Don Jong Un
Xamer mới lớn

Heo bị nhiễm dịch tả Châu Phi chết vứt tràn lan, hố tiêu hủy ngay ven đường, rò rỉ dịch đen ngòm khiến người chăn nuôi lo lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Xã Suối Hai và một số xã lân cận thuộc huyện Ba Vì cũ là một trong những địa bàn chăn nuôi heo lớn tại Hà Nội. Tại các trang trại, số lượng heo được nuôi ước tính lên đến hàng ngàn con. Do vậy, mỗi khi có dịch bệnh, ít nhất cũng có hàng trăm con heo chết và bị người dân “vứt trộm” ra đường.
Nhiều xác heo đã phân hủy gần hết, bốc mùi hôi thối nồng nặc tại xã Suối Hai, thành phố Hà Nội. (Hình: Thùy Linh/Lao Động)
Theo ghi nhận của báo Lao Động, chiều 12 Tháng Bảy, tình trạng xác heo chết vứt đầy hai bên đường tại xã Suối Hai, thành phố Hà Nội. Trong đó, nhiều xác heo vừa mới được vứt trộm lẫn với những xác heo đã phân hủy gần hết, bốc mùi hôi thối gây ra tình trạng ô nhiễm nặng, khiến người đi đường đều kinh sợ.
Trước tình trạng trên, giới chức địa phương đã tổ chức đi thu gom tiêu hủy. Thế nhưng, việc tiêu hủy lại khiến người dân lo ngại bởi những hố tiêu hủy nằm sát bên đường, người dân qua lại rất đông.
Hơn nữa, chỉ sau khoảng bốn ngày chôn lấp, các hố tiêu hủy xác heo lại có dấu hiệu rò rỉ, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng tập trung, gây ô nhiễm cho cả một vùng.
Nói với báo Lao Động, cô NTT, một hộ chăn nuôi heo tại xã Suối Hai, cho biết tình trạng vứt xác heo chết ra đường ở xã đã diễn ra được khoảng nửa tháng nay, mỗi ngày đều có những bao tải đựng heo chết bị vứt bỏ khắp nơi.
“Đàn heo nhà tôi luôn được chích ngừa, phòng dịch đầy đủ nên đến nay may mắn chưa mắc bệnh. Song hằng ngày đi chợ, tôi chứng kiến người dân vứt xác heo chết ra đường, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh cho đàn heo khỏe của các gia đình khác,” cô T. lo ngại nói.
Xác nhận với báo Lao Động chiều tối 13 Tháng Bảy, ông Nguyễn Bá Chỉ, trưởng thôn Hiệu Lực, xã Suối Hai, cho biết tình trạng người dân vứt heo chết ra đường đã diễn ra một thời gian dài và chính quyền địa phương đã họp về tình trạng này, yêu cầu cán bộ các thôn phải cùng lực lượng thú y tham gia thu gom tiêu hủy.
“Tuy nhiên, việc thu gom không thể xuể, cứ hôm nay đi thu gom, chôn xong thì sáng mai xác heo chết lại xuất hiện ngoài đường. Nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Chúng tôi vô cùng lo ngại,” ông Chỉ ngao ngán nói.
Chính quyền địa phương tổ chức thu gom tiêu hủy nhưng không xuể. (Hình: Đức Vân/Lao Động)
Không chỉ ở Hà Nội, tại Thanh Hóa, từ đầu Tháng Bảy đến nay, cả trăm xác heo chết cũng bị vứt trôi nổi trên kênh Bắc, kênh Bái và các tuyến kênh liên quan, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ông Khương Bá Luận, tổng giám đốc công ty Sông Chu, quản lý hệ thống kênh chính Bái Thượng, cho biết kênh Bắc cùng hệ thống kênh Bái Thượng cung cấp chính nước sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất công nghiệp cho 11 xã, phường của tỉnh Thanh Hóa. Việc xác heo chết bị vứt bừa bãi xuống lòng kênh không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
“Chúng tôi rất mong các cấp, ngành sớm có biện pháp mạnh tay, tránh tái diễn tình trạng vứt xác gia súc chết ra kênh mương, gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân,” ông Luận bất bình nói
Xã Suối Hai và một số xã lân cận thuộc huyện Ba Vì cũ là một trong những địa bàn chăn nuôi heo lớn tại Hà Nội. Tại các trang trại, số lượng heo được nuôi ước tính lên đến hàng ngàn con. Do vậy, mỗi khi có dịch bệnh, ít nhất cũng có hàng trăm con heo chết và bị người dân “vứt trộm” ra đường.

