1. Trước tiên, chúng mày phải hiểu, sự phân chia các đơn vị hành chính được xây dựng như thế nào. Thời phong kiến, cũng chia ra các đơn vị hành chính khác nhau, nhưng ko chuẩn. Đến thời Pháp thuộc, người Pháp (với tư duy quản lý hành chính của châu Âu) đã phân chia lại địa giới hành chính theo cả địa lý và ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH/SINH HOẠT TỪNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ. Điều này giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý.
Sự phân chia của người Pháp chuẩn đến nỗi, trước kia mấy thằng + sản định ghép tỉnh tùm lum tà la: Hà Nam+ Nam định+ Ninh bình = Hà Nam Ninh v.v... để tinh giảm bộ máy. Nhưng sau đó ngậm ngùi chia lại đúng hệt như người Pháp, do 1 phần xung đột giữa các vùng miền, gây nên chuyện bè phái, địa phương chủ nghĩa... Vụ HN+Hà tây, sau này tính sau.
Do vậy, chúng mày phải mặc định là Người địa phương nào cũng sẽ có những đặc điểm riêng về tính cách vùng miền (chưa nói đến tốt hay xấu), và những tính cách này đã được nghiên cứu từ lâu rồi.
2. Tính cách này được hình thành và phát triển trong 1 thời gian dài, ngấm dần, chứ ko ai dạy đc.
+ Đứa trẻ con trong bữa cơm gia đình sẽ nghe bố mẹ nói chuyện với nhau ===>ngấm vào đầu 1 cách vô thức
+ Vẫn đứa trẻ con đó đến trường học, nó thấy các bạn nó cư xử với nhau ===> ngấm vào đầu
+ Về nhà chơi với các em nó, nó vô tư truyền lại cách cư xử ấy cho em nó
+ Lớn lên, lấy vợ/chồng, sinh con ===> truyền lại cho con.
Hàng chục, hàng trăm năm, cách cư xử như vậy trở thành đặc tính của mỗi vùng miền. Nếu Đứa trẻ (trong ví dụ trên) cứ sống mãi ở quê nó===> sẽ ko sao, vì nó giống hệt như những đứa khác mà thôi. Nhưng nếu nó rời xa quê nhà, lên sống ở 1 vùng khác, nơi giao thoa của nhiều văn hóa/phong cách sống khác nhau, thì đặc tính vùng miền trong nó sẽ bộc lộ ra, tạo nên sự khác biệt (tốt hoặc xấu) với những người xung quanh, và được/bị nhận ra.
3. Tao sẽ ví dụ cụ thể để chúng mày có thể hình dung. Giả tưởng 1 bà mẹ, đi chợ bán rau. 1 người mua hàng trả nhầm bà ấy tờ 500k thay vì tờ 20K (do cùng màu xanh giống nhau). Trong bữa cơm tối, bà mà nói chuyện với ông chồng:
+ Vùng A: " Tôi thấy mụ ấy trả nhầm tiền, thế là đi về luôn. Bán buôn cả ngày đâu lãi đc 500K. Đi một đoạn, thấy mụ ấy gọi ơi ới, tôi giả như không nghe thấy, cứ cắm đầu đi. Qua hàng thịt, mua cho ông 100k lòng lợn uống rượu và cả nhà liên hoan luôn. Mụ kia sơ ý, mất tiền, kêu chi"
+ Vùng B: " Lúc chiều, mụ kia quay lại hỏi, tôi trả lại mụ ấy rồi"
+Vùng C: "Lúc tôi phát hiện ra, mụ ấy đi mất rồi. Chờ đến chiều vẫn không thấy quay lại. Mai tôi lại ra ngồi bán hàng chỗ đó, chờ xem mụ ấy có quay lại không, trả cho người ta"
Những đứa con ngồi ăn cơm cùng, sẽ ngấm 1 cách vô thức cách cư xử của bố mẹ. Nó coi như vậy là đúng, rồi mang đi khắp cuộc đời, truyền cho bạn bè, con cái sau này. Lâu dài tạo nên tính cách vùng miền.