BẢN ĐỒ THỊ TRƯỜNG COIN - TOÀN TẬP VỀ HỆ SINH THÁI

Mày mơ đẹp đấy :))
ETH được ví như dầu điện tử còn BTC được coi là vàng điện tử. Đéo bh có chuyện ETH ăn đc BTC, kể cả ETF
ETH còn flip BTC ve market cap cơ :) cứ đợi kịch hay sắp đến. ETH ETF chính thức chào sân "sometime in Summer 2024". 2025-2026 ETH la backbone của toàn bộ financial system ở Mĩ. 2026+ trở về sau là toàn bộ EU và thế giới (trừ mấy nước lạc hậu như VN, Lao, Cambodia). BTC use case chịu chết với ETH.
 
t đang mù mờ phần dấu hệu, chỉ báo MM nó gom hàng với entry nó vào hàng và chỉ báo MM chuẩn bị úp bô, mong m lên comment phần đó nữa nhé
Chỉ báo hay phân tích cũng chỉ là tương đối thôi m, có khi nó gom xong nó chả đẩy ấy chứ. Còn vấn đề dấu hiệu thì t thường xem Volume và On chain.
 
Chỉ báo hay phân tích cũng chỉ là tương đối thôi m, có khi nó gom xong nó chả đẩy ấy chứ. Còn vấn đề dấu hiệu thì t thường xem Volume và On chain.
Ra 1 bài viết về cách khoanh vùng các meme coin tiềm năng đi mày
 
Những cái mày nói chỉ đúng ở mùa trước. Mùa này Bitcoin tăng là meme bay theo.
Nói chung Bitcoin lên thì tất cả lên, xuống thì sml
Bitcoin xuống thì tất cả SML là đúng rồi, vì nó là thứ kéo dòng tiền vào thị trường.
Còn meme thì nó là một cách chơi khác, tính cam kết của chủ dự án nó không cao như những dự án đi xây nền tảng, nên là meme thì có chơi nhưng ko dám chơi nhiều tiền. Meme nó có gắn với cái gì đâu nên là Bit tăng thì đương nhiên nó cũng tăng, vì tâm lý đám đông. Vấn đề là mua con nào trong quá nhiều con meme như vậy, ai đang fomo nó, tiền từ gà hay tiền từ cáo, ăn bao nhiêu thì thoát, có dám để lâu không? Nên t ko phân tích về meme vì t ko phân tích logic được, chơi cứ chơi thôi.
Còn vấn đề mùa này khác mùa trước thì t nghe nhiều rồi, trong topic trước của t cũng nhiều thằng cmt như vậy. Nhưng t thấy nó chả có gì khác cả, nó chỉ khác ở thời điểm thôi, ae đang lấy thời điểm đỉnh điểm fomo mùa trước so với thời điểm này thì nó chả khác. Một cái nó diễn ra rồi còn một cái chưa diễn ra thì nó phải khác rồi, tâm lý đám đông không bao giờ thay đổi được.
Còn nếu chứng minh được mùa này khác mùa trước thì đưa dẫn chứng lập luận xem nó có khác không, nó khác theo logic hay nó khác theo cảm tính?
 
Chịu m ơi, meme thì thích con nào chơi con đó chứ nó mất gì đâu, nó bỏ dự án bất cứ lúc nào ấy.
Thì có gì đó ở con meme mày mới chọn mua nó trong hàng ngàn con chứ. Cứ viết theo cảm nhận của mày thôi
 
Thì có gì đó ở con meme mày mới chọn mua nó trong hàng ngàn con chứ. Cứ viết theo cảm nhận của mày thôi
Meme trên Dexscreener thì t ko nói, vì nó là cuộc chơi nhanh giống chơi bạc, còn meme trên CEX thì t mua con PEOPLE trên Binance rồi, meme thì nhiều nhưng lên Binance thì không nhiều, con đó vốn hóa còn tương đối thấp so với những con khác, con này thì t đang x nhưng t chưa chốt và ko muốn ae fomo vì nó đã x nhiều từ đáy rồi, giờ mới vào thì mất vị thế đẹp. Nếu nó có về chia 2 chia 3 từ giá này thì ae có thể cân nhắc vào còn ko thì thôi chờ con khác.
 
