Các trường quân đội giảm sức hút, khó tuyển sinh

Các trường quân đội giảm sức hút, khó tuyển sinh​

Tỷ lệ thí sinh đăng ký vào trường quân đội giảm liên tiếp trong ba năm qua, Bộ Quốc Phòng đưa ra nhiều giải pháp, gồm việc tổ chức kỳ thi riêng vào năm sau.

Trung tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Phó trưởng ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc Phòng, chia sẻ thông tin trên tại buổi giới thiệu về công tác tuyển sinh quân sự năm 2024, chiều 26/4.
Ông Oanh không công bố số liệu cụ thể nhưng cho biết công tác tuyển sinh quân đội đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập do tính đặc thù, yêu cầu nhân lực chất lượng cao, qua sơ tuyển với nhiều tiêu chuẩn về sức khỏe, phẩm chất chính trị, năng lực...
"Chúng tôi đã khảo sát, đánh giá và xác định được hơn 10 nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này", ông Oanh nói.
Nguyên nhân cơ bản nhất là tỷ lệ thí sinh mắc tật khúc xạ ngày càng cao, trong khi hầu hết trường yêu cầu thí sinh không mắc tật này (trừ Học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y và Khoa học quân sự, một số ngành của Học viện Phòng không Không quân).

Nhiều em đủ điều kiện về sức khỏe, chính trị, đạo đức, kiến thức, muốn vào quân đội nhưng lại mắc tật khúc xạ. Những em không mắc lại không có nguyện vọng vào trường quân đội. Điều này làm lượng thí sinh bị thu hẹp", ông Oanh nói.

Trung tướng Nguyễn Văn Oanh chia sẻ tại buổi giới thiệu thông tin tuyển sinh quân sự, chiều 26/4. Ảnh: Dương Tâm
Xem toàn màn hình

Trung tướng Nguyễn Văn Oanh tại buổi giới thiệu thông tin tuyển sinh quân sự, chiều 26/4. Ảnh: Dương Tâm

Nguyên nhân thứ hai được ông Oanh chỉ ra là nền kinh tế, công nghiệp phát triển đa dạng. Học sinh tốt nghiệp THPT có thể xin làm tại các khu công nghiệp 8 tiếng mỗi ngày, lương thấp cũng 7-8 triệu đồng. Ông đánh giá lương quân đội thấp so với năng lực, thời gian, công sức và áp lực công việc.

Ngoài ra, quan điểm của các gia đình trong lựa chọn nghề nghiệp cũng thay đổi. Trước kia, mỗi gia đình có nhiều con nên chọn trường quân đội để không mất học phí, lại được bố trí việc làm. Ngày nay, các nhà sinh ít hơn, kinh tế phát triển nên đủ sức nuôi con, không muốn vào trường quân đội nữa.

Do đó, Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng quyết định tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp và đa dạng hình thức xét tuyển, thu hút thí sinh bằng nhiều phương thức.

Cụ thể, từ năm 2025, Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng để xét tuyển khoảng 30% chỉ tiêu vào 17 trường quân đội.

"Đại học Quốc gia Hà Nội đang hỗ trợ chúng tôi trong việc này", ông Oanh nói. Dự kiến, thí sinh làm bài thi trên máy tính, gồm kiến thức Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài tổng hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Năm nay, 17 trường quân đội năm nay tuyển hơn 5.300 sinh viên, tăng gần 1.000 so với năm ngoái, chủ yếu dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Hai phương thức mới được các trường áp dụng năm nay là xét điểm thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia (20% chỉ tiêu) và xét học bạ (khoảng 10% chỉ tiêu, trừ Học viện Kỹ thuật Quân sự và Quân y).

Điều kiện xét tuyển học bạ trường quân đội


Quảng cáo

Thí sinh có nguyện vọng vào trường quân đội phải qua sơ tuyển, từ ngày 15/3 đến hết 20/5.

17 trường quân đội được chia thành hai nhóm. Nhóm đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật gồm Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Nhóm đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần gồm những trường còn lại. Một số điều kiện sẽ khác nhau giữa hai nhóm trường.

Thí sinh nam khu vực 1 (miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo hoặc các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn) và người dân tộc thiểu số phải cao từ 1,6 m, nặng 50 kg; nữ từ 1,52 m, nặng 46 kg trở lên.

Điều kiện chiều cao với thí sinh thuộc dân tộc thiểu số rất ít người giảm 2 cm với nam; cân nặng giảm 2 kg với nữ, 4 kg với nam. Thí sinh nam các khu vực còn lại phải cao tối thiểu 1,65 m, nữ 1,54 m nếu đăng ký vào nhóm sĩ quan chỉ huy; 1,63 m với nam, 1,54 m với nữ khi chọn nhóm sĩ quan kỹ thuật. Điều kiện cân nặng áp dụng chung là nam từ 50 kg, nữ 48 kg trở lên.

Về thị lực, nhóm chỉ huy tham mưu không tuyển thí sinh mắc các tật khúc xạ, còn lại không quá 3 đi-ốp. Thí sinh ngoài quân đội phải trong độ tuổi 17 đến 21. Quân nhân tại ngũ, đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi.

Thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 vào một trường quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển, các nguyện vọng còn lại theo nhu cầu. Việc đăng ký theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2023, điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp vào các trường quân đội dao động 16,25-27,97. Học viện Khoa học quân sự lấy đầu vào cao nhất, thấp nhất là trường Sĩ quan Công binh.
 
Có não ng ta chọn làm ng chứ ai chọn làm cứt. Gia phả toàn cứt thì nói là địt gì nữa.
 
4 năm đại học khổ như chó, tốt nghiệp đc gạch thiếu uý làm chân bị hành cho thủ trưởng..
 
Quân đội năm nào chả thấp. Lương thì cao thật đấy nhưng m cứ nghĩ là không được gần vợ con, tiền lương cũng đéo biết xài để làm gì. Suốt ngày ru rú trong đó, có khi vợ m ngoại tình ở ngoài thì cay lắm. Trừ mấy thằng con cháu gốc bự thì tự do thoải mái thôi chứ còn lại mệt lắm
 
Nvu quân đội thì phải đóng tiền để trốn còn nvca thì đóng tiền để dc đi nhá, chục năm nay rồi!
 
Quân đội năm nào chả thấp. Lương thì cao thật đấy nhưng m cứ nghĩ là không được gần vợ con, tiền lương cũng đéo biết xài để làm gì. Suốt ngày ru rú trong đó, có khi vợ m ngoại tình ở ngoài thì cay lắm. Trừ mấy thằng con cháu gốc bự thì tự do thoải mái thôi chứ còn lại mệt lắm
Bọn quân đội nó chúa quân phiệt, gia trưởng, ngoại tình để nó biết thì chỉ có ăn đạn
 
Top