sạn, bán lẻ, vận tải hành khách, thẩm mỹ, vui chơi giải trí...) phải dùng hóa đơn điện tử qua máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế. Thay vì nộp thuế khoán, theo ông Mai Sơn, Phó cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính), tỷ suất thuế phải nộp không thay đổi, chỉ khác là các hộ sẽ phải kê khai và khai trên doanh thu thực tế.
hoa-don-3-1749143778-5228-1749-4690-2672-1751259861.png

Song việc chuyển đổi sẽ khiến các hộ kinh doanh phải thực hiện các chế độ kế toán như ghi sổ kế toán (doanh thu, chi phí, quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nghĩa vụ thuế). Họ cũng phải lập và lưu trữ hóa đơn chứng từ, phiếu thu, chi phát sinh trong kỳ.

Ngoài ra, việc kê khai doanh thu với cơ quan thuế sẽ thực hiện hàng tháng hoặc hàng quý, thay vì nộp một lần mỗi năm như hình thức
khoán.

Hóa đơn in từ máy tính tiền tại một siêu thị, ngày 4/6. Ảnh: @đéo có hình chó nó tin

Theo quy định, các hộ kinh doanh vẫn phải nộp 3 loại thuế, gồm thuế môn bài, thu nhập cá nhân và giá trị gia tăng (VAT).

Trong đó, thuế môn bài là một loại lệ phí bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp hàng năm khi sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là khoản cố định hàng năm, không phụ thuộc vào lợi nhuận của người kinh doanh, mà được ấn định dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu.

Cùng với đó, người bán hàng sẽ phải nộp thuế VAT và thu nhập cá nhân nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng một năm. Số thuế được cơ quan quản lý tính trên tổng doanh thu, tỷ lệ thuế VAT hàng hóa, dịch vụ và thu nhập cá nhân, với từng hoạt động kinh doanh.

Chẳng hạn, cá nhân phân phối, cung cấp hàng hóa thì thuế phải nộp = doanh thu * (1% thuế VAT + 0,5% thu nhập cá nhân). Còn nếu hộ kinh doanh ăn uống sẽ chịu mức thuế 4,5%, gồm cả VAT và thu nhập cá nhân.

 
Top