Bạn có phải là người yêu nước ?

TrienChjeu

Nam Hiệp
Thế nào là yêu nước và chúng ta có phải là 1 người yêu nước hay ko? Hôm nay t sẽ thử phân tích về vấn đề này

1-Định nghĩa
Theo Wiki:

Chủ nghĩa yêu nước (hay chủ nghĩa ái quốc, hay lòng yêu nước, hay tinh thần yêu nước) là cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu thương, tích cực về quê hương, đất nước hay cội nguồn của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thông thường thì khái niệm này gắn với khái niệm quốc gia. Nó gồm những quan điểm như niềm tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn được cống hiến hết mình cho quê hương đất nước. Ở Việt Nam chữ yêu nước được dịch từ tiếng Hoa sang có nghĩa là yêu nước (ái quốc), nhưng thực chất ban đầu là yêu quê cha đất tổ, tức nơi cội nguồn sinh ra, không nhất thiết phải là quốc gia. Trong tiếng Anh thì từ "yêu nước" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, chữ patrie trong tiếng Pháp nghĩa là đất mẹ, quê hương hay Tổ quốc, đó có thể là một khu vực, làng, thị trấn, đất nước hay liên bang. Ở các nước theo xã hội chủ nghĩa còn có khái niệm yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

2-Phân tích
Định nghĩa này khá rộng và hơi chung chung, mơ hồ. Vậy thế nào mới là yêu nước?
-Yêu là 1 phạm trù mang tính cảm xúc rất cao, nhưng yêu bất cứ cái gì cũng vậy thôi, điều đầu tiên là chúng ta phải hiểu được bản chất của sự vật, sự việc thì mới đặt tình cảm vào đó được. Ví dụ như muốn yêu 1 cô gái, trước hết ta phải hiểu được cô gái đó là người ntn, có thỏa mãn cảm xúc của mình ko? có phù hợp với thế giới quan của mình ko thì mới có thể yêu được. Trong cuộc đời mỗi thằng đực đều sẽ ít nhất 1 lần có cảm giác say nắng trước 1 cô gái và cứ ngỡ đó là tình yêu sét đánh, nhưng sự thật chưa hẳn đã như ta nghĩ. Lướt qua con đường, ánh mắt bạn tình cờ nhìn thấy 1 cô gái xinh xắn, có nụ cười tỏa nắng và bạn nghĩ mình đã yêu ngay từ giây phút đó. Rồi bạn theo đuổi cô gái ấy, nhưng hồi sau bạn lại vỡ mộng trước bản chất thực sự của cô gái ta. Nói chuyện thiếu muối, hành động vô duyên, tính cách dẩm lol..... thế rồi bạn ngay lập tức đá đít cô ta ra khỏi cuộc đời bạn và thốt lên 1 câu: cuộc đời đéo như mơ, cũng đéo phải màu hồng giống phim ngôn lù Hàn Quốc.

7MctfB.webp


7McvhA.jpeg


-> Yêu nước cũng vậy, trước hết bạn phải hiểu đất nước của mình ntn đã, và t dám cá với tất cả xamer rằng, chẳng thằng nào hiểu đc quá 50% đất nước của chúng ta. Bạn hiểu đc bao nhiêu về đất nước này?
-Việt Nam đc biết đến là đất nước có 54 dân tộc, 64 tỉnh thành (thực ra bây giờ là 63 tỉnh thành, nhưng trong tâm trí tao nó là 64, vì Hà Tây cũ với tao ko phải HN) và hàng ngàn năm lịch sử. Bạn đã đi được bao nhiêu nơi trên đất nước này, tiếp xúc được bao nhiêu người, có hiểu tập tục, văn hóa từng vùng miền ko? Nói chung là bạn hiểu đc bao nhiêu % về VN?
-Như cá nhân t thì cũng chỉ đi được khoảng hơn 20 tỉnh thành thôi, những người từng đc tiếp xúc cũng ko nhiều, và tất nhiên là ko nhiều để hiểu đc họ. Còn đổi lại là các xamer thì sao, các bạn có thể đi nhiều hơn t và tiếp xúc nhiều hơn t nhưng chắc cũng chả hiểu hơn t được bao nhiêu đâu. Đất nước ta có thực sự tươi đẹp như ta đc dạy trong trường học hay được nghe thấy trên truyền hình?
-Ngẫm lại thì chúng ta chưa hiểu được bao nhiêu về đất nước này cả, vậy thì yêu làm sao đây? hay chỉ yêu 1 phần, 1 góc nào đó mà ta đã cảm nhận đc thôi? Bảo yêu nước thì cảm thấy nồng nàn thật đấy nhưng nghĩ kĩ nó cứ điêu điêu thế đéo nào ấy.

