Người làm tài chính giỏi và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn không có mối tương quan trọng yếu để quy kết trách nhiệm của người làm tài chính. Nếu bắt người làm tài chính giỏi phải mang lại lợi nhuận cao cho tập đoàn thì dân tài chính xáo trộn bỏ nghề, nghoẻo luôn.
Vốn dĩ trọng trách kinh doanh và doanh thu, bán hàng, lợi nhuận sẽ do ban kinh doanh đảm nhiệm. Nên những người làm kinh doanh trực tiếp trên thương trường như chiến trường, bạc cả tóc, và thay máu liên tục, và xáo trộn liên tục, vì các chỉ tiêu nó dễ bị áp, và rất khó đạt, vì nó phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Đã dính đến bán hàng là phụ thuộc vào thị trường, bán được hàng không phải là dễ.
Vd; Trong lĩnh vực bđs, xây 1 tòa nhà căn hộ thì "về mặt tài chính", hoàn toàn có thể lập trước dự toán đầu tư, ước tính chi phí xây lắp, hoàn thiện, và thu xếp khoản tài trợ của ngân hàng cũng không khó lắm, cho dự án. Nhưng về mặt kinh doanh, ai dám đảo bảo là xây xong thì bán được. Ở trong nội thành HN, có rất nhiều tòa căn hộ xây xong từ "rất lâu rồi", nhưng hầu như không bán được căn nào! Rất nhiều người kinh doanh giỏi, vào lập các kiểu kế hoạch, tóm lại là cũng cóc bán được căn nào. Những người không phải trong ngành, thì hay bị lừa là "bán hết rồi", nhưng thật ra người trong ngành mới biết là cả tòa xây xong hết rồi, xong từ lâu rồi, chưa thanh khoản được vì không thể bán được 1 căn nào. Nhiều tòa "ế xưng ế xỉa", quỹ hàng còn ế chiếm đến 70%, thôi thì nó nằm trên nhiều phố: Trần Duy Hưng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Huyên, Mai Hắc Đế, Ngọc Hồi, Phan Trọng Tuệ, ....
Trong lĩnh vực thương mại, nhập hàng hóa về, người "làm tài chính" thu xếp tín dụng nhập khẩu, câu giờ nộp thuế, trả chậm, các kiểu,... nhưng hàng hóa máy móc thiết bị nhập về VN chưa chắc đã bán được.
Trong lĩnh vực sản xuất bia, có 1 tập đoàn lớn, đóng góp khoảng 1/3 cho ngân sách 1 tỉnh, của anh S, anh S cho làm 1 nhãn hiệu gọi là bia Đ.V. Bia này đốt khoảng vài trăm tỷ tiền quảng cáo, PR, lăng xê các kiểu, những chuyên gia tài chính đã "hoạch định" nhiều kế hoạch tài chính "sáng", ngân hàng bơm tiền cho vay như mưa, huy động rất nhiều "nhân tài bán hàng" ở các hãng bia, tiếp thị khác về làm.... Làm mãi vẫn không bán được, không bán được là do sức cạnh tranh trên thị trường chứ đâu phải lỗi của người làm tài chính. (Giờ này sập tiệm bia này. Nhà máy 10ha của anh S thì bây giờ gia công bia SG cho khỏe, khỏi lo đấu đá).
Nên để có lợi nhuận lớn cho 1 tập đoàn thì luôn có bàn tay của thị trường. Và nhân sự kinh doanh liên tục xáo trộn vì những chỉ tiêu kinh doanh rất dễ bắt lỗi.
Còn về mặt tài chính, người làm tài chính vốn dĩ rất ổn định. Những kiểm toán viên của E&Y, PWC, Deloitte, KPMG thì nếu nghỉ từ 1 cty thì cứ loanh quanh lĩnh vực tài chính. Những kế toán trưởng, CFO nghỉ từ 1 công ty này thì sang công ty khác vẫn làm về tài chính... Người làm tài chính nó cần thâm niên, gắn bó với ngành đó thì như cái nghiệp cả đời. Nên nhân sự tài chính thì ít xáo trộn và ít thay đổi hơn nhân sự kinh doanh, vì làm tài chính nó ít bị bắt lỗi bởi các chỉ tiêu KPI như kinh doanh.
