Truyện số 1: https://xamvn.com/r/chuyen-lang-so-1.592461
Truyện số 2: https://xamvn.com/r/chuyen-lang-so-2.592758
Truyện số 3:
CHUYỆN NHÀ ÔNG VẬN
Bố ông Vận nhà ở trong làng, đến đời ông thì bán đi, mua ra xóm trại. Tính ra lại hay, bởi ở xóm trại rộng rãi thoáng mát lắm. Chỉ phải cái mùa đông thì hơi lạnh vì đón gió từ đồng vào; rồi mùa vụ phun thuốc sâu, cũng có chút khó chịu.
Mùa hè thì khỏi nói, nhà ông mát mẻ lắm. Nếp nhà tranh ba gian nhìn ra khoảng sân rộng. Vuông góc là mấy gian nhà ngang và bếp, cũng lợp rạ. Liền đó là cái ao sâu, quanh năm nước trong leo lẻo, có cây cầu rửa bắc bằng hai cây tre, hàng dừa già lâu năm soi bóng. Phía đường cái vào, ông lại đào cái ao nhỏ thả cá, chỉ để một lối đi vài mét làm đường vào nhà. Từ ngoài nhìn vào, nhà ông có nét gì đó của miền sông nước Nam Bộ.
Ngoài cày cấy như mọi người, ông Vận còn nuôi thêm nhiều vịt. Bán trứng vịt đem về thu nhập cũng không tệ, nhưng ông vẫn cứ nghèo. Ông nghiện rượu. Nghiện nặng lắm.
Trong làng có nhiều bợm rượu, nhưng ông Vận không được tính vào hàng lớp ấy. Ông nghiện rượu chứ không nát rượu. Ông chỉ uống đều đều, uống vì nghiện chứ không say, không chửi bới phá phách. Uống đều quá nên nhà ông vẫn chỉ lợp mái rạ, còn làng xóm thì đã nhà ngói sân gạch hết cả rồi.
Ông Vận có hai thằng con trai. Thằng út tên Kiên, chẳng giống được ông nết gì ngoài nết hay rượu. Mới mười bảy mười tám tuổi, nó đã uống rượu khoẻ hơn ông nhiều.
Thằng Kiên chỉ dám uống trộm thôi. Để có tiền mua rượu, nó thường dầm dãi đánh dậm ngoài đồng. Đôi khi, nó cũng giấu đi một ít trứng vịt của bố, vụng đổi lấy rượu uống.
Vụng trộm như thế thì đâu có được nhiều, nó chưa một lần được uống thoả thích trong đời. Cái thời đó, miếng ăn miếng uống ai mà không thiếu. Rượu lại càng quý. Chỉ đến khi có đám xứ (ma chay, cưới hỏi, nhà mới), có cỗ bàn, thức đó mới gọi là đề huề hơn một chút.
Một ngày, thằng Kiên được đi ăn cỗ. Cũng không nhớ đấy là đám gì, đám nhà ai, chỉ nhớ nó được uống rượu thoả thích. Nó thèm rượu lâu lắm rồi, thèm đến mức chan cả rượu vào bát cơm mà húp, chẳng cần thức ăn gì khác.
Buổi trưa hôm ấy, hàng xóm lôi mãi mới được thằng Kiên từ hố xí ra. Người nó mềm như chuột, nhầy nhụa những cứt từ đầu đến chân. Người ta khiêng nó về, vứt ở sân nhà ông Vận. Mất cả một buổi chiều, ông Vận và thằng con lớn kì cọ cho nó. Còn chưa chưa sạch mùi cứt, ông đã điên tiết, nện cho nó một trận. Lại vãi đầy những cứt.
Ông Vận buồn lắm. Đôi khi ông cũng ý thức được, vì rượu mà gia cảnh ông cứ mãi túng quẫn khốn nạn như thế. Ông cũng muốn cai rượu. Ông ăn ớt để bớt cơn thèm, ăn đến phồng rộp cả lưỡi, toe toét cả môi, đau đớn không chịu nổi. Lúc ấy, như lời ông thỏ thẻ, một hớp rượu lại làm mồm miệng ông mát lạnh cả đi. Rượu xoa dịu mọi đau đớn thể xác ông.
Ông Vận chịu thua, không thể rời cái chai.
