Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Bão Wipha đang hình thành ngoài khơi Philippines, hướng đi tương tự Yagi nhưng điều kiện ít thuận lợi hơn, khả năng đổ bộ với sức gió cấp 10-11, giật cấp 14-15.
Chiều 18/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường họp ứng phó với bão Wipha, dù bão còn cách xa Biển Đông. Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão hiện đạt cấp 8-9, giật cấp 11. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các xoắn mây đối lưu đã xuất hiện quanh tâm bão - dấu hiệu cho thấy Wipha sẽ mạnh lên trong vài ngày tới.
Ông Khiêm nhận định bão Wipha có hướng đi khá tương đồng với bão Yagi năm 2024. Khi vào Biển Đông, bão sẽ gặp bốn điều kiện thuận lợi để tăng cấp nhanh: nhiệt độ mặt nước cao (29-31 độ C), thông lượng nhiệt đại dương lớn, độ đứt gió yếu và phân kỳ gió tầng cao. Tuy nhiên, có hai yếu tố sẽ kiềm chế Wipha tăng cấp nhanh như Yagi là hướng di chuyển có thể lệch lên phía bắc hơn và độ ẩm đại dương thấp hơn. "Dù vậy, chúng ta vẫn cần lưu ý khả năng bão đổ bộ đất liền với sức gió cấp 10-11, giật 14-15", ông Khiêm nói.
Xem toàn màn hình
Ông Mai Văn Khiêm đưa ra nhận định về bão Wipha. Ảnh: Gia Chính
Hiện các đài khí tượng quốc tế vẫn đưa ra các kịch bản khác nhau, độ lệch đường đi tới 100 km nên ảnh hưởng cụ thể đến Việt Nam còn chưa rõ. Khi bão vào Biển Đông, cơ quan khí tượng trong nước sẽ có thêm dữ liệu để đưa ra dự báo chính xác hơn.
Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm hơn 35.100 phương tiện với hơn 147.300 lao động trên biển; không có tàu nào còn hoạt động tại phía đông bắc Bắc Biển Đông - vùng nguy hiểm theo dự báo.
Tránh lặp lại tình huống Thác Bà
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý khu vực Bắc Bộ hiện có 2.495 hồ chứa, trong đó 137 hồ hư hỏng nặng và 47 hồ đang thi công. Lượng nước trữ đạt trung bình 59-85% dung tích thiết kế, nhiều hồ đã ở mức cao như Sơn La, Lào Cai 79%, Tuyên Quang 73%, Phú Thọ 75%. Ông đề nghị các đơn vị tính toán hợp lý phương án xả lũ, đảm bảo an toàn hồ đập, "tránh xảy ra tình trạng như thủy điện Thác Bà năm ngoái".
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa hiện có khoảng 126.500 ha nuôi trồng, gồm gần 53.000 ha nuôi tôm nước lợ, hơn 53.000 ha nhuyễn thể, 21.500 ha cá nước ngọt, gần 19.000 lồng bè và khoảng 3.700 chòi canh. Thứ trưởng Hiệp đề nghị địa phương hướng dẫn người dân thu hoạch sớm nếu có thể, "tránh tình trạng người dân tiếc của, ở lại trông lồng bè khi bão đến, như đã xảy ra trong đợt bão Yagi".
Ông cũng lưu ý các đơn vị thường trực cần phối hợp chặt với địa phương trong bối cảnh vận hành chính quyền hai cấp, phân rõ trách nhiệm và công việc khi xảy ra thiên tai.
Dự báo hướng đi và vùng ảnh hưởng bão Wipha lúc 13h ngày 18/7. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai
Từ đầu năm đến nay, Biển Đông đã có hai cơn bão. Bão Danas không ảnh hưởng đến đất liền, còn bão Wutip hồi tháng 6 không đổ bộ nhưng gây mưa lớn từ 11 đến 13/6 ở Trung Trung Bộ. Đợt mưa lũ này làm 11 người thiệt mạng tại Quảng Trị và TP Huế, hơn 3.500 nhà bị ngập, 88.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng. Nhiều tuyến giao thông sạt lở, ngập úng; chuyến bay từ Đà Nẵng bị hoãn, hủy; chung kết thi hoa hậu phải dời lịch vì nước lũ dâng cao trên sông Hương.
Bão Yagi - do Nhật Bản đặt tên - vào Biển Đông ngày 1/9/2024, được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm trên Biển Đông và 70 năm trên đất liền Việt Nam. Bão đổ bộ Quảng Ninh trưa 7/9 với gió cấp 14, giật cấp 17; Hải Dương ghi nhận gió cấp 11, Hà Nội cấp 10. Bão duy trì sức mạnh trên đất liền hơn 12 giờ, khiến 318 người chết, 26 người mất tích, phần lớn do sạt lở đất. Thiệt hại kinh tế hơn 83.700 tỷ đồng, tương đương 0,62% GDP năm 2023 và gần bằng tổng thu ngân sách vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2024.