-Nếu là yêu quê hương thì còn hiểu đc và chấp nhận được. Quê hương ở đây là vùng đất ta sinh ra và lớn lên ấy. Có thể là 1 làng, bản, 1 xã, 1 huyện hay 1 thành phố. Phạm vi ko quá lớn, đủ để ta đi đc hết, thậm chí là thuộc từng cái cây, ngọn cỏ. Và ta tiếp xúc với đủ nhiều người ở đó để hiểu vùng đất này ntn. Có thể trong ký ức của nhiều người, quê hương là chùm khế ngọt. Có cánh đồng xanh mát, có con sông thơ mộng, có nhiều kỷ niệm đẹp từ thời thơ ấu... Và như thế là hiểu là yêu được.
-Nhưng nếu nhìn ở 1 góc khác thiếu tích cực hơn. Có 1 xamer nào đó sinh ra ở 1 vùng quê ko đc yên bình thì sao? Chẳng hạn là 1 vùng quê nghèo, cái xóm nhỏ sát 1 bờ mương ô nhiễm, trai làng toàn loại hút chích, nghiện ngập, tụ tập đánh nhau, trấn lột. Dân thì toàn loại đầu trộm đuôi cướp, dẫm đạp lên nhau mà sống thì sao? Đặt trường hợp này, ai có thể yêu nổi chính nơi mình sinh ra. Tao cá là thằng nào lớn lên trên 1 vùng quê như vậy đến lúc trưởng thành cũng sẽ tìm cách biến càng nhanh càng tốt và ko bao h muốn trở lại đó nữa...

7Mc5XT.jpeg


-Nhìn rộng ra phạm vi 1 đất nước cũng vậy thôi. Nếu là 1 người thích xê dịch, bạn đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và hiểu ra nhiều điều, thì bạn có tự tin là bạn yêu đc ko? Chẳng hạn lên Tây bắc gặp đội ở đó ăn Nậm Pịa và mời bạn ăn coi như giao lưu văn hóa thì sao? Vào 36 chơi gặp ngay combo chặt chém và ăn quả đầu gà cắm tăm thì sao? Sang đất 18 gặp phải đặc công 2 ngón thì thế nào? Đó chính là con người và bản sắc văn hóa trên chính đất nước chúng ta đấy...

7McGcR.png



7McUHv.jpeg


-Hiểu đc nhiều thì còn muốn yêu nữa ko hả các xamer?
-Phân tích đến đây thì t nhận ra cái gọi là lòng yêu nước thực chất chỉ là 1 thứ mà người khác muốn chúng ta như vậy mà thôi.

Từ nhỏ chúng ta đa được dạy trong trường học thông qua các môn như lịch sử, văn học như thế này: "Đã từ lâu nay, lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, được truyền lại từ ngàn đời, một đức tính tối cần thiết với mọi công dân"
-Tư tưởng này ăn sâu đến mức dẫu chưa từng có nghiên cứu và sách vở nào của người Việt định nghĩa lòng yêu nước, nhưng người Việt vẫn mặc nhiên tôn thờ nó và tin vào nó như cách diễn ngôn của thời đại này vẫn liên tục nhắc lại. Mọi cố gắng tra cứu bằng tiếng Việt của tôi về lòng yêu nước chỉ nhận về những bài văn mẫu tán nịnh và khuôn sáo trong môn Văn của chương trình học phổ thông.

3-Lòng yêu nước có tồn tại trong lịch sử?
-Nhìn rộng ra thế giới. Ở phương tây, từ patriot (người yêu nước) và patriotism (chủ nghĩa/lòng yêu nước) đều là những từ ngữ mới mẻ, chỉ xuất hiện vào mãi thế kỉ 16. Nhưng lúc này từ patriot chưa mang nghĩa người yêu nước mà chỉ là danh từ có sắc thái trung dung, các nhóm người đối lập sẽ dùng các tính từ tốt (good) và xấu (bad) để gọi nhau, nếu cùng phe sẽ được gọi là good patriot còn đối lập sẽ là bad patriot. Mãi đến thế kỉ 18, Chiến tranh giành độc lập Mĩ nổ ra giữa Vương quốc Anh và thuộc địa của nó, từ patriot bắt đầu được tuyên truyền với nghĩa “người chống lại chế độ quân chủ”, tiếp đến là nghĩa “người thúc đẩy nền độc lập của quốc gia”, và bởi vì cuộc chiến giành độc lập đó thành công, từ patriot từ đó đến bây giờ được khoác lên sắc thái tốt đẹp và dần dần được hình thành theo nghĩa “người yêu nước” như bây giờ. Như vậy ta thấy cả về mặt từ vựng lẫn ý nghĩa, chủ nghĩa yêu nước ở phương tây là một thứ vô cùng mới mẻ.
Ở phương đông, tư tưởng thống trị suốt hai nghìn năm, bắt đầu từ Trung Quốc rồi lan sang các nước khác, là Nho giáo. Nho giáo tập trung vào điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người, còn được gọi là ngũ luân, bao gồm quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu; không thấy nhắc đến mối quan hệ giữa con người với quốc gia. Đối với vấn đề quốc gia đại sự, thứ tư tưởng này nổi tiếng với nguyên tắc trung thành với vua, chứ không phải trung thành với quốc gia. Thành ngữ “trung quân ái quốc” của Trung Quốc không manh nha tư tưởng yêu nước, bởi quốc gia thời bấy giờ tượng trưng cho vua, được đồng nhất vào vua.
Bản thân người sáng lập tư tưởng này, Khổng Tử, cũng không hề có dấu hiệu gì về lòng yêu nước trong cả lời giảng lẫn hành động. Khổng Tử vốn là người nước Lỗ, nhưng bắt đầu từ khoảng 30 tuổi ông ta dẫn học trò đi khắp nơi để tìm người biết dùng mình, có nghĩa là ông ta sẵn lòng đem tư tưởng trị quốc của mình cho nước khác sử dụng, chứ không nhất thiết cứ phải là nước Lỗ quê hương ông ta. Ngoài ra Nho giáo có nhiều sách về tấm gương hiếu thảo và trung quân, nhưng không có sách nào về tấm gương yêu nước cả, thứ mà Việt Nam bây giờ có rất nhiều.

Còn nói riêng về Việt Nam, ý tưởng lòng yêu nước là truyền thống nghìn đời có lẽ bắt nguồn từ câu nói sau đây của bác 8 keo, nó được đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học nên ảnh hưởng là không hề nhỏ cho bao thế hệ học sinh

7McIeJ.png


Đối với tư liệu dân gian: kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao không có một câu nào nói về lòng yêu nước. Một số câu như “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” thể hiện thứ tình yêu cụ thể và căn bản là yêu những người gần gũi với mình, xuất phát từ nguyên do cũng cụ thể là con người là động vật bầy đàn, cuộc sống chúng ta phụ thuộc vào những người xung quanh. Những câu như vậy xa nhất chỉ có thể thể hiện người dân đã có ý niệm về một quốc gia, nhưng yêu và trung thành với nó là một ý niệm rất khác. Không được đồng nhất những điều đó với lòng yêu nước.
Các truyền thuyết như Thánh Gióng cũng không hề nói lên lòng yêu nước, bởi nó xuất phát từ nhu cầu cơ bản là tự vệ. Đặc biệt khi xem xét đến các yếu tố bị động của Thánh Gióng như chỉ bắt đầu đánh giặc khi nhà vua cử sứ giả tìm người, và chỉ đánh khi giặc đã tràn đến ngôi làng của Thánh Gióng. Nó thể hiện tư tưởng thụ động và cục bộ rất tự nhiên của người dân xưa; do giao thông và truyền thông khó khăn, người dân xưa chỉ sống quanh quẩn trong một ngôi làng và không quan tâm đến những gì ngoài làng (thậm chí làng mạnh đến mức “Phép vua thua lệ làng“), nếu xét theo định nghĩa yêu nước

Đối với tư liệu thành văn. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn kêu gọi đánh quân Nguyên Mông không hề bằng lòng yêu nước hay đất nước, mà bằng những tấm gương trung quân từ Trung Quốc và bằng những giá trị cơ bản là lợi ích cá nhân của từng binh lính (bổng lộc, nhà cửa, vợ con). Trong Hịch xuất quân, Quang Trung kêu gọi bằng một yếu tố rất tiến bộ là văn hoá dân tộc (dài tóc, đen răng) nhưng vẫn không đề cập đến lòng yêu nước. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi kêu gọi bằng lòng căm thù với quân Minh và bằng lịch sử hào hùng của đất nước, nhưng cũng không viện đến lòng yêu nước.

Lãnh thổ trước khi chủ nghĩa yêu nước ra đời không phải thứ thiêng liêng, nó chỉ là một tài sản của vua và có khả năng được cho tặng nếu cân nhắc đủ lợi ích, ít nhất trên nguyên tắc thể hiện qua luật là như vậy. Người dân bấy giờ có thể có khái niệm về quốc gia, nhưng nó chưa trở thành đối tượng để yêu và trung thành như người ngày nay lầm tưởng, các cuộc nổi dậy của người dân là bị động, chỉ khi các chính sách của giới thống trị gây khổ sở thì họ mới phản kháng, thay vì nhân danh lòng yêu nước để phản kháng.

4-Lòng yêu nước bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
-Trong quá khứ, cả ở phương đông lẫn phương tây, do giao thông và truyền thông chưa phát triển, người dân suốt đời chỉ sống trong một ngôi làng nơi tất cả mọi người đều có thể gặp nhau, làm nông và nộp thuế cho giới thống trị, họ không quan tâm đến những giá trị thế tục (như lãnh thổ đất nước) nằm ngoài ngôi làng của mình. Thời bấy giờ, cũng là lúc người dân bị cai trị bằng quyền lực thần thánh nhiều hơn là quyền lực trần tục. Có thể thấy rằng điểm chung của cả đông lẫn tây trong cổ sử là giới thống trị luôn gắn chặt với thần quyền, ý tưởng cai trị bằng những thứ ngoài thần quyền như lòng yêu nước là ý tưởng kì quái với con người thời đó. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi vào thời kì Khai sáng tận thế kỉ 17 ở phương tây. Tính đến lúc này ở phương tây đã có quá nhiều thứ xảy ra, đủ để tạo điều kiện cho chủ nghĩa yêu nước (và song song là chủ nghĩa dân tộc) ra đời.
 
Sửa lần cuối:
5-Nền tảng nào hỗ trợ lòng yêu nước
Không khó để tìm thấy các ý kiến khẳng định lòng yêu nước là một đức tính, thậm chí là đức tính tối cần thiết. Người nói thường đặt nó trong các dạng văn mẫu như: “Một kẻ không yêu nước thì cũng không yêu được cái gì,” đây là dạng văn mẫu được rất nhiều nhóm người áp dụng, từ yêu nước đến yêu cha mẹ và yêu động vật.
Nền tảng đạo đức thường gặp nhất là lòng biết ơn, đây cũng là thứ được Socrates nói đến từ hơn 2000 năm trước... Và lòng biết ơn chỉ sinh ra khi người khác cho ta lợi ích, chứ không phải họ trao đổi lợi ích với ta