Trong xóm có nhà nấu rượu, tên ông Vận trong cuốn sổ nợ nhà ấy, dễ kéo dài đến cả chục trang giấy. Ông không mua nhiều, mỗi lần chỉ một cút nhỏ thôi, vì làm gì có tiền. Thế nên một ngày, có khi nhà đấy phải ghi đến ba dòng cho ông vào sổ. Ông trả chậm thôi chứ không quịt. Mỗi lần bán trứng, ông lại trả một ít. Như thế thì lần sau người ta mới bán chịu cho.
Vóc người ông Vận cao gầy, đôi má hóp lại, vẻ mặt già nua nhưng không tiều tụy. Thằng bé con nhà nấu rượu đã quen với nụ cười móm mém, ánh mắt cầu cạnh, lời nói thẽ thọt của ông mỗi khi nó gặp.
- Bán chịu cho anh một hiêu [cút] nữa thôi. Nhé!
Ông Vận dỗ dành thằng bé. Lần nào cũng thế, nó chần chừ một lúc, rồi cũng không cưỡng lại được mà rót đầy chai cho ông. Thằng bé chỉ mới hơn mười tuổi thôi, nhưng theo vai vế trong họ, nó chỉ phải gọi ông Vận bằng anh.
Vẻ mặt cầu tài lúc đến, bóng lưng mảnh khảnh khi ra về của ông Vận, cho đến mãi sau này vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ của thằng bé bán rượu ấy. Nhưng điều khiến nó ám ảnh nhất về ông Vận lại là một lần khác.
Hôm ấy là chiều ba mươi Tết. Thằng bé nhà bán rượu rất thích đi đòi nợ vào dịp này. Mai là Tết rồi, người ta ai lại muốn nợ qua năm mới, dông chết. Đến nhà ông Vận, nó đã gọi to từ ngoài cổng. Nhưng vừa nhìn thấy ông ngồi ở góc hè, miệng nó như cứng lại.
Ông Vận ngồi trên chiếc chiếu rách, đôi mắt nhoè nhoẹt hốc hác, khoé miệng co rúm. Cái mâm trước mặt chỉ có độc một bát nước canh rau muống luộc và mấy quả ớt. Cái chén không bên cạnh chai rượu đã vơi quá nửa.
Thằng bé đứng đấy một lúc. Không thấy ông Vận nói gì. Nó cũng không nói, chỉ lẳng lặng quay lưng đi về.
Năm đó trời rét lắm, dễ đến 4-5 độ thôi. Ngày mùng hai Tết, trong làng có hai vụ đánh cãi chửi nhau, một trong đó là nhà ông Vận.
Cũng không ai hiểu đã xảy ra chuyện gì trước đó, chỉ thấy thằng Kiên đang đứng ngoài cổng với cái xe đạp. Nó cứ dựng xe lên rồi lại đạp đổ xuống, động tác lặp đi lặp lại, mặt đỏ như trái gấc.
Ông Vận trong nhà chửi ra phía cổng. Rồi ông vào bếp lấy ra một ôm rơm to, châm lửa đốt đùng đùng giữa sân, miệng lẩm bẩm:
- Kiên ơi tao đốt vía cho mày.
Từ ngoài cổng, thằng Kiên quát vào:
- Tôi chết cũng không khiến ông đốt vía.
Ông Vận tức nghẹn, không biết phải làm gì. Tiện tay, ông bốc một nắm rơm còn đang cháy, quẳng lên mái nhà. Bà Vận nãy giờ vẫn ngồi trong nhà, thấy vậy hoảng quá, vội vàng chạy ra sân lấy sào đập lên mái nhà dập lửa, miệng than khóc:
- Tôi xin ông. Sao đời tôi khổ thế này!?
Ngoài cổng, thằng Kiên vẫn chưa thôi cái động tác phá hoại nửa vời cái xe đạp, miệng không ngớt chửi rủa.
Đốt nhà không thành, ông Vận tức điên lên. Ông chạy loanh quanh một hồi để tìm cái gì có thể đập phá được. Chợt ông nhìn thấy quả giò đang dựng ở góc hè. Ông lao tới chộp lấy, dùng hết sức bình sinh quẳng tõm xuống cái ao sâu cạnh nhà quanh năm nước trong leo lẻo, có hàng dừa già soi bóng xuống chiếc cầu rửa làm bằng đôi thân cây tre.
Mãi về sau, trong ký ức của thằng bé bán rượu đứng xem chuyện nhà ông Vận năm ấy vẫn bồi hồi một câu hỏi chưa có lời giải đáp: "Rét thế này, rồi có ai vớt quả giò lên không?"
