<Bình dân học vụ> DỊCH ÂM ĐẠO LÀ GÌ? ÂM ĐẠO TIẾT DỊCH NHƯ THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG?

phicongboj

Tâm hồn dẩm chúa
Cambodia
Dịch âm đạo là hiện tượng bình thường ở cơ thể nữ giới giúp môi trường âm đạo luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. ThS.BS Kiều Lệ Biên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ, bằng cách quan sát tính chất, mùi và màu sắc của dịch tiết âm đạo, chị em sẽ sớm phát hiện tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh phụ khoa để can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.

dịch âm đạo



Dịch âm đạo là gì?​

Dịch âm đạo (còn gọi là khí hư) là một chất lỏng trong suốt, có màu trắng hoặc trắng đục tiết ra từ âm đạo. Chất lỏng này được tạo ra bởi các tuyến nằm bên trong âm đạo, cổ tử cung và nội mạc tử cung.

ThS.BS Kiều Lệ Biên cho biết, lượng dịch tiết âm đạo khác nhau ở mỗi người. Tính chất, màu sắc và mùi của dịch âm đạo có thể thay đổi vào những thời điểm trong kỳ kinh nguyệt. Thông thường, âm đạo ra dịch nhiều hơn trong khoảng thời gian rụng trứng, sắp hành kinh hoặc khi quan hệ tình dục. (1)

Màu sắc của dịch âm đạo có ý nghĩa gì?​

Dựa vào tính chất, mùi và màu sắc của dịch tiết âm đạo mà chị em có thể phân biệt đâu là dịch âm đạo bình thường, đâu là bất thường cảnh báo tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh phụ khoa tiềm ẩn cần điều trị sớm. (2)

1. Màu trong suốt​

Dịch âm đạo bình thường sẽ có màu trong suốt giống như lòng trắng trứng, thường tiết nhiều hơn trước khi rụng trứng hoặc khi quan hệ tình dục.

2. Màu trắng đục​

Chị em có thể thấy âm đạo ra dịch màu trắng đục mịn trước kỳ kinh. Bác sĩ Kiều Lệ Biên cho biết, dịch âm đạo có màu trắng đục mịn vào đầu hoặc cuối kỳ kinh nguyệt đều bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy dịch tiết đặc hơn, vón cục như váng sữa, đi kèm mùi nồng khó chịu cùng triệu chứng ngứa và đau rát vùng kín, đó có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do nấm Candida. Lúc này, chị em cần thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

dịch âm đạo có màu trắng
Dịch âm đạo có màu trắng vào đầu hoặc cuối kỳ kinh là dấu hiệu bình thường

3. Màu nâu hoặc hồng nhạt​

Dịch âm đạo có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm sau vài ngày có kinh nguyệt mà không đi kèm triệu chứng gì khác là dấu hiệu bình thường. Đó có thể do máu kinh còn sót lại lẫn trong dịch tiết âm đạo. Nếu đốm máu xuất hiện ở thời điểm khác, nhất là sau khi quan hệ tình dục nên đi khám phụ khoa để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm hoặc các bất thường khác ở đường sinh dục đi kèm.

4. Màu vàng hoặc xanh loãng​

Nếu nhận thấy âm đạo ra dịch màu vàng đậm hoặc xanh loãng, có bọt, có mùi tanh thì chị em cần lưu ý, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng âm đạo hoặc mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs). Chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra khi phát hiện các dấu hiệu như dịch âm đạo nhiều bất thường, hoặc có mùi hôi khó chịu xuất hiện sau giao hợp hoặc ngay cả không giao hợp.

5. Màu xám​

Âm đạo tiết dịch màu xám là một tín hiệu không tốt. Khí hư màu trắng, xám, rất hôi và nhất là sau quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo. Vì thế, khi thấy dịch tiết âm đạo có màu xám, hôi chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị.


dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn
Chị em cần thăm khám ngay nếu thấy âm đạo ra dịch màu xám, hôi bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo

Nguyên nhân nào khiến dịch âm đạo bất thường?​

Dịch tiết âm đạo bất thường có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây: (3)

1. Do nhiễm khuẩn âm đạo​

Nhiễm khuẩn âm đạo là nguyên nhân thường gặp nhất khiến âm đạo tiết dịch nhiều, màu trắng xám, có mùi rất hôi và thậm chí có mùi tanh như cá ươn khi bác sĩ làm xét nghiệm.

2. Do nhiễm Trichomonas​

Triệu chứng phổ biến của nhiễm Trichomonas là khí hư nhiều màu xanh loãng hay màu vàng, có bọt, có mùi tanh, có thể ngứa, tiểu rát. Thông thường, nhiễm Trichomonas thường lây qua đường quan hệ tình dục và do trùng roi Trichomonas vaginalis.

âm đạo nhiễm trichomonas
Âm đạo nhiễm Trichomonas sẽ tiết dịch màu xanh loãng hoặc màu vàng, có bọt, có mùi tanh

3. Viêm âm đạo do nấm​

Các yếu tố thuận lợi của nhiễm nấm âm đạo là dùng kháng sinh phổ rộng, kéo dài, gia tăng glycogen âm đạo trong thai kỳ, đái tháo đường, thuốc ngừa thai chứa estrogen liều cao, suy giảm miễn dịch, môi trường âm đạo ẩm ướt. Có đến 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm 1 lần trong đời. Nguyên nhân thường do nấm Candida Albicans. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm khí hư đặc, đục lợn cợn thành mảng giống như sữa đông, vôi vữa. Một vài trường hợp đi kèm triệu chứng ngứa âm hộ, âm đạo hoặc cảm giác nóng, tiểu rát, giao hợp đau, âm hộ và niêm mạc âm đạo viêm đỏ.

4. Do mắc bệnh lậu hoặc Chlamydia​

Các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) như lậu hoặc Chlamydia có thể khiến người phụ nữ có dịch tiết âm đạo bất thường. Nhiễm Chlamydia ở phụ nữ có đến 70% không gây triệu chứng, các trường hợp khác có biểu hiện viêm cổ tử cung, tiết dịch âm đạo bất thường, quan hệ ra máu, tiểu khó. Tương tự, phụ nữ nhiễm lậu cầu thường không có triệu chứng, khoảng 50% các trường hợp còn lại có tiết dịch âm đạo bất thường như mủ, viêm cổ tử cung, đau khi quan hệ, đau bụng dưới, tiểu buốt. Các trường hợp nhiễm Chlamydia hoặc lậu cầu có biến chứng sẽ biểu hiện rầm rộ hơn như viêm vùng chậu,…

5. Do nhiễm HPV sinh dục​

Có nhiều con đường lây truyền HPV và quan hệ tình dục là con đường lây truyền chính. HPV (Human Papilloma Virus) – một loại virus gây u nhú ở người có thể gây ra các bệnh lý lây truyền như mụn cóc sinh dục (mào gà) thường do HPV nguy cơ thấp type 6,11 hoặc gây ra ung thư cổ tử cung nếu nhiễm các type nguy cơ cao đặc biệt type 16, 18 gây ra đến 70% ung thư cổ tử cung. Triệu chứng điển hình của nhiễm HPV thường không đặc hiệu, thường phát hiện tình cờ thông qua việc thăm khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ hoặc khi đi khám do có dịch tiết âm đạo bất thường.

Khi nào cần gặp bác sĩ?​

“Khi nhận thấy dịch tiết âm đạo bất thường đi kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau vùng bụng dưới, ngứa, đau rát vùng kín, đi tiểu nhiều lần… chị em cần đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và hướng dẫn điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản”, bác sĩ Kiều Lệ Biên nhắn nhủ. (4)

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát bao gồm cả khám phụ khoa, thăm hỏi các triệu chứng chị em gặp phải, chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động tình dục và tiền sử bệnh lý… Phần lớn các trường hợp viêm âm đạo có thể phát hiện được thông qua khám lâm sàng.

Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu chị em tham gia một số xét nghiệm kiểm tra để tăng kết quả chẩn đoán, có thể là lấy dịch âm đạo để soi tươi và có thể kết hợp sàng lọc ung thư cổ tử cung khi thăm khám phụ khoa hoặc siêu âm phụ khoa kiểm tra hoặc xét nghiệm máu khi có các nghi ngờ viêm vùng chậu, áp xe phần phụ… Khi có kết quả chẩn đoán cụ thể, tìm ra được nguyên nhân gây dịch tiết âm đạo bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
 
Top