🚗 Đổi xe xăng lấy điện – Khi khẩu hiệu đi trước… mạng lưới!
Chúng tôi không chống xe điện.
Chúng tôi cũng không yêu xe xăng.
Chúng tôi đơn giản: chỉ muốn hỏi.
Chúng tôi hỏi mấy câu đơn giản, rất phổ thông:
Các ngài đã tính kỹ chưa?
Giả sử Hà Nội năm 2028 – tất cả xe đều chạy điện:
1,5 triệu ô tô điện, mỗi xe sạc 11 kW.
7 triệu xe máy điện, mỗi xe sạc 1 kW.
Tại giờ cao điểm (19h–20h), 90% số xe cùng sạc.
Tính ra:
Ô tô điện cần 1,5 triệu × 0,9 × 11 = 14.850 MW
Xe máy điện cần 7 triệu × 0,9 × 1 = 6.300 MW
Tổng: 21.150 MW – tức gần 45% công suất phụ tải cực đại cả nước hiện nay!
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (trên sông Đà) có công suất 1.920 MW.
Muốn sạc hết số xe này cùng lúc, phải có ít nhất khoảng [11 cái Sông Đà].
Anh em chúng tôi lại hỏi lần nữa: các ngài tính kỹ chưa?
🔥 Sạc điện giữa mùa hè – Ai chịu trách nhiệm nếu cháy nổ?
🟡 Mùa hè, nhiệt độ đường phố Hà Nội có thể vượt 40°C. Nhiệt độ pin khi sạc dễ vượt 45–50°C, gây thermal runaway (quá nhiệt mất kiểm soát).
🟡 Hệ thống làm mát pin thì hầu như KHÔNG có trên xe máy điện phổ thông.
🟡 Tiêu chuẩn pin?
🟡 Ai kiểm định?
🟡 Ai cấp phép trạm sạc?
🟡 Trách nhiệm khi cháy nổ ai chịu?
🟡 Vẫn chưa thấy một quy định thống nhất từ Bộ Giao thông – Công thương – BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.
⚖️ Cấu trúc nguồn điện Việt Nam hiện nay (ước tính):
✅ Nhiệt điện than: ~46%
✅ Thủy điện: ~28,5%
✅ Khí: ~9,8%
✅ NL tái tạo (gió – mặt trời): ~13,5%
🟡 Nhập khẩu: ~1,5%
🛢 Như vậy, với chính sách lại tuyên bố [đổi xe xăng để bảo vệ môi trường] thì:
🔹 Xăng sạch hơn than, các ngài biết không?
🔹 Phá rừng làm thủy điện, các ngài thấy không?
🔹 Năng lượng tái tạo thì chỉ chiếm 13,5%, mà mùa hè lại trùng lúc… thiếu điện nhất!
📦 Chưa hết, còn cả vấn đề pin thải!
✅ Trung bình 1 xe máy điện cần 3kWh/100km.
✅ Nếu 6 triệu xe chạy 50km/ngày → 9 triệu kWh/ngày.
✅ Nhưng chỉ vài năm nữa sau đợt loại thải pin xe điện cũ vì hư vì chai pin, thì hàng triệu triệu viên pin cũ thải ra, các ngài xử lý kiểu gì?
🪫 Đem chôn? Đem đốt? Hay đợi đời con cháu đi… tái chế?
RỒI:
💸 Chi phí đổi xe – ai chịu - xin nhắc lại ai chịu?
🔷 Chính sách [đổi xe xăng lấy xe điện] mà:
✅ Xe xăng người dân tự bán cho đầu nậu.
✅ Xe điện người dân tự vay ngân hàng mua.
✅ Hạ tầng điện chưa có.
✅ Trạm sạc lổn nhổn ngoài đường, ai cấp phép cũng chẳng rõ.
⛔ Vậy rốt cuộc ai là người được hưởng lợi? Ai?
Trên đây chỉ là vài vấn đề nổi cộm trong vô vàn điều bất cập còn tồn đọng, như: Cháy nổ trong lúc sạc, vì kiểu gì người dân cũng sẽ sạc xe 2 bánh lẫn 4 bánh qua đêm tại nhà của mình. Khi mà triệu triệu người cùng sạc tại trạm sạc quá tải thì đương nhiên họ sẽ chọn cách khác! Đó là tự sạc! Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ cháy nổ cao khủng khiếp khi mà người người nhà nhà đều sạc!
Phải chăng, có một chiến dịch bán hàng mang danh nghĩa… bảo vệ môi trường?
🔷 Nhãn hàng gọi đây là [cách mạng xanh].
🔷 Truyền thông gọi đây là [niềm tự hào công nghiệp Việt].
🔷 Chính sách gọi đây là [định hướng phát triển giao thông bền vững]
🟡 Còn tên thật của nó:
🔷 Một [vở diễn] mà trong đó, truyền thông là đạo cụ, người dân là vai quần chúng – và sự thật thì bị gói lại, ném ra sau hậu trường.
⸻
🎯 Tóm lại:
🟡 Một quốc gia không thể vận hành bằng những giấc mơ… nếu lưới điện còn thủng, pin còn cháy, và truyền thông còn giấu tay ai cầm trống.
🟡 Hãy yêu nước bằng dữ liệu.
Hãy chuyển đổi bằng hiểu biết – không phải bằng… hô khẩu hiệu!
Đm Vượn, 936
Cre: Anh Bánh Bao