Truyện số 2: https://xamvn.com/r/chuyen-lang-so-2.592758
Truyện số 3:
CHUYỆN NHÀ ÔNG VẬN
Bố ông Vận nhà ở trong làng, đến đời ông thì bán đi, mua ra xóm trại. Tính ra lại hay, bởi ở xóm trại rộng rãi thoáng mát lắm. Chỉ phải cái mùa đông thì hơi lạnh vì đón gió từ đồng vào; rồi mùa vụ phun thuốc sâu, cũng có chút khó chịu.
Mùa hè thì khỏi nói, nhà ông mát mẻ lắm. Nếp nhà tranh ba gian nhìn ra khoảng sân rộng. Vuông góc là mấy gian nhà ngang và bếp, cũng lợp rạ. Liền đó là cái ao sâu, quanh năm nước trong leo lẻo, có cây cầu rửa bắc bằng hai cây tre, hàng dừa già lâu năm soi bóng. Phía đường cái vào, ông lại đào cái ao nhỏ thả cá, chỉ để một lối đi vài mét làm đường vào nhà. Từ ngoài nhìn vào, nhà ông có nét gì đó của miền sông nước Nam Bộ.
Ngoài cày cấy như mọi người, ông Vận còn nuôi thêm nhiều vịt. Bán trứng vịt đem về thu nhập cũng không tệ, nhưng ông vẫn cứ nghèo. Ông nghiện rượu. Nghiện nặng lắm.
Trong làng có nhiều bợm rượu, nhưng ông Vận không được tính vào hàng lớp ấy. Ông nghiện rượu chứ không nát rượu. Ông chỉ uống đều đều, uống vì nghiện chứ không say, không chửi bới phá phách. Uống đều quá nên nhà ông vẫn chỉ lợp mái rạ, còn làng xóm thì đã nhà ngói sân gạch hết cả rồi.
Ông Vận có hai thằng con trai. Thằng út tên Kiên, chẳng giống được ông nết gì ngoài nết hay rượu. Mới mười bảy mười tám tuổi, nó đã uống rượu khoẻ hơn ông nhiều.
Thằng Kiên chỉ dám uống trộm thôi. Để có tiền mua rượu, nó thường dầm dãi đánh dậm ngoài đồng. Đôi khi, nó cũng giấu đi một ít trứng vịt của bố, vụng đổi lấy rượu uống.
Vụng trộm như thế thì đâu có được nhiều, nó chưa một lần được uống thoả thích trong đời. Cái thời đó, miếng ăn miếng uống ai mà không thiếu. Rượu lại càng quý. Chỉ đến khi có đám xứ (ma chay, cưới hỏi, nhà mới), có cỗ bàn, thức đó mới gọi là đề huề hơn một chút.
Một ngày, thằng Kiên được đi ăn cỗ. Cũng không nhớ đấy là đám gì, đám nhà ai, chỉ nhớ nó được uống rượu thoả thích. Nó thèm rượu lâu lắm rồi, thèm đến mức chan cả rượu vào bát cơm mà húp, chẳng cần thức ăn gì khác.
Buổi trưa hôm ấy, hàng xóm lôi mãi mới được thằng Kiên từ hố xí ra. Người nó mềm như chuột, nhầy nhụa những cứt từ đầu đến chân. Người ta khiêng nó về, vứt ở sân nhà ông Vận. Mất cả một buổi chiều, ông Vận và thằng con lớn kì cọ cho nó. Còn chưa chưa sạch mùi cứt, ông đã điên tiết, nện cho nó một trận. Lại vãi đầy những cứt.
Ông Vận buồn lắm. Đôi khi ông cũng ý thức được, vì rượu mà gia cảnh ông cứ mãi túng quẫn khốn nạn như thế. Ông cũng muốn cai rượu. Ông ăn ớt để bớt cơn thèm, ăn đến phồng rộp cả lưỡi, toe toét cả môi, đau đớn không chịu nổi. Lúc ấy, như lời ông thỏ thẻ, một hớp rượu lại làm mồm miệng ông mát lạnh cả đi. Rượu xoa dịu mọi đau đớn thể xác ông.
Ông Vận chịu thua, không thể rời cái chai.
