Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng


Tuy nhiên chỉ những tập phim sản xuất bởi William Hanna và Joseph Barbera vào thời kỳ 1940-1960 mới được khán giả và các nhà phê bình đánh giá cao còn lại đều là rác rưởi.

Bộ phim 1940-1960 được khen ngợi bởi cách xây dựng tình huống xuất sắc, cá tính của cả Tom và Jerry được khắc họa nổi bật và phần âm nhạc đầy lôi cuốn. Các phiên bản phim sau này về tay của hãng Warner Bros. được cho là không còn giữ được nét cá tính như trước.
Phiên bản gốc Tom và Jerry do William Hanna và Joseph Barbera đã được 13 lần đề cử và 7 lần đoạt giải Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc. Tính đến thời điểm hiện tại, Tom và Jerry vẫn là phim hoạt hình đoạt nhiều giải Oscar nhất. Không chỉ vậy, năm 2000, tác phẩm huyền thoại trên còn được tạp chí Time bầu chọn là một trong những chương trình truyền hình hay nhất mọi thời đại.
Năm 1940, Bộ đôi Tom và Jerry được hình thành từ một nơi có thể gọi là tràn đầy sự tuyệt vọng: bộ phận hoạt hình của MGM, nơi các nhà sáng tạo là Bill Hanna và Joe Barbera làm việc. Họ cố gắng để có thể thành công được như các hãng phim khác, những hãng phim sở hữu các nhân vật nổi tiếng như Heo Porky hay Chuột Mickey.
Buồn chán, hai họa sĩ hoạt hình trẻ chưa tới tuổi 30 bắt đầu nghĩ ra những ý tưởng của riêng mình. Barbera nói ông thích những phim hoạt hình mèo và chuột đơn giản, với xung đột và sự rượt đuổi, dù motif này đã được thực hiện vô số lần trước đó.

Vào năm 1940, họ cho ra mắt bộ phim đầu tiên – “Puss Gets The Boot”. Tác phẩm đầu tay nhanh chóng thành công và giành được đề cử Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất. Mặc dù đây là sản phẩm do hai họa sĩ sáng tạo ra, nhưng tên của họ không hề được ghi ở phần credit phim.
![]() |
Ban đầu, các quản lý bảo rằng hai người đừng quá phụ thuộc vào một tác phẩm. Sự thay đổi trong trái tim của những vị họa sĩ chỉ đến khi họ nhận được lá thư gửi từ một nhân vật có ảnh hưởng trong ngành ở Texas.
Trong thư, người gửi hỏi liệu đến bao giờ cô có thể xem tiếp được “bộ phim hoạt hình mèo và chuột tuyệt vời” ấy.
Jaster và Jinx, hai cái tên ban đầu được công chúng biết đến, đã trở thành Tom và Jerry.

Lúc là bạn, lúc là thù, bộ phim thu hút cả người lớn (Ảnh: Getty Images)
Theo Barbera, vốn dĩ không hề có cuộc thảo luận nào về việc các nhân vật hoàn toàn “không nói” Thế nhưng, vì được lớn lên cùng những bộ phim hài kịch câm của Charlie Chaplin, nên các nhà sáng tạo hiểu rõ rằng chẳng cần lời thoại, họ vẫn có thể khiến bộ phim trở nên hài hước. Âm nhạc được sáng tác bởi Scott Bradley đã nhấn mạnh mọi hành động. Nài ra, một điều đặc biệt đó là tiếng hét của Tom được thể hiện bởi chính Hanna.
Mỗi tập phim là một bản giao hưởng
Cũng giống đa số các bộ phim hoạt hình được sản xuất trong những năm 1930s, 1940s, “Tom & Jerry” không thật sự có một lời thoại hay cuộc trò chuyện nào trong phim. Như đông đảo khán giả cũng đã biết, bộ phim kể về cuộc rượt đuổi không có hồi kết giữa chú mèo Tom và chú chuột Jerry. Ý tưởng mới đầu tưởng chừng vô cùng đơn giản và hiển nhiên như thế lại thu hút khán giả ngay từ những tập phim đầu tiên và khiến nhà phân phối lúc đó của bộ phim là Metro-Goldwyn-Mayer (hay MGM) cũng phải bất ngờ.

Mỗi tập phim của “Tom & Jerry” là một bản giao hưởng với giao điệu hoàn toàn khác nhau, thay đổi tiết tấu liên tục theo nội dung phim.
Mỗi tập phim mở đầu bằng một đoạn nhạc giao hưởng sôi động, sau đó âm nhạc cũng chính là thứ thay thế cho gần như toàn bộ lời thoại của bộ phim. Phim diễn biến đến đâu, phần nhạc nền được thể hiện tương ứng đến đó. Tiết tấu nhanh hay chậm, du dương hay dồn dập của nhạc nền kết hợp với hành động và nét mặt của nhân vật trong phim báo hiệu cho khán giả mạch cảm xúc của bộ phim trong từng phân cảnh.
Đặc biệt, phần nhạc nền ấy dường như luôn kéo dài từ đầu đến cuối một tập phim, không dừng lại để nhường chỗ cho những âm thanh khác. Mà ngược lại, những tiếng động trong phim được lồng ghép khéo léo vào trong nhạc phim . Nói cách khác, với mỗi tập phim, khán giả không chỉ được xem một tập phim hoạt hình dài từ 6 đến 10 phút mà còn được thưởng thức một bản giao hưởng có tiết tấu thay đổi liên tục theo tình tiết phim với độ dài tương tự. Đó chính là điểm then chốt không kém phần quan trọng làm nên thành công của “Tom & Jerry”.
Người đứng sau phần nhạc nền của “Tom & Jerry”
Scott Bradley chính là cha đẻ của loạt track nhạc nền dành cho những tập phim đầu tiên của “Tom & Jerry”. Ông cũng là người soạn nhạc nhiều nhất cho series này khi đã thực hiện nhạc nền cho 113 tập phim do William Hanna và Joseph Barbera viết kịch bản từ năm 1940 đến năm 1958. Để làm nên phần âm nhạc kịch tính và bất hủ của loạt phim, nhà soạn nhạc người Mỹ đã hòa trộn nhiều thể loại âm nhạc như Jazz, giao hưởng thính phòng, Pop… lại với nhau sao cho phù hợp với tình tiết trong phim.

