tungdo5205
Địt mẹ đau lòng

Xe máy xăng gây ô nhiễm không khí cho Hà Nội như thế nào
Kết quả nghiên cứu công bố năm 2023 cho thấy phát thải khí CO của xe máy chiếm 87%, bụi mịn 66%, là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong giao thông ở Hà Nôi.Thống kê của Sở Giao thông Vận tải (nay là Sở Xây dựng), đến hết năm 2024 Hà Nội có trên 9,2 triệu phương tiện đang hoạt động, chưa bao gồm xe của cơ quan trung ương. Trong đó thành phố đang quản lý 1,1 triệu ôtô, hơn 6,9 triệu xe máy. Ngoài ra, còn khoảng 1,2 triệu ôtô, xe máy cá nhân từ các tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) TP Hà Nội, hoạt động giao thông là một trong 5 nguồn gây ô nhiễm không khí. Các chỉ số ô nhiễm phổ biến gồm: Bụi mịn PM 2.5, bụi PM 10, dioxit nito (NO2), dioxit lưu huỳnh (SO2), carbon monoxide (CO), ozone mặt đất (O3).

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, tháng 11/2023. Ảnh: Ngọc Thành
Để đánh giá mỗi loại phương tiện gây ô nhiễm thế nào, nhóm tác giả Ngô Quang Khôi và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài quốc gia (chủ trì là PGS.TS Hoàng Anh Lê, tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội) khung mô hình phân tán quy mô đường phố của ô nhiễm không khí do giao thông đường bộ tại Hà Nội.
Nghiên cứu được công bố năm 2023, sử dụng dữ liệu đếm phương tiện từ các dự án trước đó của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), UBND TP Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải. Dữ liệu ô nhiễm không khí được lấy từ 10 trạm quan trắc ven các tuyến đường do Chi Cục Bảo vệ môi trường Hà Nội quản lý gồm: Trung Yên, Minh Khai, Hàng Đậu, Hoàn Kiếm, Kim Liên, Mỹ Đình, Phạm Văn Đồng, Thành Công, Kim Mai, Tây Mỗ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với CO, phát thải của xe máy chạy nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) đóng góp 87%. Tỷ lệ này chỉ giảm xuống dưới 80% vào thời gian từ 22h đến 5h, trong khi ôtô đóng góp 9%. Với thông số bụi PM nói chung, nghiên cứu chỉ ra xe máy vẫn đóng góp nhiều nhất với 66%, ôtô 13%.

Mức độ ô nhiễm không khí xung quanh các tuyến vành đai ở Hà Nội. Nguồn: PGS.TS Hoàng Anh Lê
không đủ để Thủ đô đạt được PM 2.5 ở mức quy chuẩn quốc gia một cách hiệu quả.

Phần lớn phương tiện lưu thông ở Thủ đô là xe xăng. Ảnh: Giang Huy
"Các chính sách tập trung vào riêng Hà Nội có thể giảm mức PM2.5 xung quanh vào năm 2030 không quá 20%, xuống còn khoảng 48 μg/m3, vẫn gần gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia", WB khuyến cáo và cho rằng phần lớn ô nhiễm đến từ bên ngoài Hà Nội, do đó hành động phối hợp với các tỉnh lân cận là không thể thiếu để cải thiện hiệu quả chất lượng không khí ở Hà Nội.
Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, ngày 12/7, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 20, trong đó yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn xe môtô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong vành đai 1.
Từ ngày 1/1/2028, ngoài cấm xe môtô, xe gắn máy chạy xăng dầu, ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong khu vực vành đai 1 và vành đai 2; đến năm 2030 áp dụng với toàn bộ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi vành đai 3.