Theo ghi nhận của báo Lao Động, chiều 12 Tháng Bảy, tình trạng xác heo chết vứt đầy hai bên đường tại xã Suối Hai, thành phố Hà Nội. Trong đó, nhiều xác heo vừa mới được vứt trộm lẫn với những xác heo đã phân hủy gần hết, bốc mùi hôi thối gây ra tình trạng ô nhiễm nặng, khiến người đi đường đều kinh sợ.
Trước tình trạng trên, giới chức địa phương đã tổ chức đi thu gom tiêu hủy. Thế nhưng, việc tiêu hủy lại khiến người dân lo ngại bởi những hố tiêu hủy nằm sát bên đường, người dân qua lại rất đông.
Hơn nữa, chỉ sau khoảng bốn ngày chôn lấp, các hố tiêu hủy xác heo lại có dấu hiệu rò rỉ, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng tập trung, gây ô nhiễm cho cả một vùng.
Nói với báo Lao Động, cô NTT, một hộ chăn nuôi heo tại xã Suối Hai, cho biết tình trạng vứt xác heo chết ra đường ở xã đã diễn ra được khoảng nửa tháng nay, mỗi ngày đều có những bao tải đựng heo chết bị vứt bỏ khắp nơi.
“Đàn heo nhà tôi luôn được chích ngừa, phòng dịch đầy đủ nên đến nay may mắn chưa mắc bệnh. Song hằng ngày đi chợ, tôi chứng kiến người dân vứt xác heo chết ra đường, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh cho đàn heo khỏe của các gia đình khác,” cô T. lo ngại nói.
Xác nhận với báo Lao Động chiều tối 13 Tháng Bảy, ông Nguyễn Bá Chỉ, trưởng thôn Hiệu Lực, xã Suối Hai, cho biết tình trạng người dân vứt heo chết ra đường đã diễn ra một thời gian dài và chính quyền địa phương đã họp về tình trạng này, yêu cầu cán bộ các thôn phải cùng lực lượng thú y tham gia thu gom tiêu hủy.
“Tuy nhiên, việc thu gom không thể xuể, cứ hôm nay đi thu gom, chôn xong thì sáng mai xác heo chết lại xuất hiện ngoài đường. Nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Chúng tôi vô cùng lo ngại,” ông Chỉ ngao ngán nói.

Không chỉ ở Hà Nội, tại Thanh Hóa, từ đầu Tháng Bảy đến nay, cả trăm xác heo chết cũng bị vứt trôi nổi trên kênh Bắc, kênh Bái và các tuyến kênh liên quan, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ông Khương Bá Luận, tổng giám đốc công ty Sông Chu, quản lý hệ thống kênh chính Bái Thượng, cho biết kênh Bắc cùng hệ thống kênh Bái Thượng cung cấp chính nước sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất công nghiệp cho 11 xã, phường của tỉnh Thanh Hóa. Việc xác heo chết bị vứt bừa bãi xuống lòng kênh không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
“Chúng tôi rất mong các cấp, ngành sớm có biện pháp mạnh tay, tránh tái diễn tình trạng vứt xác gia súc chết ra kênh mương, gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân,” ông Luận bất bình nói