Thì có gì đó ở con meme mày mới chọn mua nó trong hàng ngàn con chứ. Cứ viết theo cảm nhận của mày thôi
m thích meme thì tặng m cái ví này chơi meme, t cũng dc ng khác cho thôi, tham khảo xem cách đánh của nó nhé và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình, 0xF56562A7e747d58E31E9a1043D47eCbE4876c6Dd
 
Meme trên Dexscreener thì t ko nói, vì nó là cuộc chơi nhanh giống chơi bạc, còn meme trên CEX thì t mua con PEOPLE trên Binance rồi, meme thì nhiều nhưng lên Binance thì không nhiều, con đó vốn hóa còn tương đối thấp so với những con khác, con này thì t đang x nhưng t chưa chốt và ko muốn ae fomo vì nó đã x nhiều từ đáy rồi, giờ mới vào thì mất vị thế đẹp. Nếu nó có về chia 2 chia 3 từ giá này thì ae có thể cân nhắc vào còn ko thì thôi chờ con khác.
xin thì xin cho chót, m lên bài on chain cho ae đi
 
ETH cần gì ăn đâu, cứ tăng đều là dc, ETH cái max supply của nó là ko có giới hạn nên t nghĩ chả bao giờ ăn dc btc
Max supply ko gioi han ma gio ETH dang la deflationary ve nguon cung hang ngay, con BTC cua m la inflationary:))) Biet vi sao chua vay m ;))
 
Thi cu doi 30 nam toi xem :) Thi truong dau gap may lan thi truong vang day con trai a. T dang noi market cap nhe.
Mày có nhầm không, vốn hóa của thị trường vàng lớn hơn thị trường dầu chứ, tao tra thấy vậy.
 
Theo Coinmarketcap, hiện tại thị trường có hơn 2,4 triệu đồng coin/token, ae có biết làm thế nào để chọn ra 10-20 mã để đầu tư trong hàng triệu mã đó.

Trong bài viết này, mình sẽ vẽ phác họa lại bức tranh thị trường theo thời gian từ lúc nó ra đời cho đến bây giờ, để anh em hiểu được toàn bộ thị trường này, thực ra nó còn đang rất nhỏ so với các thị trường khác.

Tổng vốn hóa của toàn thị trường hiện tại còn chưa đạt 3 nghìn tỷ đô, chưa bằng vốn hóa của Apple – 1 công ty của Mỹ. Vậy toàn thị trường chứng khoán có bao nhiêu công ty ở Mỹ, bao nhiêu công ty ở Trung Quốc, Ấn Độ…. trên toàn thị trường? Đó là chưa kể tới các thực thể khác trong thị trường chứng khoán. Nên thị trường coin nó còn rất nhỏ, chỉ cần thị trường chứng khoán chảy 1 tý tiền sang thôi cũng đủ tạo nên một siêu chu kỳ Uptrend rồi. Mà BTC ETF và ETH ETF đã được phê duyệt, nó chính là cột mốc đánh dấu cho việc “chứng khoán hóa” Bitcoin và ETH vậy. Chỉ cần giá BTC ETH bay đều một chút tạo fomo là dòng tiền cực lớn từ chứng khoán nó sẽ vào thị trường, khiến thị trường bùng nổ.

Vậy thị trường crypto nó đang làm gì, họ đang xây dựng cái gì trong đó. Thực ra nó cũng không quá phức tạp, chỉ là ae thích phức tạp hóa nó lên thôi.

Khi Bitcoin ra đời năm 2008, nó giống như một chứng nhân lịch sử của thị trường, nó là biểu tượng không thể thay thế. Giống như nhắc tới Pháp là ae nghĩ tới tháp Effel, nhắc tới Mỹ thì ae nhớ tới tượng Nữ thần tự do vậy. Những người ngoài thị trường khi nhắc về crypto thì họ sẽ nghĩ ngay tới Bitcoin – Vì nó là biểu tượng.

