Don Jong Un
Xamer mới lớn

Một số báo ở Việt Nam đưa tin vụ một chiếc xe hơi “cháy trơ khung” trên cao tốc Sài Gòn-Trung Lương nhưng không dám nhắc tên VinFast, thậm chí không cho biết đây là xe điện.
Theo báo VNExpress hôm 6 Tháng Bảy, vụ cháy chiếc xe năm chỗ xảy ra vào lúc chiều cùng ngày trên cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, đoạn qua phường Khánh Hậu, tỉnh Tây Ninh mới.
Vụ cháy xe VinFast xảy ra trên cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, đoạn qua phường Khánh Hậu, tỉnh Tây Ninh mới. (Hình: Nam An/VNExpress)
Trong khi đó, các đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội cùng thời điểm cho thấy đây là một chiếc VF5 màu trắng.
Hình cận cảnh cho thấy phía đuôi có bảng “xe tập lái,” tức xe của các trung tâm dạy lái xe dành cho học viên thực tập trên đường.
Hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có một số mẫu xe năm chỗ, bao gồm VF e34, VF5, VF6, VF7 và VF8.
Bản tin của VNExpress cho hay, vài phút trước vụ cháy, tài xế phát giác khói bốc trong xe nên tấp vào làn dừng khẩn cấp kiểm tra, dùng bình chữa cháy dập lửa.
Thời điểm đó, một đội tuần tra của cảnh sát giao thông đi ngang qua đã dừng xe cùng tài xế tìm cách dập tắt ngọn lửa.
Tuy nhiên gió mạnh gặp vật liệu dễ cháy, ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan toàn bộ thân xe, cột khói bốc cao hàng chục mét.
Do ngày cuối tuần, vụ cháy xe điện khiến dòng xe kẹt xe trên cao tốc nhiều cây số.
Sau khi lực lượng cứu hỏa đến hiện trường dập tắt ngọn lửa, vụ cháy xe VinFast không có thiệt hại nhân mạng nhưng chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn.
Trên mạng xã hội hôm 6 Tháng Bảy, dân mạng bàn tán về chuyện các công an viên dùng bình cứu hỏa mini để dập lửa với vẻ kém chuyên nghiệp.
Hiện trường vụ cháy xe VinFast trên cao tốc Sài Gòn-Trung Lương. (Hình: Facebook “Bạn Hữu Đường Xa Cao Tốc Trung Lương”)
Facebooker “Thanh Le” bình luận trên một diễn đàn xe hơi: “Cảnh sát dập lửa kiểu như đang vờn với nó hay sao ấy. Mấy anh này phải cho về học lại một khóa căn bản về cứu hỏa để còn phục vụ nhân dân.”
Các ý kiến khác thì cho rằng xe điện một khi bị cháy pin thì không thể dập được bằng bình cứu hỏa.
Trước vụ này, các báo trong nước có “thông lệ” rằng tất cả các vụ cháy hoặc tai nạn liên quan đến xe VinFast thì tòa soạn tuyệt đối không được ghi rõ thương hiệu, thậm chí phải làm mờ logo, đăng hình đen trắng nếu là xe taxi điện Xanh SM.
Việc này là để tránh cho độc giả nhận diện màu xanh đặc trưng của hãng xe taxi cũng thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Theo báo VNExpress hôm 6 Tháng Bảy, vụ cháy chiếc xe năm chỗ xảy ra vào lúc chiều cùng ngày trên cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, đoạn qua phường Khánh Hậu, tỉnh Tây Ninh mới.

Trong khi đó, các đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội cùng thời điểm cho thấy đây là một chiếc VF5 màu trắng.
Hình cận cảnh cho thấy phía đuôi có bảng “xe tập lái,” tức xe của các trung tâm dạy lái xe dành cho học viên thực tập trên đường.
Hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có một số mẫu xe năm chỗ, bao gồm VF e34, VF5, VF6, VF7 và VF8.
Bản tin của VNExpress cho hay, vài phút trước vụ cháy, tài xế phát giác khói bốc trong xe nên tấp vào làn dừng khẩn cấp kiểm tra, dùng bình chữa cháy dập lửa.
Thời điểm đó, một đội tuần tra của cảnh sát giao thông đi ngang qua đã dừng xe cùng tài xế tìm cách dập tắt ngọn lửa.
Tuy nhiên gió mạnh gặp vật liệu dễ cháy, ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan toàn bộ thân xe, cột khói bốc cao hàng chục mét.
Do ngày cuối tuần, vụ cháy xe điện khiến dòng xe kẹt xe trên cao tốc nhiều cây số.
Sau khi lực lượng cứu hỏa đến hiện trường dập tắt ngọn lửa, vụ cháy xe VinFast không có thiệt hại nhân mạng nhưng chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn.
Trên mạng xã hội hôm 6 Tháng Bảy, dân mạng bàn tán về chuyện các công an viên dùng bình cứu hỏa mini để dập lửa với vẻ kém chuyên nghiệp.

Facebooker “Thanh Le” bình luận trên một diễn đàn xe hơi: “Cảnh sát dập lửa kiểu như đang vờn với nó hay sao ấy. Mấy anh này phải cho về học lại một khóa căn bản về cứu hỏa để còn phục vụ nhân dân.”
Các ý kiến khác thì cho rằng xe điện một khi bị cháy pin thì không thể dập được bằng bình cứu hỏa.
Trước vụ này, các báo trong nước có “thông lệ” rằng tất cả các vụ cháy hoặc tai nạn liên quan đến xe VinFast thì tòa soạn tuyệt đối không được ghi rõ thương hiệu, thậm chí phải làm mờ logo, đăng hình đen trắng nếu là xe taxi điện Xanh SM.
Việc này là để tránh cho độc giả nhận diện màu xanh đặc trưng của hãng xe taxi cũng thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng