Don Jong Un
Xamer mới lớn

Nhà cầm quyền CSVN đang cố điều đình với Mỹ để vừa giảm thuế quan cho hàng Việt Nam, vừa muốn giảm cho cả hàng Trung Quốc “đội lốt” nhãn hiệu “Made in Vietnam.”
Bản tin tài chính của hãng tin Yahoo ngày Chủ Nhật, 13 Tháng Bảy, cho hiểu như vậy khi tổng thống Mỹ đặt vấn đề trung chuyển hàng hóa (transshipping) trong thư gửi tới hơn hai chục đối tác thương mại hồi tuần qua.
Công ty sản xuất xe nâng chuyển hàng hóa hiệu BYD của Trung Quốc tại khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Hãng này đang bối rối khi đối diện với thuế quan xuất cảng sang Mỹ có thể đến 40%. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Tiếp theo các lá thư này, ông Trump đã loan báo ngày 2 Tháng Bảy, đánh thuế “trung chuyển” cho các hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang thị trường Mỹ tới 40% nếu chúng không phải do nội địa Việt Nam sản xuất. Người ta biết phần lớn chúng đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Hàng hóa bị gọi là “trung chuyển” khi nó không hoàn toàn là sản phảm của một nước sản xuất. Hoặc chúng chỉ được lắp ráp tại Việt Nam tất cả các bộ phận rời chuyển sang từ Trung Quốc. Hoặc có nhiều bộ phận hay thành phần Việt Nam nhập cảng từ Trung Quốc. Tình trạng này đã phát triển mỗi ngày một nhiều hơn khi ông Trump khai mào cuộc thương chiến với Trung Quốc ở nhiệm kỳ đầu.
Thật ra, quy định về xuất xứ hàng hóa để định thuế quan có nhiều mức độ khác nhau. Hàng hóa được chuyển từ tàu nước này sang tàu nước khác rồi chở đến nước thứ ba, khác với mang bộ phận rời về ráp lại thành phẩm. Công phu hơn nữa, chỉ mua một số bộ phận của nước khác rồi lắp ráp chung với các thành phần do nước mình sản xuất rồi xuất cảng.
Đây là vấn đề ông Trump không chỉ đặt ra với Việt Nam mà với nhiều nước khác nữa. Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) có quy định chung về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa với tỉ lệ nội địa hóa là bao nhiêu thì được mang nhãn hiệu sản xuất của một nước. Tuy nhiên nó còn tùy nước nhập cảng quy định thế nào mà trong trường hợp này, có vẻ Washington muốn đưa ra luật riêng để đánh thuế quan.
Hãng tin Yahoo dẫn nhận định của ông Ted Murphy, chuyên gia về luật thương mại quốc tế, viết trên blog của ông rằng Tổng Thống Trump có vẻ hướng về một định nghĩa rộng rãi hơn để áp đặt thuế quan về hàng hóa trung chuyển. Từ đó, một sản phẩm được lắp ráp tại Việt Nam “với một số thành phần Trung Quốc” vẫn phải chịu thuế suất cao hơn.
“Đây là sự thanh đổi lớn và có thể ảnh hưởng đến một số lượng lớn hàng hóa lớn, tùy thuộc vào tỉ lệ “Trung Quốc trong một món hàng” sẽ phải chịu thuế quan cao hơn. Biện minh cho quyết định của ông Trump, một viện chức Tòa Bạch Ốc cho hay mục tiêu của chính phủ là nỗ lực tìm cách tiếp cận chính xác và chặt chẽ hơn cho các loại hàng hóa bị gọi là trung chuyển, mà Việt Nam gọi là “đội lốt hàng Việt.”
Công ty sản xuất tấm năng lượng mặt trời Trina của Trung Quốc chạy sang Việt Nam mở nhà máy ở tỉnh Bắc Giang từ đầu năm 2017 (Hình: Trina)
Cho tới nay, người ta hiện vẫn chưa được biết theo định nghĩa của chính phủ Trump thì tỉ lệ nội địa hóa đến bao nhiêu phần trăm thì được coi là hàng Việt Nam và được hưởng thuế quan thấp, còn từ mức nào thì bị đánh thuế quan cao dần lên. Như trên đề cập, nhiều phần Hà Nội đang điều đình vấn đề này với Washington cho rõ ràng.
Trong lá thư gửi cho hơn hai chục đối tác thương mại tuần qua, Tổng Thống Trump đã nhắc họ là “hàng trung chuyển đế trốn thuế quan cao (đánh vào nước sản xuất gốc) thì sẽ bị đánh thuế quan cao hơn.” Ông tìm cách bịt lỗ hổng, không cho CSVN và một số nước khác lợi dụng khe hở, liệu nhà cầm quyền CSVN có lách qua được không, chưa thấy tin tức gì tiếp theo của ván bài địa chính trị và kinh tế này
Bản tin tài chính của hãng tin Yahoo ngày Chủ Nhật, 13 Tháng Bảy, cho hiểu như vậy khi tổng thống Mỹ đặt vấn đề trung chuyển hàng hóa (transshipping) trong thư gửi tới hơn hai chục đối tác thương mại hồi tuần qua.

Tiếp theo các lá thư này, ông Trump đã loan báo ngày 2 Tháng Bảy, đánh thuế “trung chuyển” cho các hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang thị trường Mỹ tới 40% nếu chúng không phải do nội địa Việt Nam sản xuất. Người ta biết phần lớn chúng đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Hàng hóa bị gọi là “trung chuyển” khi nó không hoàn toàn là sản phảm của một nước sản xuất. Hoặc chúng chỉ được lắp ráp tại Việt Nam tất cả các bộ phận rời chuyển sang từ Trung Quốc. Hoặc có nhiều bộ phận hay thành phần Việt Nam nhập cảng từ Trung Quốc. Tình trạng này đã phát triển mỗi ngày một nhiều hơn khi ông Trump khai mào cuộc thương chiến với Trung Quốc ở nhiệm kỳ đầu.
Thật ra, quy định về xuất xứ hàng hóa để định thuế quan có nhiều mức độ khác nhau. Hàng hóa được chuyển từ tàu nước này sang tàu nước khác rồi chở đến nước thứ ba, khác với mang bộ phận rời về ráp lại thành phẩm. Công phu hơn nữa, chỉ mua một số bộ phận của nước khác rồi lắp ráp chung với các thành phần do nước mình sản xuất rồi xuất cảng.
Đây là vấn đề ông Trump không chỉ đặt ra với Việt Nam mà với nhiều nước khác nữa. Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) có quy định chung về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa với tỉ lệ nội địa hóa là bao nhiêu thì được mang nhãn hiệu sản xuất của một nước. Tuy nhiên nó còn tùy nước nhập cảng quy định thế nào mà trong trường hợp này, có vẻ Washington muốn đưa ra luật riêng để đánh thuế quan.
Hãng tin Yahoo dẫn nhận định của ông Ted Murphy, chuyên gia về luật thương mại quốc tế, viết trên blog của ông rằng Tổng Thống Trump có vẻ hướng về một định nghĩa rộng rãi hơn để áp đặt thuế quan về hàng hóa trung chuyển. Từ đó, một sản phẩm được lắp ráp tại Việt Nam “với một số thành phần Trung Quốc” vẫn phải chịu thuế suất cao hơn.
“Đây là sự thanh đổi lớn và có thể ảnh hưởng đến một số lượng lớn hàng hóa lớn, tùy thuộc vào tỉ lệ “Trung Quốc trong một món hàng” sẽ phải chịu thuế quan cao hơn. Biện minh cho quyết định của ông Trump, một viện chức Tòa Bạch Ốc cho hay mục tiêu của chính phủ là nỗ lực tìm cách tiếp cận chính xác và chặt chẽ hơn cho các loại hàng hóa bị gọi là trung chuyển, mà Việt Nam gọi là “đội lốt hàng Việt.”

Cho tới nay, người ta hiện vẫn chưa được biết theo định nghĩa của chính phủ Trump thì tỉ lệ nội địa hóa đến bao nhiêu phần trăm thì được coi là hàng Việt Nam và được hưởng thuế quan thấp, còn từ mức nào thì bị đánh thuế quan cao dần lên. Như trên đề cập, nhiều phần Hà Nội đang điều đình vấn đề này với Washington cho rõ ràng.
Trong lá thư gửi cho hơn hai chục đối tác thương mại tuần qua, Tổng Thống Trump đã nhắc họ là “hàng trung chuyển đế trốn thuế quan cao (đánh vào nước sản xuất gốc) thì sẽ bị đánh thuế quan cao hơn.” Ông tìm cách bịt lỗ hổng, không cho CSVN và một số nước khác lợi dụng khe hở, liệu nhà cầm quyền CSVN có lách qua được không, chưa thấy tin tức gì tiếp theo của ván bài địa chính trị và kinh tế này