Nói chung giai đoạn này tranh tối tranh sáng, bất cứ gió thổi cỏ lay nào cũng khiến người ta suy thần đoán quỷ rồi vẽ ra đủ thứ hết.
Là nó đây hả:
Tôi đã có status về bức ảnh cô gái Bành Lệ Viện khi còn là sinh viên nhạc viện Bắc Kinh ngồi trên giang sơn của họa sĩ sơn dầu Cận Thượng Nghị và bình luận rằng người họa sĩ này có con mắt nhìn ra cô sẽ là mẫu nghi thiên hạ. Thật ra câu chuyện có phần ly kỳ hơn nhiều. Thật là thiếu sót khi đã kể rất nhiều về các câu chuyện tình của chủ tịch Tập mà quên cô gái trẻ xinh đẹp tài năng người Sơn Đông này. Liệu bông hoa kia có thật đến với chủ tịch Tập là mối tình đầu không? Hôm nay xin kể về câu chuyện tình của nàng.
Câu chuyện bắt đầu từ Năm 1980, tại Cáp Nhĩ Tân, làn gió xuân thổi qua sông Tùng Hoa. Trình Chí từ Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị đã quy tụ hai tài năng trẻ Bành Lệ Viện và La Kiến. Bành Lệ Viện, khi đó 18 tuổi, đến từ Hà Trạch, Sơn Đông. Với những nốt cao trong trẻo và sự nổi tiếng của "Trên cánh đồng hy vọng", cô đã trở thành một ngôi sao đang lên trong thế giới âm nhạc. La Kiến, 25 tuổi, người gốc Cáp Nhĩ Tân, là một nhạc sĩ trẻ của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị. Anh giỏi chơi piano và hòa âm, đôi lông mày của anh cho thấy khí chất tao nhã của một nghệ sĩ. Hai người gặp nhau vì sự hợp tác của họ trong một bài hát quân đội. Trong buổi tập, La Kiện đã chơi "Dạ khúc “( Nocturne, cái này phải nhờ bạn Trần Mứt giải thích hộ) của Chopin cho Bành Lệ Viện. Cô ngân nga nhẹ nhàng, những nốt nhạc chảy giữa các phím đàn và tiếng hát, và không khí tràn ngập những tia lửa mơ hồ.
Tình yêu của họ nhanh chóng nóng lên. La Kiện thường mua một bó hoa dại cho Bành Lệ Viện trên phố Trung tâm Cáp Nhĩ Tân, cùng cô đi dọc bờ sông và chia sẻ ước mơ âm nhạc của họ. Bành Lệ Viện từng nói với nụ cười đầy hạnh phúc:
"Cáp Nhĩ Tân khi đó lạnh như hầm băng vào mùa đông, nhưng có người đi cùng, trái tim em ấm áp như mùa xuân".
Vào những ngày cuối tuần, họ ở trong căn hộ nhỏ ấm cúng chật chội của La Kiện , nấu một nồi bánh bao kiểu Đông Bắc và vừa ăn vừa nói về những kế hoạch biểu diễn trong tương lai. La Kiện đã viết một bài hát tình yêu dành riêng cho Bành Lệ Viện. Mặc dù lời bài hát chưa được công khai, nhưng theo những người trong cuộc, bài hát tràn ngập lời khen ngợi về giọng hát và nụ cười của cô. Mỗi khi Bành Lệ Viện biểu diễn, La Kiện luôn lặng lẽ theo dõi từ hàng ghế khán giả, và sau buổi biểu diễn, chàng thường tặng nàng một tách trà gừng nóng và luôn nhắc nàng nhớ bảo vệ cổ họng của mình. Bạn bè nói rằng cặp đôi này đơn giản là một cặp trời sinh, âm nhạc và tình yêu hòa quyện hoàn hảo vào nhau.
Vào cuối năm 1980, hai người kết hôn tại Cáp Nhĩ Tân theo cách giản dị. Không có lễ cưới hoành tráng. Chỉ có một vài người thân và bạn bè được mời đến dự tiệc chiêu đãi đơn giản tại căng tin của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị. Bành Lệ Viện mặc một chiếc áo len đỏ, trong khi La Kiện mặc một bộ quân phục chỉnh tề. Họ nâng ly cùng mọi người với nụ cười chúc phúc cho tương lai.
