Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Triệu Đà là tướng nhà Tần, nhân thời Hán Sở tranh hùng đã cát cứ ở Bách Việt, lập ra nước Nam Việt, tự xưng Nam Việt vương.
Đối với người Việt, cho dù không đọc lịch sử, thì ít nhất cũng biết về Triệu Đà qua truyền thuyết “An Dương Vương – Nỏ thần – Trọng Thủy – Mị Châu”.
Sử gia xưa, từ Trần đến Lê đều coi ông như một vị vua Việt nằm trong “quốc thống”, như trong Việt Sử Lược (Trần. Thế kỷ 13), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Lê, Thế kỷ 17).
Sang đến thời Nguyễn với Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Thế kỷ 19), ông bị loại ra khỏi “chính thống”.
Sử gia đầu thế kỷ 20 như Trần Trọng Kim đưa ông trở lại “quốc thống”, với nhà Triệu như một triều đại Việt Nam.
Sử quan hiện đại loại ông ra, đưa ông thành kẻ xâm lược, mở đầu thời kỳ “bắc thuộc”.
Dẫu có tranh cãi vì vị thế ông, các sử gia đều thống nhất về tung tích ông.
Tượng Triệu Đà.
Triệu Đà, một viên tướng Trung Quốc thời Tần (Thế kỷ 3, trước công nguyên), có quê quán ở Chân Định, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Hoa.
Nhân lúc Tần sụp đổ, Hán Sở tranh hùng, bốn phương nổi lên “tranh bá”, ông chiếm cứ phương nam, chinh phục các nước, dận tộc “Bách Việt” như Mân Việt, Âu Lạc… lập nước Nam Việt, xưng là “Đế”, đóng đô ở Phiên Ngung (ở tỉnh Quảng Đông ngày nay). Hán diệt Sở , thống nhất Trung Hoa, Hán Cao Tổ (Lưu Bang) sai Lục Giả đi sứ thuyết phục ông xưng “thần”. Triệu Đà nhận “thần phục”, nhận tước “Nam Việt Vương”, nhưng vẫn giữ độc lập.
Thời Hán Cao Tổ, Triệu Đà đã thần phục. Đến thời Lã hậu, vì năm 184 TCN Lã Hậu sai tướng đi đánh Nam Việt, Triệu Đà bèn mang quân chống lại, đánh bại quân Hán. Nhân đó, Triệu Đà đánh luôn lên quận Trường Sa của nhà Hán, đánh phá xong mới lui binh và xưng làm Nam Việt Vũ Đế, nhà Hán không làm gì được. Hán Văn Đế chủ trương không dùng vũ lực với Nam Việt mà tìm cách vỗ về. Biết mồ mả tổ tiên Triệu Đà ở Chân Định, ông sai người đến trông coi mồ mả cho tổ tiên Triệu Đà, một năm 4 lần tế lễ trọng thể, lại phong quan tước cho chú bác, anh em Triệu Đà. Nhân Lục Giả là người từng đi sứ Nam Việt thời Hán Cao Tổ, ông sai Lục Giả đi sứ Nam Việt lần nữa để thuyết phục Triệu Đà thần phục nhà Hán như trước. Trong thư gửi Triệu Đà, ông viết: "Có thêm đất của ông, nhà Hán cũng không to lên là mấy; có được tiền bạc của ông, nhà Hán cũng không giàu thêm được bao nhiêu. Do đó miền Phục Lĩnh do ông tự xử lấy. Còn ông xưng làm hoàng đế, tức là hình thành hai hoàng đế, hai nước, điều này tạo ra sự tranh chấp, mà sự tranh chấp thì người nhân đức không muốn. Do đó tôi muốn cùng ông bỏ điều bất hoà trước đây, mong ông đồng ý."
Triệu Đà đọc thư của ông rất cảm động, đồng ý từ bỏ đế hiệu, xưng thần với nhà Hán như trước.
Sau khi được Lục Giả thuyết phục, một lần nữa Triệu Đà lại thần phục. Ông tạ tội một cách khá ngang tàng: "Thần tên là Đà, đại trưởng lão ở chốn man di. Ngày trước Cao Hậu gạt bỏ Nam Việt, thần ngờ Trường Sa vương dèm pha, lại nghe đồn Cao hậu giết hết họ hàng Đà, đào mồ mả, đốt hài cốt cha ông Đà. Vì thế liều mạng xâm phạm biên cảnh Trường Sa. Vả lại, phương nam đất ẩm thấp, giữa chốn dân man di. Phía đông, đất Mân Việt chỉ nghìn dân, xưng vương, phía tây Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng vương. Lão thần bèn trộm xưng làm “đế” chỉ để tự vui chứ đâu dám để nói đến tai Thiên Vương!"
Thế đã rõ! Dẫu xưng “Man di đại trưởng lão”, ông vẫn là người Trung Quốc. Đối với ông, nước Âu Lạc (miền bắc Việt Nam ngày nay) dẫu sao cũng chỉ là nước man di, nước “trần truồng” (Khỏa quốc).
