Don Jong Un
Xamer mới lớn

Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan báo đang phối hợp với nhà chức trách Cambodia để nhanh chóng hồi hương hơn 140 công dân bị bắt ở Phnom Penh với cáo buộc tham gia đường dây lừa đảo trực tuyến đóng tại nước này.
Theo báo VNExpress hôm 17 Tháng Bảy, Sứ Quán Việt Nam tại Cambodia đã hoàn tất thủ tục xác minh nhân thân ban đầu và đang triển khai các thủ tục lãnh sự để đưa đưa nhóm người nêu trên về nước
Bốn mươi lăm người Việt được nhà chức trách Cambodia trao trả cho Việt Nam hôm 16 Tháng Bảy tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. (Hình: Tiền Phong)
Bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao cho biết tin này và lặp lại lời khuyến cáo: “Các công dân cần tỉnh táo trước lời mời ra ngoại quốc làm việc nhẹ lương cao, không cần bằng cấp, không cần qua các bên. Đề nghị công dân tìm hiểu kỹ về công ty, môi trường làm việc trước khi ra ngoại quốc.”
Bản tin cho biết thêm, 140 người Việt bị nhà chức trách Cambodia bắt giữ trong đợt trấn áp những khu phức hợp lừa đảo trực tuyến diễn ra trong các ngày 14-16 Tháng Bảy.
Cảnh sát Cambodia đã tịch thu nhiều thiết bị gồm máy điện toán và hàng trăm cái điện thoại di động được dùng để lừa đảo trực tuyến.
140 người Việt bị bắt tại các tỉnh Kratie và Pursat của Cambodia. Nhiều khả năng nhóm người Việt sẽ phải tự trả chi phí xe cộ và thủ tục hồi hương.
Trong một diễn biến khác, tờ Tiền Phong 17 Tháng Bảy cho hay, có thêm 45 người Việt vừa được phía Cambodia trao trả.
Đây đều là những người ham “việc nhẹ, lương cao” nên bị dụ dỗ sang Cambodia theo kiểu nhập cảnh lậu qua đường mòn mà không cần sổ thông hành (passport).
Khi làm thủ tục tiếp nhận người, giới chức Biên Phòng Tây Ninh phát giác
trong số 45 người có sáu trường hợp có tiền án, tiền sự về các tội danh như “lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản,” “tàng trữ chất ma túy, đánh bạc,” “cướp tài sản, trộm cắp tài sản”…
Đa phần trong số này là thanh niên có quê Ninh Bình, Hải Phòng, Sài Gòn, Tây Ninh, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Nai, An Giang, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Gia Lai, Cà Mau…
Công An Việt Nam thu thập hồ sơ và xác minh các trường hợp được Cambodia trao trả. (Hình: Thanh Niên)
Trong một vụ mới xảy ra, theo tờ Thanh Niên hôm 15 Tháng Bảy, thiếu niên NVB, 16 tuổi, ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú cũ của Sài Gòn, được đưa về Việt Nam sau khi gia đình nộp 285 triệu đồng ($10,894) tiền “chuộc mạng.” Em B. được ghi nhận “mất tích” hôm 22 Tháng Sáu.
Gia đình thiếu niên nhờ xem camera an ninh của hàng xóm thì thấy con trai họ được một chiếc xe hơi màu đỏ đến tận nhà đón và chở về hướng tỉnh Tây Ninh.
Đáng nói, gia đình thiếu niên đã báo công an nhưng sau đó phải tự xoay sở và trả tiền “nộp mạng” trước khi được người của công ty lừa đảo trực tuyến báo tin đón con trai mình tại khu vực biên giới của tỉnh Long An cũ với Cambodia.
Trước khi vụ việc xảy ra, em B. vừa học xong lớp Mười và bày tỏ ý định “đi làm trong thời gian nghỉ Hè để phụ giúp gia đình
Theo báo VNExpress hôm 17 Tháng Bảy, Sứ Quán Việt Nam tại Cambodia đã hoàn tất thủ tục xác minh nhân thân ban đầu và đang triển khai các thủ tục lãnh sự để đưa đưa nhóm người nêu trên về nước

Bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao cho biết tin này và lặp lại lời khuyến cáo: “Các công dân cần tỉnh táo trước lời mời ra ngoại quốc làm việc nhẹ lương cao, không cần bằng cấp, không cần qua các bên. Đề nghị công dân tìm hiểu kỹ về công ty, môi trường làm việc trước khi ra ngoại quốc.”
Bản tin cho biết thêm, 140 người Việt bị nhà chức trách Cambodia bắt giữ trong đợt trấn áp những khu phức hợp lừa đảo trực tuyến diễn ra trong các ngày 14-16 Tháng Bảy.
Cảnh sát Cambodia đã tịch thu nhiều thiết bị gồm máy điện toán và hàng trăm cái điện thoại di động được dùng để lừa đảo trực tuyến.
140 người Việt bị bắt tại các tỉnh Kratie và Pursat của Cambodia. Nhiều khả năng nhóm người Việt sẽ phải tự trả chi phí xe cộ và thủ tục hồi hương.
Trong một diễn biến khác, tờ Tiền Phong 17 Tháng Bảy cho hay, có thêm 45 người Việt vừa được phía Cambodia trao trả.
Đây đều là những người ham “việc nhẹ, lương cao” nên bị dụ dỗ sang Cambodia theo kiểu nhập cảnh lậu qua đường mòn mà không cần sổ thông hành (passport).
Khi làm thủ tục tiếp nhận người, giới chức Biên Phòng Tây Ninh phát giác
trong số 45 người có sáu trường hợp có tiền án, tiền sự về các tội danh như “lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản,” “tàng trữ chất ma túy, đánh bạc,” “cướp tài sản, trộm cắp tài sản”…
Đa phần trong số này là thanh niên có quê Ninh Bình, Hải Phòng, Sài Gòn, Tây Ninh, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Nai, An Giang, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Gia Lai, Cà Mau…

Trong một vụ mới xảy ra, theo tờ Thanh Niên hôm 15 Tháng Bảy, thiếu niên NVB, 16 tuổi, ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú cũ của Sài Gòn, được đưa về Việt Nam sau khi gia đình nộp 285 triệu đồng ($10,894) tiền “chuộc mạng.” Em B. được ghi nhận “mất tích” hôm 22 Tháng Sáu.
Gia đình thiếu niên nhờ xem camera an ninh của hàng xóm thì thấy con trai họ được một chiếc xe hơi màu đỏ đến tận nhà đón và chở về hướng tỉnh Tây Ninh.
Đáng nói, gia đình thiếu niên đã báo công an nhưng sau đó phải tự xoay sở và trả tiền “nộp mạng” trước khi được người của công ty lừa đảo trực tuyến báo tin đón con trai mình tại khu vực biên giới của tỉnh Long An cũ với Cambodia.
Trước khi vụ việc xảy ra, em B. vừa học xong lớp Mười và bày tỏ ý định “đi làm trong thời gian nghỉ Hè để phụ giúp gia đình