Chiều 18/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường họp ứng phó với bão Wipha, dù bão còn cách xa Biển Đông. Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão hiện đạt cấp 8-9, giật cấp 11. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các xoắn mây đối lưu đã xuất hiện quanh tâm bão - dấu hiệu cho thấy Wipha sẽ mạnh lên trong vài ngày tới.
Ông Khiêm nhận định bão Wipha có hướng đi khá tương đồng với bão Yagi năm 2024. Khi vào Biển Đông, bão sẽ gặp bốn điều kiện thuận lợi để tăng cấp nhanh: nhiệt độ mặt nước cao (29-31 độ C), thông lượng nhiệt đại dương lớn, độ đứt gió yếu và phân kỳ gió tầng cao. Tuy nhiên, có hai yếu tố sẽ kiềm chế Wipha tăng cấp nhanh như Yagi là hướng di chuyển có thể lệch lên phía bắc hơn và độ ẩm đại dương thấp hơn. "Dù vậy, chúng ta vẫn cần lưu ý khả năng bão đổ bộ đất liền với sức gió cấp 10-11, giật 14-15", ông Khiêm nói.

Ông Mai Văn Khiêm đưa ra nhận định về bão Wipha. Ảnh: Gia Chính
Hiện các đài khí tượng quốc tế vẫn đưa ra các kịch bản khác nhau, độ lệch đường đi tới 100 km nên ảnh hưởng cụ thể đến Việt Nam còn chưa rõ. Khi bão vào Biển Đông, cơ quan khí tượng trong nước sẽ có thêm dữ liệu để đưa ra dự báo chính xác hơn.
Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm hơn 35.100 phương tiện với hơn 147.300 lao động trên biển; không có tàu nào còn hoạt động tại phía đông bắc Bắc Biển Đông - vùng nguy hiểm theo dự báo.
Tránh lặp lại tình huống Thác Bà
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý khu vực Bắc Bộ hiện có 2.495 hồ chứa, trong đó 137 hồ hư hỏng nặng và 47 hồ đang thi công. Lượng nước trữ đạt trung bình 59-85% dung tích thiết kế, nhiều hồ đã ở mức cao như Sơn La, Lào Cai 79%, Tuyên Quang 73%, Phú Thọ 75%. Ông đề nghị các đơn vị tính toán hợp lý phương án xả lũ, đảm bảo an toàn hồ đập, "tránh xảy ra tình trạng như thủy điện Thác Bà năm ngoái".
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa hiện có khoảng 126.500 ha nuôi trồng, gồm gần 53.000 ha nuôi tôm nước lợ, hơn 53.000 ha nhuyễn thể, 21.500 ha cá nước ngọt, gần 19.000 lồng bè và khoảng 3.700 chòi canh. Thứ trưởng Hiệp đề nghị địa phương hướng dẫn người dân thu hoạch sớm nếu có thể, "tránh tình trạng người dân tiếc của, ở lại trông lồng bè khi bão đến, như đã xảy ra trong đợt bão Yagi".
Ông cũng lưu ý các đơn vị thường trực cần phối hợp chặt với địa phương trong bối cảnh vận hành chính quyền hai cấp, phân rõ trách nhiệm và công việc khi xảy ra thiên tai.

Dự báo hướng đi và vùng ảnh hưởng bão Wipha lúc 13h ngày 18/7. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai
Từ đầu năm đến nay, Biển Đông đã có hai cơn bão. Bão Danas không ảnh hưởng đến đất liền, còn bão Wutip hồi tháng 6 không đổ bộ nhưng gây mưa lớn từ 11 đến 13/6 ở Trung Trung Bộ. Đợt mưa lũ này làm 11 người thiệt mạng tại Quảng Trị và TP Huế, hơn 3.500 nhà bị ngập, 88.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng. Nhiều tuyến giao thông sạt lở, ngập úng; chuyến bay từ Đà Nẵng bị hoãn, hủy; chung kết thi hoa hậu phải dời lịch vì nước lũ dâng cao trên sông Hương.
Bão Yagi - do Nhật Bản đặt tên - vào Biển Đông ngày 1/9/2024, được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm trên Biển Đông và 70 năm trên đất liền Việt Nam. Bão đổ bộ Quảng Ninh trưa 7/9 với gió cấp 14, giật cấp 17; Hải Dương ghi nhận gió cấp 11, Hà Nội cấp 10. Bão duy trì sức mạnh trên đất liền hơn 12 giờ, khiến 318 người chết, 26 người mất tích, phần lớn do sạt lở đất. Thiệt hại kinh tế hơn 83.700 tỷ đồng, tương đương 0,62% GDP năm 2023 và gần bằng tổng thu ngân sách vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2024.