Don Jong Un
Xamer mới lớn

59 người Việt Nam trong đường dây lừa đảo đầu tư sàn giao dịch vàng ảo, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng đã bị bắt giữ tại khu vực Tam Giác Vàng.
Chiều 14 Tháng Bảy, Công An Tỉnh Điện Biên đã khởi tố 38 bị can trong đường dây tội phạm công nghệ cao hoạt động ở Tam Giác Vàng, tỉnh Bò Kẹo, Lào, về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Các nghi can bị Công An Tỉnh Điện Biên di lý từ Lào về Việt Nam. (Hình: Dân Trí)
Theo báo Dân Trí, đường dây lừa đảo này do bị can Hoàng Văn Trung, 29 tuổi, quê Cao Bằng, cầm đầu, móc nối với các nghi can người Trung Quốc, lập ra sàn giao dịch vàng ảo “ATFX” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hàng trăm công dân Việt Nam.
Trước đó, sau khi điều tra, từ hôm 4 đến 8 Tháng Bảy, Công An Tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Công An Việt Nam và Công An Lào đồng loạt tấn công bắt giữ các nghi can.
Tại đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng ở tỉnh Bò Kẹo, Lào, lực lượng công an hai nước Việt Nam và Lào đồng loạt kiểm tra, khám xét hai nơi được xác định là “tổng hành dinh” của đường dây lừa đảo xuyên quốc gia trên.
Kết quả, 45 nghi can bị bắt giữ tại chỗ, gồm 14 người Trung Quốc và 31 người Việt Nam, trong đó có bị can cầm đầu Hoàng Văn Trung khi anh ta đang trốn trong một quán bar giữa lòng đặc khu.
Tại đây, lực lượng hữu trách thu giữ lượng tang vật khổng lồ để phục vụ cho hoạt động lừa đảo gồm: 233 điện thoại di động, 292 máy tính All-in-One, 36 bộ máy tính để bàn, hàng ngàn sim Lào, máy chiếu, thiết bị điện tử…Đặc biệt, hàng trăm sổ tay, tài liệu, mỗi trang là một kịch bản lừa đảo tỉ mỉ.
Cùng thời điểm, tại phi trường Viêng Chăn, Lào, một tổ công tác khác của công an đã bắt giữ 14 nghi can gồm 13 người Việt, một người Trung Quốc khi đang làm thủ tục bay sang Cambodia để chạy trốn.
Tang vật thu giữ gồm 41 điện thoại, 13 sổ thông hành, cùng hàng ngàn đô la Mỹ, nhân dân tệ và tiền mặt của Lào.
Trong khi đó, tại Cửa Khẩu Quốc Tế Tây Trang, tỉnh Điện Biên, công an cũng đã bắt giữ 15 nghi can trong đường dây phạm tội trên, khi họ đang ngồi xe trên đường từ Lào về Việt Nam.
Rạng sáng 9 Tháng Bảy, 59 nghi can người Việt Nam trong tổng số 74 nghi can cùng tang vật vụ án được đưa về Công An Tỉnh Điện Biên để điều tra mở rộng.
Theo cơ quan điều tra, các nghi can trong đường dây lừa đảo này không tiếp cận nạn nhân bằng bạo lực, mọi thứ bắt đầu từ những danh khoản mạng xã hội được tạo dựng kỹ lưỡng bằng hình ảnh trên Facebook, Zalo, TikTok với thông tin cá nhân chỉn chu, cuộc sống sang chảnh, có điều kiện kinh tế, lối sống sang trọng.
Tang vật của nhóm lừa đảo bị công an thu giữ. (Hình: Dân Trí)
Mỗi nghi can trong đường dây lừa đảo đều đảm nhiệm một khâu nhất định như người giả gái, giả trai để kết bạn, người phụ trách tư vấn đầu tư, kẻ dựng kịch bản tin nhắn, người chịu trách nhiệm quản lý hệ thống chuyển tiền…
Từ đó, các nghi can kết bạn, trò chuyện, tán tỉnh, xây dựng mối quan hệ tình cảm hoặc bạn bè tin cậy. Khi niềm tin hình thành, họ hứa hẹn với các nạn nhân về việc đầu tư sinh lời khủng (lãi suất 24% mỗi ngày).
Tuy nhiên, khi nạn nhân yêu cầu rút tiền, bọn chúng bắt đầu giở các chiêu trò như: lỗi kỹ thuật, kiểm tra tài khoản, cần xác minh bổ sung… nhằm kéo dài thời gian, tiếp tục “vắt kiệt” tài sản của nạn nhân.