Đối với người Việt, cho dù không đọc lịch sử, thì ít nhất cũng biết về Triệu Đà qua truyền thuyết “An Dương Vương – Nỏ thần – Trọng Thủy – Mị Châu”.
Sử gia xưa, từ Trần đến Lê đều coi ông như một vị vua Việt nằm trong “quốc thống”, như trong Việt Sử Lược (Trần. Thế kỷ 13), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Lê, Thế kỷ 17).
Sang đến thời Nguyễn với Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Thế kỷ 19), ông bị loại ra khỏi “chính thống”.
Sử gia đầu thế kỷ 20 như Trần Trọng Kim đưa ông trở lại “quốc thống”, với nhà Triệu như một triều đại Việt Nam.
Sử quan hiện đại loại ông ra, đưa ông thành kẻ xâm lược, mở đầu thời kỳ “bắc thuộc”.
Dẫu có tranh cãi vì vị thế ông, các sử gia đều thống nhất về tung tích ông.

Tượng Triệu Đà.
Triệu Đà, một viên tướng Trung Quốc thời Tần (Thế kỷ 3, trước công nguyên), có quê quán ở Chân Định, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Hoa.
Nhân lúc Tần sụp đổ, Hán Sở tranh hùng, bốn phương nổi lên “tranh bá”, ông chiếm cứ phương nam, chinh phục các nước, dận tộc “Bách Việt” như Mân Việt, Âu Lạc… lập nước Nam Việt, xưng là “Đế”, đóng đô ở Phiên Ngung (ở tỉnh Quảng Đông ngày nay). Hán diệt Sở , thống nhất Trung Hoa, Hán Cao Tổ (Lưu Bang) sai Lục Giả đi sứ thuyết phục ông xưng “thần”. Triệu Đà nhận “thần phục”, nhận tước “Nam Việt Vương”, nhưng vẫn giữ độc lập.

Thời Hán Cao Tổ, Triệu Đà đã thần phục. Đến thời Lã hậu, vì năm 184 TCN Lã Hậu sai tướng đi đánh Nam Việt, Triệu Đà bèn mang quân chống lại, đánh bại quân Hán. Nhân đó, Triệu Đà đánh luôn lên quận Trường Sa của nhà Hán, đánh phá xong mới lui binh và xưng làm Nam Việt Vũ Đế, nhà Hán không làm gì được. Hán Văn Đế chủ trương không dùng vũ lực với Nam Việt mà tìm cách vỗ về. Biết mồ mả tổ tiên Triệu Đà ở Chân Định, ông sai người đến trông coi mồ mả cho tổ tiên Triệu Đà, một năm 4 lần tế lễ trọng thể, lại phong quan tước cho chú bác, anh em Triệu Đà. Nhân Lục Giả là người từng đi sứ Nam Việt thời Hán Cao Tổ, ông sai Lục Giả đi sứ Nam Việt lần nữa để thuyết phục Triệu Đà thần phục nhà Hán như trước. Trong thư gửi Triệu Đà, ông viết: "Có thêm đất của ông, nhà Hán cũng không to lên là mấy; có được tiền bạc của ông, nhà Hán cũng không giàu thêm được bao nhiêu. Do đó miền Phục Lĩnh do ông tự xử lấy. Còn ông xưng làm hoàng đế, tức là hình thành hai hoàng đế, hai nước, điều này tạo ra sự tranh chấp, mà sự tranh chấp thì người nhân đức không muốn. Do đó tôi muốn cùng ông bỏ điều bất hoà trước đây, mong ông đồng ý."
Triệu Đà đọc thư của ông rất cảm động, đồng ý từ bỏ đế hiệu, xưng thần với nhà Hán như trước.
Sau khi được Lục Giả thuyết phục, một lần nữa Triệu Đà lại thần phục. Ông tạ tội một cách khá ngang tàng: "Thần tên là Đà, đại trưởng lão ở chốn man di. Ngày trước Cao Hậu gạt bỏ Nam Việt, thần ngờ Trường Sa vương dèm pha, lại nghe đồn Cao hậu giết hết họ hàng Đà, đào mồ mả, đốt hài cốt cha ông Đà. Vì thế liều mạng xâm phạm biên cảnh Trường Sa. Vả lại, phương nam đất ẩm thấp, giữa chốn dân man di. Phía đông, đất Mân Việt chỉ nghìn dân, xưng vương, phía tây Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng vương. Lão thần bèn trộm xưng làm “đế” chỉ để tự vui chứ đâu dám để nói đến tai Thiên Vương!"
Thế đã rõ! Dẫu xưng “Man di đại trưởng lão”, ông vẫn là người Trung Quốc. Đối với ông, nước Âu Lạc (miền bắc Việt Nam ngày nay) dẫu sao cũng chỉ là nước man di, nước “trần truồng” (Khỏa quốc).