Có Hình Cập nhật vòng đàm phán thứ 3: đàm phán thương mại đối ứng giữa Mỹ và Việt Nam

linh.vk

Địt Bùng Đạo Tổ
Armenia
Vòng đàm phán lần thứ 3 về Hiệp định song phương thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã diễn ra ngày 9–12/6/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Hai bên thu hẹp đáng kể khoảng cách ở tất cả các lĩnh vực đàm phán. Bộ trưởng Lutnick khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để có phương án phù hợp. Đại sứ Jamieson Greer cũng đánh giá cao thiện chí và nỗ lực của Việt Nam, coi đây là nền tảng quan trọng để tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán.
Một số thông tin trên báo quốc tế về tiến triển đàm phán giữa 2 nước:
- Theo Bloomberg thì Hoa Kỳ và Việt Nam đang tiến gần đến một khung thỏa thuận thương mại. Những người hiểu rõ vấn đề này cho biết các chi tiết cuối cùng của khuôn khổ vẫn đang được hoàn thiện để đảm bảo Trump ký duyệt.
- Ngoài đàm phán với các cấp chính quyền thì Việt Nam cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp lớn của Mỹ như Nike, Walmart, Qualcomm…. để kiến nghị lên tổng Trump giảm mức thuế cho Việt Nam tránh ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp này. Bộ trưởng Thương mại Việt Nam đã gặp gỡ các giám đốc điều hành của Nike Inc và Walmart Inc như một phần của chiến dịch thu hút sự chú ý lớn nhắm vào các doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhằm mục đích tập hợp sự ủng hộ trước các cuộc đàm phán thương mại có rủi ro cao để tránh mức thuế quan cao.
- Với hành động nhanh chóng của chính phủ và sự nhượng bộ đáng kể thì các chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam có thể mức thuế đối ứng về ngang với các quốc gia khác, thậm chí có thể đưa về 0 trong kịch bản lạc quan nhất.



 
báo trong nước nói “kết quả tiến bộ”, còn báo Tây lại bảo Mỹ đòi yêu sách “khó nhằn”?
 
Tàu ăn 50 mỹ ăn 10 của tàu, tập đế chấp nhận rồi,
Trump mị dân thôi e
"The 55% tariff total appears at first glance to be a hike from the 30% rate agreed in the truce struck early last month when both sides slashed triple-digit rates. However, a White House official said it merely reflected Trump’s worldwide 10% baseline “reciprocal” tariff on imports, the 20% fentanyl trafficking levy and a 25% pre-existing tariff on China."
 
Trump mị dân thôi e
"The 55% tariff total appears at first glance to be a hike from the 30% rate agreed in the truce struck early last month when both sides slashed triple-digit rates. However, a White House official said it merely reflected Trump’s worldwide 10% baseline “reciprocal” tariff on imports, the 20% fentanyl trafficking levy and a 25% pre-existing tariff on China."
Ừ, nhưng tàu vẫn ăn nhiều thuế hơn,
 
Anh và Ấn tay bắt mặt mừng, gọi dạ bảo vâng với Mĩ mà tới giờ còn chưa deal xong, VN chờ mùa quýt đi.
Chuẩn bị đàm phán cả nhiệm kỳ Trump luôn. Các vòng đàm phán gần đây sẽ không phải là tour đàm phán thuế quan duy nhất trong nhiệm kỳ của ông Trump. Lần này chỉ là xử lý tạm thời câu chuyện thuế đối ứng thôi.
Nhưng là một đợt cọ xát cần thiết để nắm bắt lối chơi của đội Mỹ.
 
Ừ, nhưng tàu vẫn ăn nhiều thuế hơn,
chưa hẵn thế.
55% là on top thôi.
trump nó tính cả 20% đã đánh TQ ở nhiệm kỳ đầu. Cái này TQ đã chấp nhận rồi.
+ fentanyl 25%. Cái này ko phải ngành nghề nào cũng áp
nói chung TQ chỉ dính thêm 10% sau ngày giải phóng thuế quan của Trump thôi
 
Báo viết bài lạc quan phết, còn báo viết là parnert khối cục gạch có vẻ điều hiêu :vozvn (8):
 
Trong tuần rồi, các đoàn Việt Nam đã bay sang Washington để chốt chi tiết cuối. Còn Trump thì tuyên bố: Tôi sẽ gửi thư cho từng nước, báo luôn mức thuế, ký thì tốt, không ký thì tự chịu
 