Trong xóm có nhà nấu rượu, tên ông Vận trong cuốn sổ nợ nhà ấy, dễ kéo dài đến cả chục trang giấy. Ông không mua nhiều, mỗi lần chỉ một cút nhỏ thôi, vì làm gì có tiền. Thế nên một ngày, có khi nhà đấy phải ghi đến ba dòng cho ông vào sổ. Ông trả chậm thôi chứ không quịt. Mỗi lần bán trứng, ông lại trả một ít. Như thế thì lần sau người ta mới bán chịu cho.
Vóc người ông Vận cao gầy, đôi má hóp lại, vẻ mặt già nua nhưng không tiều tụy. Thằng bé con nhà nấu rượu đã quen với nụ cười móm mém, ánh mắt cầu cạnh, lời nói thẽ thọt của ông mỗi khi nó gặp.
- Bán chịu cho anh một hiêu [cút] nữa thôi. Nhé!
Ông Vận dỗ dành thằng bé. Lần nào cũng thế, nó chần chừ một lúc, rồi cũng không cưỡng lại được mà rót đầy chai cho ông. Thằng bé chỉ mới hơn mười tuổi thôi, nhưng theo vai vế trong họ, nó chỉ phải gọi ông Vận bằng anh.
Vẻ mặt cầu tài lúc đến, bóng lưng mảnh khảnh khi ra về của ông Vận, cho đến mãi sau này vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ của thằng bé bán rượu ấy. Nhưng điều khiến nó ám ảnh nhất về ông Vận lại là một lần khác.
Hôm ấy là chiều ba mươi Tết. Thằng bé nhà bán rượu rất thích đi đòi nợ vào dịp này. Mai là Tết rồi, người ta ai lại muốn nợ qua năm mới, dông chết. Đến nhà ông Vận, nó đã gọi to từ ngoài cổng. Nhưng vừa nhìn thấy ông ngồi ở góc hè, miệng nó như cứng lại.
Ông Vận ngồi trên chiếc chiếu rách, đôi mắt nhoè nhoẹt hốc hác, khoé miệng co rúm. Cái mâm trước mặt chỉ có độc một bát nước canh rau muống luộc và mấy quả ớt. Cái chén không bên cạnh chai rượu đã vơi quá nửa.
Thằng bé đứng đấy một lúc. Không thấy ông Vận nói gì. Nó cũng không nói, chỉ lẳng lặng quay lưng đi về.
Năm đó trời rét lắm, dễ đến 4-5 độ thôi. Ngày mùng hai Tết, trong làng có hai vụ đánh cãi chửi nhau, một trong đó là nhà ông Vận.
Cũng không ai hiểu đã xảy ra chuyện gì trước đó, chỉ thấy thằng Kiên đang đứng ngoài cổng với cái xe đạp. Nó cứ dựng xe lên rồi lại đạp đổ xuống, động tác lặp đi lặp lại, mặt đỏ như trái gấc.
Ông Vận trong nhà chửi ra phía cổng. Rồi ông vào bếp lấy ra một ôm rơm to, châm lửa đốt đùng đùng giữa sân, miệng lẩm bẩm:
- Kiên ơi tao đốt vía cho mày.
Từ ngoài cổng, thằng Kiên quát vào:
- Tôi chết cũng không khiến ông đốt vía.
Ông Vận tức nghẹn, không biết phải làm gì. Tiện tay, ông bốc một nắm rơm còn đang cháy, quẳng lên mái nhà. Bà Vận nãy giờ vẫn ngồi trong nhà, thấy vậy hoảng quá, vội vàng chạy ra sân lấy sào đập lên mái nhà dập lửa, miệng than khóc:
- Tôi xin ông. Sao đời tôi khổ thế này!?
Ngoài cổng, thằng Kiên vẫn chưa thôi cái động tác phá hoại nửa vời cái xe đạp, miệng không ngớt chửi rủa.
Đốt nhà không thành, ông Vận tức điên lên. Ông chạy loanh quanh một hồi để tìm cái gì có thể đập phá được. Chợt ông nhìn thấy quả giò đang dựng ở góc hè. Ông lao tới chộp lấy, dùng hết sức bình sinh quẳng tõm xuống cái ao sâu cạnh nhà quanh năm nước trong leo lẻo, có hàng dừa già soi bóng xuống chiếc cầu rửa làm bằng đôi thân cây tre.
Mãi về sau, trong ký ức của thằng bé bán rượu đứng xem chuyện nhà ông Vận năm ấy vẫn bồi hồi một câu hỏi chưa có lời giải đáp: "Rét thế này, rồi có ai vớt quả giò lên không?"
Sửa lần cuối: