Don Jong Un
Xamer mới lớn


(Hình: Báo Hà Nội Mới)
Hà Nội lại vừa tạo nên một “kỳ tích truyền thông”:
“Đa số người dân đồng tình với phương án cấm xe máy xăng từ Tháng Bảy 2026.”
Nghe xong, dân mạng cười không nhặt được mồm.
7 triệu xe máy, tất cả đều gật đầu? Thống kê nào chứng minh?
Theo số liệu chính thức, Hà Nội hiện có hơn 7 triệu xe máy đang lưu thông, trong đó phần lớn là xe sử dụng động cơ đốt trong.
Nếu như chính quyền nói đúng, thì tức là:
– Người lái Grab – đồng tình!
– Cô bán bún sáng ở vỉa hè – đồng tình!
– Công nhân đi 10km mỗi sáng bằng xe số cũ – đồng tình!
– Người chạy xe máy cũ, lương 5 triệu – cũng đồng tình với xe điện vài chục triệu?
Vậy thống kê nào cho thấy 7 triệu dân gật đầu cùng lúc?
Hay đây chỉ là **kết luận rút ra từ một “cuộc khảo sát nội bộ”, nơi mà câu hỏi là:
“Anh có muốn sống trong môi trường sạch đẹp hơn không?”**
Khi “đồng thuận xã hội” là sản phẩm của… chỉ đạo!
Giới phân tích độc lập đặt ra câu hỏi:
Ai thực sự hưởng lợi từ chính sách này?
Tại sao phải vội vã đến vậy, dù hạ tầng xe điện, trạm sạc, pin tái chế vẫn đang trong… bản vẽ?
Và câu trả lời có thể nằm ở:
Các tập đoàn đang đổ vốn vào xe điện nội địa.
– Những “mối quan hệ” mờ ám giữa chính sách và đầu tư.
– Các chiến dịch truyền thông mang danh “vì môi trường” nhưng thực chất là để… mở đường cho lợi ích nhóm.
“Cấm xe xăng để cứu môi trường” – hay để cứu… một thương hiệu quốc gia?
Có một sự trùng hợp lạ kỳ: thời điểm chính sách được công bố cũng là lúc một hãng xe nội địa đang loay hoay vì ế ẩm, tồn kho, cạnh tranh thua xa xe nhập.
Câu hỏi đặt ra:
– Liệu “chính sách cấm” có phải là phương án ép người dân phải chuyển sang sản phẩm “made in nhóm lợi ích”?
– Không ai phản đối xe điện – nhưng cấm bằng mệnh lệnh hành chính, thay vì hỗ trợ chuyển đổi, thì không khác gì ép người dân trả giá cho một giấc mơ công nghiệp thất bại.
“Ý kiến người dân”, có thật hay chỉ là một cú đạo diễn giỏi?
Mỗi lần có chính sách gây tranh cãi, ta lại thấy điệp khúc:
“Đa số người dân đồng tình.”
“Khảo sát cho thấy mức độ ủng hộ cao.”
“Ý kiến người dân đã được tiếp thu.”
Nhưng tuyệt nhiên:
– Không có báo cáo minh bạch.
– Không công bố phương pháp khảo sát.
– Không mời báo chí độc lập giám sát.
Phải chăng “ý kiến người dân” chỉ là một lớp son ngụy trang cho một quyết định đã được định sẵn từ trước?
Khi dân là đối tượng bị quản lý, chứ không phải đối tượng được hỏi
Bạn có quyền chạy xe xăng, miễn là bạn không nghèo.
Bạn có quyền sống xanh, miễn là bạn đủ tiền để “xanh” theo đúng chuẩn.
Còn nếu không, thì bạn sẽ trở thành “đối tượng cần chuyển đổi nhận thức”, tức là ngậm miệng, lên mạng đọc báo, rồi tự gật đầu theo lệnh.