Ngoài việc lừa đảo, các nghi can còn sử dụng hình ảnh nhạy cảm, tin nhắn riêng tư đã lưu trữ từ trước để đe dọa, ép buộc nạn nhân im lặng hoặc tiếp tục chuyển tiền.
Chiều 14 Tháng Bảy, Công An Tỉnh Điện Biên đã khởi tố 38 bị can trong đường dây tội phạm công nghệ cao hoạt động ở Tam Giác Vàng, tỉnh Bò Kẹo, Lào, về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Theo báo Dân Trí, đường dây lừa đảo này do bị can Hoàng Văn Trung, 29 tuổi, quê Cao Bằng, cầm đầu, móc nối với các nghi can người Trung Quốc, lập ra sàn giao dịch vàng ảo “ATFX” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hàng trăm công dân Việt Nam.
Trước đó, sau khi điều tra, từ hôm 4 đến 8 Tháng Bảy, Công An Tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Công An Việt Nam và Công An Lào đồng loạt tấn công bắt giữ các nghi can.
Tại đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng ở tỉnh Bò Kẹo, Lào, lực lượng công an hai nước Việt Nam và Lào đồng loạt kiểm tra, khám xét hai nơi được xác định là “tổng hành dinh” của đường dây lừa đảo xuyên quốc gia trên.
Kết quả, 45 nghi can bị bắt giữ tại chỗ, gồm 14 người Trung Quốc và 31 người Việt Nam, trong đó có bị can cầm đầu Hoàng Văn Trung khi anh ta đang trốn trong một quán bar giữa lòng đặc khu.
Tại đây, lực lượng hữu trách thu giữ lượng tang vật khổng lồ để phục vụ cho hoạt động lừa đảo gồm: 233 điện thoại di động, 292 máy tính All-in-One, 36 bộ máy tính để bàn, hàng ngàn sim Lào, máy chiếu, thiết bị điện tử…Đặc biệt, hàng trăm sổ tay, tài liệu, mỗi trang là một kịch bản lừa đảo tỉ mỉ.
Cùng thời điểm, tại phi trường Viêng Chăn, Lào, một tổ công tác khác của công an đã bắt giữ 14 nghi can gồm 13 người Việt, một người Trung Quốc khi đang làm thủ tục bay sang Cambodia để chạy trốn.
Tang vật thu giữ gồm 41 điện thoại, 13 sổ thông hành, cùng hàng ngàn đô la Mỹ, nhân dân tệ và tiền mặt của Lào.
Trong khi đó, tại Cửa Khẩu Quốc Tế Tây Trang, tỉnh Điện Biên, công an cũng đã bắt giữ 15 nghi can trong đường dây phạm tội trên, khi họ đang ngồi xe trên đường từ Lào về Việt Nam.
Rạng sáng 9 Tháng Bảy, 59 nghi can người Việt Nam trong tổng số 74 nghi can cùng tang vật vụ án được đưa về Công An Tỉnh Điện Biên để điều tra mở rộng.
Theo cơ quan điều tra, các nghi can trong đường dây lừa đảo này không tiếp cận nạn nhân bằng bạo lực, mọi thứ bắt đầu từ những danh khoản mạng xã hội được tạo dựng kỹ lưỡng bằng hình ảnh trên Facebook, Zalo, TikTok với thông tin cá nhân chỉn chu, cuộc sống sang chảnh, có điều kiện kinh tế, lối sống sang trọng.

Mỗi nghi can trong đường dây lừa đảo đều đảm nhiệm một khâu nhất định như người giả gái, giả trai để kết bạn, người phụ trách tư vấn đầu tư, kẻ dựng kịch bản tin nhắn, người chịu trách nhiệm quản lý hệ thống chuyển tiền…
Từ đó, các nghi can kết bạn, trò chuyện, tán tỉnh, xây dựng mối quan hệ tình cảm hoặc bạn bè tin cậy. Khi niềm tin hình thành, họ hứa hẹn với các nạn nhân về việc đầu tư sinh lời khủng (lãi suất 24% mỗi ngày).
Tuy nhiên, khi nạn nhân yêu cầu rút tiền, bọn chúng bắt đầu giở các chiêu trò như: lỗi kỹ thuật, kiểm tra tài khoản, cần xác minh bổ sung… nhằm kéo dài thời gian, tiếp tục “vắt kiệt” tài sản của nạn nhân.
Ngoài việc lừa đảo, các nghi can còn sử dụng hình ảnh nhạy cảm, tin nhắn riêng tư đã lưu trữ từ trước để đe dọa, ép buộc nạn nhân im lặng hoặc tiếp tục chuyển tiền.