Rất nhiều đồng coin khác ra đời mong muốn thay thế Bitcoin, bảo mật hơn Bitcoin, giao dịch nhanh hơn, phí giao dịch thấp hơn v.v… nhưng không thể nào, vì cho dù có xây một cái tháp mới to đẹp hơn thì nó cũng không thể nào thay thế tháp Effel được, cho dù có xây một cái hồ rộng đẹp, một tháp rùa uy nghi hơn thì cũng không thể thay thế được Hồ Gươm. Vì nó là biểu tượng, là chứng nhân lịch sử, là không thể thay thế. Do đó, tạo ra một đồng coin để thay thế Bitcoin là sai lầm, quá khứ đã vậy và tương lai cũng vậy.

Sau này khi Ethereum ra đời, nó không muốn cạnh tranh Bitcoin, mà nó muốn tạo ra một nền kinh tế phi tập trung xung quanh nó. Giống như nó không cố xây 1 cái Hồ Gươm khác, mà nó xây nên cả 1 thành phố Hà Nội xung quanh đó vậy. Như vậy khi khách du lịch tới Hà Nội thăm Hồ Gươm, họ sẽ có đường xá, phương tiện hiện đại để tiện di chuyển, họ có ngân hàng để trao đổi tiền, họ có trung tâm mua sắm, họ có khu vui chơi giải trí, v.v… tất cả được xây trên một nền tảng, gọi là nền tảng “Hà Nội”. Cơ sở hạ tầng Hà Nội đã có sẵn rồi, các doanh nghiệp chỉ cần mở các tiện ích kinh doanh trên đó mà thôi, rất nhanh và tiện. Và tất cả các doanh nghiệp đó tạo nên một “Hệ sinh thái Hà Nội”, nó giúp Hà Nội phát triển. Hồ Gươm nó là cái biểu tượng, nhưng du khách cần những tiện ích của Hà Nội. Giống như người ngoài chỉ biết tới Bitcoin, nhưng khi vào thị trường rồi lại không thích đầu tư Bitcoin mà thích chơi các đồng coin khác, dùng các tiện ích khác vậy.

Như vậy, việc làm của Ethereum là nó tạo ra một Blockchain nền tảng để các dự án khác có thể chạy trên nó mà không cần phải mất công đi xây dựng Blockchain riêng nữa, hãy cứ dùng Blockchain sẵn có của Ethereum. ETH là đồng Coin chủ của Blokchain đó, sau này những dự án xây trên Blockchain Ethereum có sẵn thì được gọi là các Token dự án, hay token ERC20. Như vậy thì ETH là đồng coin của Hà Nội, còn các dự án xây trên đó như các ngân hàng, siêu thị, đường xá, giải trí thì gọi là các dự án trong hệ sinh thái Hà Nội. Như vậy trong hệ sinh thái Ethereum chúng ta có đồng coin chủ ETH, và các token ERC20.

Việc này nhanh chóng khiến thị trường crypto bùng nổ, các dự án mọc lên như nấm vì họ không cần phải đi xây Blockchain, họ có sẵn Blockchain rồi nên chỉ việc tạo ra dự án, đặt tên token và bắt đầu kinh doanh thôi. Cũng giống như việc hạ tầng Hà Nội đã xong thì các công ty đuổi không hết, công ty lớn, nhỏ, công ty gia đình, gánh hàng rong, hàng chợ v.v… đếm không kể hết. Nó giống như các dự án chạy trên Ethereum vậy, nó cứ nghĩ ra cái gì là nó sẽ làm cái đó, dự án mọc ra còn hơn cả nấm sau mưa.

Vậy đầu tiên, cái mình cần quan tâm là coin chủ đó, sau đó là quan tâm tới các dự án thiết yếu của một hệ sinh thái (HST) cần có là gì. Giống như đầu tiên phải quan tâm hạ tầng Hà Nội có đủ tốt không, và nếu đầu tư vào các doanh nghiệp ở Hà Nội thì đâu là ngành kinh doanh bắt buộc để duy trì HST, như là cầu đường, nhà ở, trung tâm thương mại, ngân hàng, giải trí v.v… Thì trong HST Blockchain nó cũng có những dự án đóng vai trò như cầu đường, như ngân hàng ở trong đó, và mỗi dự án sẽ có 1 token, đó là con token mà mình cần quan tâm.

Vấn đề là, Ethereum nhanh chóng bị quá tải, quá nhiều dự án và người dùng khiến nó bị nghẽn mạng, phí giao dịch tăng cao v.v… giống như Hà Nội càng ngày càng tắc đường và chi phí đắt đỏ. Và người ta cần tìm giải pháp cho nó. Và thế là các giải pháp để giải quyết tình trạng quá tải của Ethereum ra đời.

Sau khi Ethereum thành công thì người ta nhanh chóng nhận ra rằng không thể thay thế được Bitcoin, và cần phải đi theo hướng mà Ethereum đã làm, đó là xây dựng nên các Hệ sinh thái. Và Ethereum cũng đang trở nên quá tải nên việc xây dựng nên các hệ sinh thái mới vừa hợp lý để kiếm được tiền, vừa giải quyết tình trạng quá tải. Đã thiên thời lại còn địa lợi.

Và có 2 hướng người ta nghĩ ra để giải quyết tình trạng quả tải của Ethereum:

Hướng đầu tiên: Tạo ra các hệ sinh thái THAY THẾ Ethereum.

Các HST này ưu tiên tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn, khả năng mở rộng tốt hơn, phí giao dịch thấp hơn. Vì dù sao cũng là đi sau, đã rút được kinh nghiệm của người đi đầu nên các nền tảng Blockchain sau này đều có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Ethereum. Giống như việc được xây mới một thành phố thì sẽ phải quy hoạch nó thông minh hơn Hà Nội vậy.

Đó là các hệ sinh thái như Binance Chain (BNB), Avalanche (AVAX), Pokadot (DOT), Near (NEAR), Solana (SOL), Cosmos (ATOM) v.v…

Nó giống như việc xây dựng các thành phố khác quanh Hà Nội vậy, vậy làm sao để một thành phố có thể thành công để thu hút người dân chuyển đến sinh sống, làm việc, đó là phải xây dựng nên một hệ sinh thái đủ tốt, không thiếu thứ gì. Vậy thực chất các HST Blockchain sau này cạnh tranh nhau bằng việc xây dựng đầy đủ các dự án cần thiết và hấp dẫn hơn đối thủ. Các chủ đầu tư đua nhau tạo ra các dự án trên HST của họ và quảng bá cho nó, đẩy giá cho nó để thu hút dòng tiền vào HST của họ.

Vì vậy nếu bạn nhìn vào vô số các dự án trên thị trường thì bạn sẽ điên luôn, nhưng nếu bạn tư duy theo HST thì bạn sẽ thấy thị trường này vẫn còn rất nhỏ, bạn sẽ thấy không có nhiều thành phố đông dân cư, mà chủ yếu là các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên quá nhiều trong các thành phố đó thôi. HST trong crypto cũng vậy, nếu tư duy đầu tư theo HST, bạn sẽ theo kịp tốc độ xây dựng của nó, những dự án nào là tối cần thiết để HST đó phát triển, nếu dòng tiền vào HST thì những loại token dự án nào bắt buộc phải được bơm giá. Tư duy như vậy bạn sẽ theo kịp sự phát triển của thị trường này, và chọn được những dự án chất lượng để đầu tư.

(Còn nữa, nếu ae muốn nghe tiếp)
Update: phần tiếp theo ở trang 2
Thanks chủ thớt nhé!
 
Max supply ko gioi han ma gio ETH dang la deflationary ve nguon cung hang ngay, con BTC cua m la inflationary:))) Biet vi sao chua vay m ;))

Inflation Rate Comparison​

  • Bitcoin:
    • Predictable and decreasing due to halvings.
    • Approximately 1.8% per year after the 2020 halving, decreasing further after each subsequent halving.
  • Ethereum:
    • Historically around 4-5% per year before EIP-1559.
    • Post EIP-1559 and with Ethereum 2.0, the effective inflation rate can be lower and is more variable, potentially even becoming deflationary during high usage periods.