Scott Bradley là nhạc sĩ đứng sau phần nhạc nền trong 113 tập phim đầu tiên của “Tom & Jerry”.
Ngoài “Tom & Jerry”, Scott Bradley còn đứng sau phần nhạc phim của nhiều bộ phim hoạt hình khác thuộc hãng MGM như 24 tập phim “Droopy”, 26 tập phim “Barney Bear”, 5 tập “Screwy Squirrel”, 4 tập “George & Junior” và nhiều phim ngắn khác. Lần cuối cùng ông sáng tác cho “Tom & Jerry” là vào năm 1992 trong phiên bản phim điện ảnh “Tom & Jerry: The Movie”. Những năm gần đây, Scott tập trung phụ trách phần nhạc gốc cho loạt trò chơi điện tử “Five Nights At Candy’s” và bộ phim truyền hình nhiều tập “Flamedeck Insanity”.
Trong thập kỷ tiếp theo, Hanna và Barbera giám sát việc sản xuất hơn 100 tập phim ngắn. Mỗi tập mất vài tuần để thực hiện, với chi phí sản xuất lên tới 50.000 đô la. Vì lý do này mà mỗi năm chỉ có thể làm ra được vài tập phim.
Những tập phim Tom và Jerry thời kì này gần như được coi là đỉnh nhất, với phần hoạt họa hoàn toàn vẽ bằng tay và phông nền chi tiết. Bộ phim đã giúp họ giành được bảy giải Oscar, nhận nhiều vai khách mời trong các bộ phim truyện Hollywood.

Jerry nhảy cùng Gene Kelly trong một cảnh nhạc của bộ phim Anchors Aweigh năm 1945 (Ảnh: Alamy)

Bộ đôi cũng xuất hiện cùng nữ diễn viên/vận động viên Esther Williams trong bộ phim Dangerous When Wet năm 1953 (Ảnh: Getty Images)
"Tôi cá là dù bạn xem những tập phim này khi còn nhỏ, hay là mới chỉ thấy vào thời đại này, bạn cũng khó mà đoán được chúng được làm ra từ khi nào", Jerry Beck, một nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình từng đảm nhiệm nhiều vai trò trong ngành công nghiệp này cho hay.
“Có một điều ta cần nhớ về phim hoạt hình: nó tươi trẻ mãi mãi chẳng hề phai” – nhà nghiên cứu nói –“Một bức vẽ là một bức vẽ, cũng giống như bạn đi xem tranh thôi. Phải, có thể ta biết bức tranh ấy được tạo ra từ những năm 1800 hay thậm chí là 1700, nhưng điều đó chẳng thành vấn đề, nó vẫn tạo được sức hút với bạn đến tận ngày hôm nay”.
"Phim hoạt hình cũng như vậy. Qua thời gian, chúng tôi hiểu rằng chúng thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, chứ không phải mấy trò giải trí rẻ tiền”.
Khi nhà sản xuất Fred Quimby nghỉ hưu vào giữa những năm 1950, Hanna và Barbera tiếp quản bộ phận hoạt hình của MGM trong thời điểm ngân sách bị cắt giảm. Hai ông chủ studio, bị đe dọa bởi sự phổ biến ngày càng tăng của truyền hình, nhận ra họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách phát hành lại những tập phim cũ.
Vào năm 1957, khi bộ phận hoạt hình bị đóng cửa, Hanna và Barbera đã thành lập công ty sản xuất của riêng họ.
Vài năm sau, MGM quyết định hồi sinh Tom và Jerry, nhưng không có sự tham gia của những người sáng tạo ban đầu. Năm 1961, họ thuê một studio ở Prague để tiết kiệm chi phí. Nhà làm phim hoạt hình gốc Chica, Gene Deitch được giao nhiệm vụ làm lại bộ phim. Ông đã phải vật lộn với ngân sách eo hẹp cùng đội ngũ nhân viên không biết chút gì về bản gốc.
"Vì Bức Màn Sắt nên các họa sĩ hoạt hình trong studio ở Prague chưa bao giờ xem Tom và Jerry", Deitch nói với Radio.cz trong một cuộc phỏng vấn sau này.
Chính Deitch cũng biết, là người đầu tiên tiến hành thực hiện nối tiếp một tác phẩm kinh điển, ông sẽ phải gánh chịu sự phẫn nộ từ người hâm mộ. 13 tập phim ông thực hiện thường được biết đến là 13 tập tệ nhất. Trong các cuộc phỏng vấn, Deitch cũng thành thật thừa nhận về tiếng xấu của những tập phim này. Ông tiết lộ bản thân còn từng bị dọa giết chỉ vì những tập phim kia.