Không được đánh đồng giữa tình yêu dành cho bạn bè, người thân với tình yêu dành cho đất nước, đồng bào. Tình yêu thứ nhất là thứ tình yêu tự nhiên xuất phát từ bản năng yêu mến bầy đàn của con người, nó có tuổi đời ngang với lịch sử của loài người, trong khi tình yêu thứ hai là một thứ được tác tạo vì mục đích chính trị và chỉ mới được sáng chế ra gần đây. Bởi chưng, như Anderson đã nói, không một người dân nào biết hết đồng bào của mình, và mọi cộng đồng lớn hơn ngôi làng nguyên thuỷ đều là cộng đồng tưởng tượng. Chúng ta được tiến hoá để yêu những gì mình quen và biết, việc yêu và thậm chí hi sinh vì những thứ mình thậm chí không biết có thực sự tồn tại hay không là ý tưởng hết sức quái đản.

6-Lòng yêu nước là 1 thứ rất mới mẻ

Và nó đc sinh ra với 1 mục đích khác, ko phải ai cũng biết, nó dựa vào nền tảng lịch sử và văn hóa đã có sẵn để biến tấu thành 1 thứ hoàn toàn mới mẻ. Nó sở hữu các thực hành văn hoá phục vụ nó như lễ hội đền Hùng, thậm chí cả lễ hội gò Đống Đa cũng được trưng dụng phục vụ lòng yêu nước. Theo Hobsbawm, đây là biểu hiện khi truyền thống tân tạo sử dụng nguyên liệu cổ xưa, bằng phương pháp “bán hư cấu” (semi-fiction) để phân biệt với phương pháp “nguỵ tạo” (forgery). Hành động này tạo ra tính liên tục với quá khứ bằng cách khiến người dân ngỡ rằng các lễ hội ấy (một thứ cổ xưa) thực sự sinh ra để phục vụ lòng yêu nước (một thứ mới mẻ).

7McTO4.jpeg


Các nghi lễ mới mẻ hơn xoay quanh lòng yêu nước có thể kể đến lễ thượng cờ, hạ cờ, chào cờ, thực hành bên cạnh các biểu tượng cũng mới mẻ không kém như quốc kì, quốc huy, quốc ca. Nhưng đó mới chỉ là đang nói đến những giá trị công khai, cạnh đó còn rất nhiều giá trị ngầm ẩn, như gần đây báo chí đang mở đường để đồng hoá bóng đá với lòng yêu nước. Lúc này kết quả của trận bóng gắn liền với vận nước, thắng thua của trận bóng gắn liền với vinh quang hoặc nỗi nhục của dân tộc. Từ những giá trị được chấp nhận một cách ngầm ẩn này, Việt Nam đã và đang sản sinh nhóm người yêu nước cực đoan độc hại.

7McXEe.jpeg


-Vậy có nghĩa là vào thời kì chính thể quân chủ rệu rã, tôn giáo thất thế, giới thống trị cần phải có công cụ mới để chính danh hoá sự cai trị của mình, cũng như để dễ bề kêu gọi lòng dân cho những kế hoạch của họ. Và công cụ ấy đơn giản là chuyển đổi từ thần quyền sang lòng yêu nước, với những phương pháp được vay mượn từ thần quyền, một số khác là dùng truyền thống tân tạo để tạo cảm giác nó đã có từ lâu đời, và thậm chí trở thành một thứ tự nhiên không thể chọn lựa. Rõ ràng, khi cần hi sinh cho một cái gì đó, người ta sẵn lòng hi sinh cho cái mình không được chọn hơn, bởi nếu được chọn, rất có thể người ta chọn cách tìm cái khác thay thế, chứ không nhất thiết phải hi sinh.


->Suy cho cùng, lòng yêu nước là 1 thứ rất mới mẻ được dựng lên bởi 1 nhóm người cai trị đất nước.
Samuel Johnson (1709 - 1784), một nhà triết học nổi tiếng người Anh từng nói
“Lòng yêu nước là nơi ẩn náu cuối cùng của bọn vô lại”.Có nghĩa là bất kỳ tội ác và bất kỳ hành vi sai trái, đều được dung thứ miễn là nó được thực hiện bởi một người luôn mồm hét lên rằng anh ta yêu đất nước của mình.