Key Takeaways​

  • Bitcoin’s inflation rate is strictly controlled and decreases predictably over time, aiming for a fixed supply cap of 21 million BTC.
  • Ethereum’s inflation rate is more flexible, with recent changes aimed at potentially lowering the inflation rate or making it deflationary, depending on network activity and usage.

Impact on Value​

  • Bitcoin: The decreasing supply and predictable inflation rate are seen as positive for long-term value retention and are a key part of its appeal as "digital gold."
  • Ethereum: The flexible monetary policy and potential for deflation can make ETH a more dynamic asset, particularly suited for its role in powering the Ethereum network and its smart contracts.
 
Bitcoin xuống thì tất cả SML là đúng rồi, vì nó là thứ kéo dòng tiền vào thị trường.
Còn meme thì nó là một cách chơi khác, tính cam kết của chủ dự án nó không cao như những dự án đi xây nền tảng, nên là meme thì có chơi nhưng ko dám chơi nhiều tiền. Meme nó có gắn với cái gì đâu nên là Bit tăng thì đương nhiên nó cũng tăng, vì tâm lý đám đông. Vấn đề là mua con nào trong quá nhiều con meme như vậy, ai đang fomo nó, tiền từ gà hay tiền từ cáo, ăn bao nhiêu thì thoát, có dám để lâu không? Nên t ko phân tích về meme vì t ko phân tích logic được, chơi cứ chơi thôi.
Còn vấn đề mùa này khác mùa trước thì t nghe nhiều rồi, trong topic trước của t cũng nhiều thằng cmt như vậy. Nhưng t thấy nó chả có gì khác cả, nó chỉ khác ở thời điểm thôi, ae đang lấy thời điểm đỉnh điểm fomo mùa trước so với thời điểm này thì nó chả khác. Một cái nó diễn ra rồi còn một cái chưa diễn ra thì nó phải khác rồi, tâm lý đám đông không bao giờ thay đổi được.
Còn nếu chứng minh được mùa này khác mùa trước thì đưa dẫn chứng lập luận xem nó có khác không, nó khác theo logic hay nó khác theo cảm tính?
@Tiểu Thái Tử tl đi kìa
 
T mua AEVo do Binance đầu tư, Rose network. Hold dài hạn. Sau đó sẽ chờ market xuống thì dca vào Btc, Eth, Lite coin, Etc, Ecash, Sol, Link, và chơi tàu lượn TRB
 

Inflation Rate Comparison​

  • Bitcoin:
    • Predictable and decreasing due to halvings.
    • Approximately 1.8% per year after the 2020 halving, decreasing further after each subsequent halving.
  • Ethereum:
    • Historically around 4-5% per year before EIP-1559.
    • Post EIP-1559 and with Ethereum 2.0, the effective inflation rate can be lower and is more variable, potentially even becoming deflationary during high usage periods.

Key Takeaways​

  • Bitcoin’s inflation rate is strictly controlled and decreases predictably over time, aiming for a fixed supply cap of 21 million BTC.
  • Ethereum’s inflation rate is more flexible, with recent changes aimed at potentially lowering the inflation rate or making it deflationary, depending on network activity and usage.

Impact on Value​

  • Bitcoin: The decreasing supply and predictable inflation rate are seen as positive for long-term value retention and are a key part of its appeal as "digital gold."
  • Ethereum: The flexible monetary policy and potential for deflation can make ETH a more dynamic asset, particularly suited for its role in powering the Ethereum network and its smart contracts.
M ko hieu tieng Anh hay m chi copy-paste lai va ko doc? M ko thay no ghi chu "potentially even becoming deflationary during high usage periods." --- su that la no DA xay ra roi. Tren Twitter co may thang no track daily supply cua ETH day. Chiu kho di kiem ma xem.
 
Top