Cõi Mộng
Con Chym bản Đôn
Vậy giờ tôi sẽ giải thích đơn giản nhất về tâm nhé. Như bạn đề cập ở trên, dạo này bạn cảm thấy bạn đã có những sự thuần thục nhất định trong phương diện quán Thân-Thọ => vậy khi bạn quán Thân-Thọ bạn dùng gì để nhận biết những trạng thái Từ Thân và Thọ, nắm biết được rõ nó chuyển sự quán sát ngược về nó là bạn đang quán sát Tâm. Thực ra tôi khuyên bạn nếu chuyên về thực hành thì cứ tiếp tục những cái bạn đang quen thuộc, còn nếu để trải nghiệm/thực chứng và mở mang thêm sự hiểu biết thâm sâu "Về mặt lí niệm" thì mới đi sang thực hành những cái khác. Vì phần quán Tâm nó rất là bao quát nhưng lại là 1 trong những trụ cột khó nắm bắt nếu không có sự huân tập sâu dày từ trước.nói thật với bạn , nếu tôi trả lời bạn Pháp là gì thì cũng chỉ là những gì tôi đọc được trong kinh điển mà ra. Lớp t đang học cũng chưa dạy chi tiết đến quán tâm và quán pháp. Càng đọc t càng khó hình dung, ko biết nên hiểu ra sao. Bạn là người đã đi trước tôi rất nhiều năm, còn tôi mời từ cuối năm ngoái sau khi thực hành thiền định được một thời gian lâu trước đó.
Có thể bạn ko cần phải định nghĩa rõ ràng, bạn cứ chỉ dẫn trong lúc thực hành quán tâm ra sao, tôi nhìn vào hướng dẫn thực hành thực tế là có thể HÌNH DUNG được phần nào đó, rồi lấy đó là cơ sở để khám phá thêm.
Bạn cứ nói những gì bạn biết về tâm và pháp. Trò chuyện vs nhau đã lâu nên tôi cũng hiểu kiến thức mà bạn truyền đạt mà.
Về Pháp, theo trải nghiệm thực tế của bản thân, Pháp là tất cả các sự việc diễn ra bên trong và bên ngoài thân thể chúng ta; có thể được chúng ta nhận biết có chủ đích hoặc không chủ đích/hoặc không nhận biết bằng 6 lĩnh vực giác cảm tự thân do có sự chướng ngại ngăn che từ hữu hình đến vô hình/vật lí, hay khái niệm (nhưng nó vẫn diễn ra). Bản thân Pháp không có sự thiên lệch về hai cực chánh hay tà mà chỉ là sự vận hành bởi các điều kiện yếu tố tác động khế hợp với sự định hình thói quen phân biệt của 6 lĩnh vực giác cảm trên của chính bản thân người cảm nhận nó => nếu bạn cảm nhận được những gì tôi đang miêu tả bạn sẽ thấy được mối dây liên kết từ cmt này (một pháp) với Bát Nhã Tâm kinh. Và khi bạn càng quán sát Pháp với sự nhận biết bằng 6 lĩnh vực giác cảm tự thân mà ở đó chỉ thuần sự quán sát không chen vào sự định hình được thành lập bởi thói quen phân biệt trong suốt quá trình sống hiện đời nói riêng bạn sẽ Tự Tại như vị được gọi là Quán Tự Tại kia.
Trở về hiện thực, như đã miêu tả Pháp là tất cả các sự vật diễn hiện trong lẫn ngoài thân, có hay không có sự nhận biết của bạn/tôi/tất cả chúng ta nó vẫn diễn hiện như thế => vì thế nó rất rộng lớn. Và tùy thuộc vào các cửa giác cảm tự thân mà ta cảm được chúng, vì thế để cho dễ dàng ta sẽ phân Pháp ra 6 lĩnh vực phù hợp với 6 cửa giác quan: Sắc tượng, Thanh âm, Hương loại, Vị cảm, Xúc chạm, Các Khái Niệm/ảnh tượng/tiếng vọng hiển hiện trong tâm trí mà không có hình tướng thực thể cảm nhận bằng 5 giác quan còn lại....
Cho nên thực ra khi bạn quán Thân hay Thọ thực tế cũng là bạn đang quán Pháp đấy, và quán Tâm cũng thế. Hay nói chính xác tứ niệm xứ là sự cô đọng xúc tích đơn giản dễ hiểu nhất để một hành giả thực hành khi chưa tìm hiểu đủ sâu về các Pháp được triển khai mở rộng trong các bộ kinh điển.
Vẫn như cũ, nếu bạn muốn thực hành để có thể nhanh chóng thành tựu được gì đó nên thực hành cái đã thuần thục, nếu muốn mở mang và thâm nhập thêm sâu vào kho tàng giáo lí của Đức Gotama thì hãy nghĩ đến chuyện tìm hiểu thêm cái khác.