Mặc dù cuộc hôn nhân của họ ngắn ngủi, nhưng lại tràn ngập những chi tiết ấm áp: La Kiện (ở Trung Quốc bây giờ con trai phải biết nấu ăn và chăm sóc cho bạn gái hay vợ) nấu một bát cháo táo đỏ cho Bành Lệ Viện mỗi sáng, sợ nàng sẽ mệt mỏi vì diễn. Còn thì Bành Lệ Viện thường lặng lẽ khoác áo cho La Kiện khi chàng đang sáng tác, sợ bị cảm lạnh vì thức khuya. Khoảng thời gian yêu đương như vậy khiến những người xung quanh phải ghen tị. Tuy nhiên, bước ngoặt của số phận đã đến một cách lặng lẽ.
Mùa hè năm 1981, Bành Lệ Viện và La Kiện vẫn đang trong thời kỳ trăng mật, nhưng La Kiện tình cờ gặp Vương Ân Khánh , một thầy bói được nhiều người trên phố Cáp Nhĩ Tân sùng bái. Theo Hà Tân và Lê Tinh nói về người đàn ông kỳ lạ Vương Ân Khánh : Vương Ân Khánh là một nhân vật bí ẩn, được gọi là "bán Tiên", có thể dự đoán tương lai, những bói toán của ông luôn chính xác. Lúc đầu, La Kiện chế giễu bói toán, nhưng bạn của chàng đã nhiệt tình giới thiệu , nói rằng Vương Ân Khánh đã dự đoán chính xác vận rủi của phó thị trưởng Ngũ Đại Liên Trì. La Kiện, nửa tin nửa ngờ, đã lấy ngày sinh của Bành Lệ Viện để tìm Vương Ân Khánh và hỏi về triển vọng kết hôn.
Vương Ân Khánh nheo mắt, xem xét và ngẫm nghĩ tử vi này hồi lâu, đột nhiên sắc mặt biến đổi, thấp giọng nói:
"Nữ nhân này có số mệnh phi phàm . Tử khí đông lại (khí tím từ phía đông lại). Nhất định sẽ là mẫu nghi thiên hạ. Quí bất khả ngôn!"
La Kiện sửng sốt hỏi:
"Mẫu nghi thiên hạ ? Chẳng lẽ cô ta sẽ là đại Hồng đại Tử sao?"
Vương Ân Khánh lắc đầu, trịnh trọng nói:
"Không phải, nàng sẽ gả vào một gia tộc quyền quí , trở thành mẫu quốc, phụ tá Long đình. Nếu ngươi nhất quyết ở lại bên nàng, có thể sẽ cản trở vận mệnh của nàng, tổn thương vận mệnh của chính mình."
Nghe nói Vương Ân Khánh tiên đoán Bành Lệ Viện sẽ gặp được một quí nhân ở phương Nam, hôn nhân của nàng sẽ lại nở rộ, đạt được vinh quang vô thượng. La Kiện nghe vậy thì có chút hoang mang. Chàng vô cùng yêu Bành Lệ Viện, nhưng lời tiên đoán của Vương Ân Khánh lại như nhát dao đâm vào tim chàng , khiến chàng bắt đầu phải suy nghĩ về cuộc hôn nhân này.
Sau khi trở về nhà, La Kiện cả đêm không ngủ được. Bành Lệ Viện nhận ra sự bất thường của chồng, nàng nhẹ nhàng hỏi:
"Gần đây sao anh lo lắng thế?"
La Kiện gượng cười, chỉ nói là công việc áp lực lớn, không nhắc đến chuyện xem bói. Những ngày sau đó, anh bắt đầu quan sát từng động tác của Bành Lệ Viện, cô ấy thật rạng rỡ khi biểu diễn, bắt tay với các lãnh đạo cấp cao thì điềm tĩnh, hào phóng, như thể thực sự có "tử khí từ phương Đông truyền đến" như Vương Ân Khánh đã nói. La Kiện dần tin rằng tương lai của Bành Lệ Viện đã vượt xa sân khấu của một ca sĩ, và chàng, một nhạc sĩ bình thường, có lẽ không thể sánh được với vận mệnh của cô. Bạn bè nhớ lại, La Kiện từng thở dài và nói thầm:
"Ta yêu nàng biết chừng nào, nhưng ta sẽ không muốn trở thành chướng ngại trong cuộc sống của nàng".
….
Còn nữa kỳ sau sẽ viết tiếp chuyện chàng phi công trẻ của phu nhân Bành và vụ phá thai ngoài ý muốn.
( theo trang của FBker Nguyễn Tuấn)
Phần tiếp theo và hết. Nếu bạn nào quí mến tôn sùng lãnh đạo Trung Quốc không nên đọc sợ bị phát rồ mất. Lời khuyên là nên đọc nhân dân nhật báo của Trung Quốc.