Theo Reuters (15/6), trong vòng đàm phán lần này, phía Mỹ đưa ra “bộ yêu cầu cứng rắn”, trong đó có điều khoản quan trọng yêu cầu Việt Nam giảm phụ thuộc vào nguyên liệu và linh kiện công nghiệp từ Trung Quốc. Đây không còn là chuyện cân bằng thương mại, mà là một bước đi có tính địa chiến lược.
Không chỉ là câu chuyện hàng rào thuế quan, Mỹ đang tận dụng đòn bẩy kinh tế để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm giảm vai trò của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, sản xuất và năng lượng.
Việt Nam, với vị trí đặc biệt trong chuỗi cung ứng Đông Á và quan hệ chặt chẽ với cả Bắc Kinh và Washington, đang bị kéo mạnh về một phía.
Trong bối cảnh đó, thái độ lặng lẽ của Mỹ với Việt Nam – khác hoàn toàn với thái độ công khai với Trung Quốc – là điều đáng chú ý.
Nó cho thấy Washington không muốn làm hỏng tiến trình đàm phán bằng những tuyên bố công khai có thể gây mất mặt cho Hà Nội.
Thay vào đó, họ “nói nhỏ nhưng ép mạnh”, qua các cuộc họp kín và điều kiện kỹ thuật sâu.
Áp lực thời gian và cán cân bất đối xứng
Thực tế là Việt Nam đang trong thế bị động.
Sau khi Mỹ áp thuế 46% vào đầu tháng 4, một “tạm đình chỉ trong 90 ngày” được Tổng thống Donald Trump công bố vào ngày 9 tháng 4 – sẽ hết hiệu lực vào 8/7 sắp tới.
Nghĩa là chỉ còn vỏn vẹn hơn ba tuần để đạt được thỏa thuận có thể cứu vãn hàng chục tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Số liệu thương mại từ US Census Bureau cho thấy áp lực rất rõ ràng: chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 54,53 tỷ USD – so với 39,07 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái – và đạt thặng dư thương mại kỷ lục 50,07 tỷ USD (35,57 tỷ USD).
Cũng theo số liệu của US Census Bureau, năm 2024, Việt Nam xuất sang Mỹ 136,5 tỷ USD và nhập khẩu 13,04 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ. Mỹ bị thâm hụt thương mại 123,4 tỷ USD.
Đây là lý do vì sao Mỹ muốn “chặn đứng” đà này nếu Việt Nam không thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng.
Về phía Việt Nam: Chiến lược “né đòn, giữ mặt”
Hà Nội không thể công khai rằng họ đang chịu áp lực từ Mỹ để cắt liên kết với Trung Quốc – điều đó không chỉ nguy hiểm về mặt chính trị nội bộ, mà còn đe dọa quan hệ song phương với Bắc Kinh.
Vì vậy, Việt Nam chọn cách im lặng, nhún nhường trong kỹ thuật đàm phán, đồng thời nhấn mạnh cam kết tăng nhập hàng Mỹ (nông sản, năng lượng, máy bay…) như một cách “mua thời gian”.
Chiến thuật này có thể hữu ích trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài nó không giúp Việt Nam tránh được câu hỏi cốt lõi mà Mỹ đang đặt ra: Việt Nam đứng về phía ai trong trật tự thương mại mới đang hình thành sau đại dịch Covid-19 và các cuộc chiến tranh thuế quan?
Một cuộc đấu trí cấp cao – lặng lẽ mà quyết liệt
Washington đã chọn London để đàm phán với Bắc Kinh – và chọn Washington để ép Hà Nội.
Đó không chỉ là sự sắp đặt về địa điểm, mà còn là một thông điệp chiến lược: Trung Quốc là đối trọng, Việt Nam là đối tác cần điều chỉnh.
Trong cuộc chơi mới, Mỹ đang định hình lại không chỉ dòng chảy thương mại mà cả trật tự địa chính trị khu vực, và Việt Nam – với tất cả mong muốn “bamboo diplomacy” – không còn nhiều không gian để trốn tránh sự lựa chọn.
Đến tháng 7, nếu không có đột phá, Việt Nam có thể sẽ phải hứng trọn gói thuế 46%.
Và khi đó, cái giá của sự im lặng sẽ là sự tụt hậu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, theo quan sát kỹ cách đưa tin của báo chí Hà Nội, nhiều khả năng Việt Nam đang “giữ bài” để tạo kịch tính chính trị cho một sự kiện lớn: chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Tô Lâm vào cuối tháng 6, có thể đúng vào ngày 27/6 như một số nguồn tin nội bộ từng tiết lộ.
Trước đó, ông Tô Lâm từng ngỏ ý đến Washington vào cuối tháng 5 để thuyết phục Tổng thống Trump giảm thuế, nhưng chuyến đi đã không diễn ra.
Nếu chuyến đi cuối tháng 6 trở thành sự thật, thì việc trì hoãn công bố kết quả đàm phán lần 3 là có chủ đích: Hà Nội muốn tạo “thành tựu ngoại giao” để Tổng Bí thư xuất hiện tại Tòa Bạch Ốc trong vai trò người mang về một chiến thắng “win-win” với siêu cường số một thế giới.
 

Có thể bạn quan tâm

Top