Lòng yêu nước thường được tuyên truyền kèm theo cái gọi là tự hào dân tộc
Và triết gia người Đức, Arthur Schopenhauer (1788 - 1860) cũng từng nói:
"Niềm tự hào rẻ mạt nhất là niềm tự hào dân tộc. Bởi vì qua đó ta có thể nhận ra, những kẻ mắc phải chứng tật này bị thiếu thốn các tính cách cá nhân đáng tự hào, bởi nếu có những đức tính này thì họ đã có thể tự hào về chính mình chứ không phải cố bám víu vào một đặc tính là điểm chung giữa họ và hàng triệu kẻ khác. Trái lại thì những ai sở hữu các ưu điểm cá nhân nổi bật sẽ hầu như chỉ nhìn ra những sai trái của dân tộc họ - một cách rất rõ ràng, bởi họ không bao giờ rời mắt khỏi những sai trái đó. Nhưng tất cả những thằng ngu hèn đáng thương, những kẻ mà chẳng có gì trên đời này để mà tự hào, họ sẽ phải dùng đến biện pháp cuối cùng, đó là tự hào về cái dân tộc mà họ đang (ngẫu nhiên) thuộc vào đó."

--> Cuối cùng, nếu bây giờ có ai hỏi t rằng, bạn có phải là người yêu nước ko? Thì t cũng ko biết phải trả lời thế nào nữa vì nghĩ lại t cũng ko biết mình có yêu nước hay ko? Một câu hỏi mang tư duy nhị nguyên: Chỉ là có hoặc không, chỉ là đúng hoặc sai, trắng hoặc đen... Mà như thế rất khó trả lời vì trên đời này có mấy khi trắng đen rõ ràng đâu, đa phần cái ta nhìn thấy là màu xám, nó là xám nhẹ hay xám xịt thì tùy cách nhìn của mỗi người. Có lẽ t chỉ yêu được 1 phần rất nhỏ, đó là những gì t đã hiểu, đã biết, đã thấy và đã cảm nhận được về đất nước mình. Còn các xamer, các bạn có yêu nước ko? Hay khi các bạn hiểu ra thì mới nhận thấy mình ko yếu nước nhiều như những gì mình từng nghĩ?

@Ăn Chơi Dính Bệnh Tật @Pác Tơn @pos @Hotboidn91 @tomas tan

Bật bài này lên cho yêu nước + tự hào dân tộc.
Thằng nào dạy tao chèn thêm cái gift quay tay điên loạn chúng mày hay cắt ra từ clip này cho đủ combo

 
Sửa lần cuối:
Dài vl, đọc đéo hiểu cc gì. T suy nghĩ đơn giản lắm , yêu nước là khi nước ấy cho t nhà,xe hơi, thức ăn, đồ dùng. Bất kể nước nào hay ai lãnh đạo
 
Cái này dành cho mấy bố quân đội và 11 củ thằng ăn lương nhà nước. Tao mà ko đi làm mửa mật ra thì đéo thằng nào cho t cái gì hết nên t đéo liên quan. Yêu đương nhăng nhít.
 
请不要开枪。 我投降。 毛主席万岁万岁万万岁。
Chỉnh bỉa khai chiêng. Quợ thẩu xỉang. Mao trù xỉ ván xuầy ván xuầy ván ván xuầy.
Xin đừng bắn. Tôi đầu hàng. Mao chủ tịch vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
 
NN nó tuyên truyền m là dân tộc thượng đẳng, m là con cháu của dòng dõi thần thánh thì lại chả yêu nước vội
 
ở nc nào mà sướng , mà công bằng khi mình làm ra và nhận lại được thì nên yêu còn lại thì méo yêu thương j hết , giống như yêu em nào địt thấy sướng , tặng quà em nó đáp lại yêu thương với mình thì mình yêu , chứ tặng em nó quà mà em nó đéo đáp lại cho mình cái j thì yêu làm loằn j
“Đừng hỏi em đã làm j cho anh mà tự hỏi anh đã làm j cho em vui chưa “ gái nói thế nghe cứ khắm khắm
 
Sửa lần cuối:
Top