Mùa thu năm 1981, La Kiện cuối cùng cũng hạ quyết tâm, đệ đơn ly hôn Bành Lệ Viện. Bành Lệ Viện sửng sốt, nước mắt lưng tròng nàng hỏi:
"Chúng ta không phải vẫn đang sống tốt sao? Sao đột nhiên anh lại làm thế?"
La Kiện nén nỗi đau trong lòng, nói:
"Anh không xứng đáng với tương lai của em, em xứng đáng được tốt hơn."
Chàng không dám nhắc đến lời bói toán của Vương Ân Khánh , chỉ nhẹ nhàng ôm nàng vào lòng và âu yếm nói :
"Lệ Viện, con đường của em còn xa lắm, anh sẽ mãi mãi chúc phúc cho em."
Bành Lệ Viện cố gắng níu kéo lấy chàng, nhưng La Kiện vẫn kiên quyết, cuối cùng hai người cũng chia tay trong hòa bình. Nghe nói thỏa thuận ly hôn đơn giản đến lạ thường. La Kiện không đòi hỏi bất kỳ tài sản nào, chỉ lấy đi một chiếc đàn piano và một số bản nhạc.
Sau khi ly hôn, Bành Lệ Viện trở về Sơn Đông và tập trung vào sự nghiệp ca hát. Cô gặp Tập Cận Bình trong một buổi biểu diễn ở Hạ Môn năm 1986. Hai người kết hôn năm 1987 và sinh con gái Tập Minh Trạch năm 1992. Con đường trở thành "Mẫu nghi thiên hạ" của Bành Lệ Viện lại trùng khớp một cách đáng ngạc nhiên với dự đoán của Vương Ân Khánh.
La Kiện chọn cách ẩn mình khỏi công chúng và tiếp tục sáng tác nhạc ở Cáp Nhĩ Tân. Chàng không bao giờ tái hôn. Một người bạn tiết lộ rằng thỉnh thoảng chàng sẽ ngân nga một bản tình ca chưa xuất bản mà chàng viết cho Bành Lệ Viện bên cây đàn piano, với sự dịu dàng và tiếc nuối trong ánh mắt.
Tình yêu giữa Bành Lệ Viện và La Kiện là một bản nhạc ngắn nhưng rất cảm động. Những chi tiết về tình yêu của họ như hoa dại bên bờ sông, cháo táo đỏ vào những đêm đông, trà gừng dưới sân khấu, phác họa một bức tranh ấm áp, nhưng nó đã kết thúc đột ngột vì lời tiên tri "Mẫu nghi thiên hạ" của Vương Ân Khánh. Sự buông tay quyết đoán của La Kiện vừa là sự hy sinh của tình yêu vừa là sự hoàn thành của số phận Bành Lệ Viện trở thành đệ nhất phu nhân, khẳng định siêu năng lực bí ẩn của Vương Ân Khánh, trong khi sự rút lui của La Kiện để lại một sự tiếc nuối.
Câu chuyện vẫn chưa hết. Sự nghiệp ca hát của Bành Lệ Viện đang trên đà phát triển và cuộc sống của nàng dường như hoàn hảo. Tuy nhiên, sự bình yên của cuộc hôn nhân đã bị phá vỡ . Tập Cận Bình ngoại tình với một người phụ nữ bí ẩn tên là Mộng Tuyết. Mộng Tuyết rất trẻ và xinh đẹp trong giới nghệ thuật, nàng đã gặp Tập Cận Bình tại một sự kiện không công khai và có mối quan hệ mơ hồ với chàng. Khi Bành Lệ Viện biết được chuyện này, nàng đã rất đau lòng, tức giận cảm thấy rất nhục nhã và quyết định trả thù theo cách của riêng mình.
Năm 1989, La Kiện giới thiệu Bành Lệ Viện với Chu Chi Tùng từ Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân. Chu Chi Tùng kém Bành Lệ Viện 7 tuổi, rất lịch lãm, ăn nói lưu loát. Bành Lệ Viện rất hợp với cậu phi công này, bởi bị thu hút bởi tài năng. Cảm giác phản bội sâu sắc của nàng đối với Tập Cận Bình đã khiến Bành Lệ Viện nảy sinh ý định trả thù. Mối quan hệ của họ nhanh chóng trở nên nồng nhiệt. Người ta nói rằng trong một cuộc gặp gỡ bí mật ở Cáp Nhĩ Tân, tình cảm của Bành Lệ Viện và Chu Chi Tùng đã vượt ra ngoài tình bạn thông thường. Chu Chi Tùng đã sắp xếp một buổi hòa nhạc riêng cho Bành Lệ Viện , và nàng đã hát với phần đệm đàn piano, nhưng có một chút cảm xúc phức tạp trong đôi mắt của nàng.
Năm 1990, Bành Lệ Viện phát hiện ra rằng nàng đã mang thai, điều này khiến nàng rơi vào mâu thuẫn sâu sắc bởi vì đứa trẻ là của Chu Chi Tùng, nên không thể tồn tại dưới chính danh hôn nhân công khai của nàng. Cuối cùng, nàng đã chọn phá thai bí mật và chịu đựng chấn thương kép về thể xác và tinh thần một mình. Theo những người trong cuộc, ca phẫu thuật được thực hiện tại một bệnh viện ở Thượng Hải và được bảo mật tuyệt đối. Chu Chi Tùng ở bên cạnh cô ấy và lặng lẽ bảo vệ cô ấy.
Vụ phá thai của Bành Lệ Viện không hoàn toàn che đậy được mối tình cấm kỵ này. Chu Chi Tùng có mối quan hệ thân thiết với Tập Cận Bình và được coi là "tay chân của Tập Cận Bình ". Sự nghiệp của chàng phi công này được hưởng lợi từ mạng lưới những người ở Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân bao gồm Mã Hưng Thụy, La Kiện và những người khác. Tuy nhiên, mối tình này đã trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sự nghiệp của Chu Chi Tùng.
Năm 2019, Chu Chí Tùng được thăng chức Phó bí thư Thượng Hải kiêm Phó chủ nhiệm Khu mới Lâm cảng Tân phiến. Bề ngoài thì vinh quang nhưng thực chất lại đầy rẫy nguy hiểm. Chu Chi Tùng được coi là cấp dưới của Trần Ân, thư ký của Ứng Dũng một người thân tín của Tập Cận Bình . Sự mất tích của Trần Ân được coi là màn dạo đầu cho vụ bắt giữ Ứng Dũng. Bối cảnh "Băng đảng Cáp Nhĩ Tân" và mối quan hệ bí mật của Chu Chi Tùng với Bành Lệ Viện khiến ông trở thành mục tiêu của cuộc đấu tranh chính trị.
Năm 2025, Chu Chi Tùng bị điều tra tham nhũng tại Học viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Thượng Hải. Có tin đồn rằng sự sụp đổ của ông không phải vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến mối quan hệ trong quá khứ với Bành Lệ Viện .
Câu chuyện tình cảm này lại liên quan đến chính trị. Chủ tịch Tập là con người nhìn bề ngoài rất nín nhịn nhưng bên trong ông đầy tính giang hồ của thế hệ Hồng Nhị Đại. Theo Lý Trường Xuân, Tập Cận Bình đã mang đôi dao vào học viện âm nhạc đánh ghen với Kim Thiết Lâm thầy giáo thanh nhạc của Bành Lệ Viện. Dù là hoàng đế, tổng bí thư chủ tịch nước cũng có những điểm yếu cá nhân nhất định. Nắm được yếu điểm này phó chủ tịch quân ủy Trương Hữu Hiệp đã thông báo sự việc cho chủ tịch Tập. Theo tin đồn ngoài vỉa hè của xứ Tầu , trước hội nghị trung ương 3 năm ngoái chủ tịch Tập đã bị đột quị vì chuyện vợ ngoại tình và quyền hành Quân ủy đã thuộc về Trương Hựu Hiệp.
Có hai thông tin dưới đây,
Một là “Băng đảng Cáp Nhĩ Tân", La Kiện cùng với Lý Xuân Thành, Mã Hưng Thụy và những người khác thông qua Đoàn Ca múa của Tổng cục Chính trị, thành lập một nhóm lợi ích với Bành Lệ Viện là hạt nhân.
Hai là Bành Lệ Viện Chu Chi Tùng có quan hệ với nhau để hạ bệ Chung Thiệu Quân! Chung Thiệu Quân là viên tướng thân cận Tập Cận Bình Chánh văn phòng quân ủy biết chuyện nhưng không báo cáo.
Thôi ráng chờ đến ngày 24/8/2025 nghe nói hội nghị trung ương bốn họp.
Nếu bạn nào thích tôi sẽ viết riêng về thầy bói Vương Ân Khánh.