Ở một số tập đoàn, thì "head" về tài chính phải lo cơ bản là mấy việc: Trên website tuyển dụng thì nói dông dài đủ thứ linh tinh, nghe trừu tượng, nên nói luôn vào việc cho nhanh: Người làm tài chính xử lý một số vấn đề chuyên ngành:
- "Xử lý số liệu" các báo cáo tài chính cho sạch đẹp để tăng điểm tín dụng, để ngân hàng dễ tăng hạn mức cho vay, kéo dài thời gian vay, giảm lãi cho vay,....
- Đối ngoại với "ngân hàng" để sao cho nhiều ngân hàng cho vay.
- Lên phương án thu nợ. vd: ban kinh doanh mang hàng đi ký gửi, rồi thất thoát, hàng hóa "tẩu đâu mất", rồi ban kinh doanh giải thể, nhân sự kinh doanh như chim vỡ tổ, thì CFO và kế toán trưởng cùng "sếp" thống kê thiệt hại và lên danh sách con nợ để tìm phương án đòi tiền.
- Cân đối số liệu đầu vào, đầu ra, trong bảng, ngoài bảng, sao cho giảm tối đa số thuế phí phải nộp trên tất cả các mặt trận. Các đầu vào nào không đủ "chứng từ" thì cần phải đi lo "chứng từ" hợp lệ cho đủ để mà còn kê khai.
- Xử lý số liệu để che mắt các kiểm toán viên. Có 1 tập đoàn rất to về "nghỉ dưỡng", TI tiền gửi chỉ có lèo tèo chục tỷ, nhưng yêu cầu "bức thiết" là cần xác nhận 300 tỷ trong tài khoản (phục vụ kiểm toán hoặc phục vụ chứng minh năng lực nhà thầu). Nếu để tiền tại quỹ thì kiểm toán họ yêu cầu kiểm quỹ ngay, "Lộ" bài. Nên phải để TK ở ngân hàng, vì kiểm toán viên họ sẽ yêu cầu ngân hàng xác nhận bằng văn bản số dư, nên thị trường tài chính cứ đến gần ngày 30/06 và 31/12 là nháo nhác đi thuê tiền qua đêm để nó tồn dư tại TK, để cho đủ điều kiện. Các tập đoàn, các công ty niêm yết, doanh nghiệp FDI, đều phải báo cáo kiểm toán bán niên và báo cáo cuối năm. Nên cứ đến sát ngày là cả thị trường "vay tiền" của nhau đảo như đèn cù. Trở lại cái tập đoàn kia, "CFO" sẽ đi "thu xếp" để ngân hàng xác nhận cho cái số dư 300 tỷ trên TK, còn đương nhiên đó không phải là tiền của doanh nghiệp.
- Khi doanh nghiệp đi đấu giá, đấu thầu, muốn được trúng đấu giá, đấu thầu, thì CFO và kế toán trưởng đi lo sao cho nhà thầu "đủ năng lực tài chính". Thu xếp sao cho công ty chỉ có vài chục tỷ tiền mặt, nhưng có "xác nhận năng lực 2.000 tỷ" để đi làm dự án 10.000 tỷ.
- Đi lo dòng tiền để lấy chỗ nọ lấp chỗ kia, rút chỗ nọ vá chỗ kia, vì đa số các "tập đoàn" đa ngành ở VN thủng lung tung, nên cả năm phải đi lo để "vá". Vd: 1 tập đoàn lớn, sở hữu quỹ đất ở 1 cái đảo nổi tiếng cách HN 2h lái xe. Khi dòng tiền kinh doanh bị thiếu, thì "CFO" rồi kết toán trưởng phải đi lo "vay lãi ngày", cứ vay 50 tỷ thì phải trả lãi 50x2trVND/ngày = 100tr/ngày để trả lãi. Vay từ tín dụng đen, tín dụng đỏ, tín dụng vàng...vay tứ phương, để mang về "lo việc" cho chủ tịch tập đoàn.
- Phân bổ nguồn tiền vào ra cho các công ty thành viên, công ty liên kết...
- Làm việc với các quỹ đầu tư, các nơi có thể có "nhà tài trợ" để chim mồi câu tiền về cho tập đoàn.
- Trước trong và sau khi triển khai dự án thì tính toán "rút tiền" cho "sếp", gửi sân sau, sân trước, sao cho chia miếng bánh cho nhiều cổ đông, nhiều trái chủ, vì ai cũng muốn ăn nhiều hơn các "cổ đông khác", ăn riêng, ăn một mình,...Nên điều phối tiền bạc kín đáo, sạch sẽ, khó truy vết. Với các công ty đã IPO thì làm sao báo cáo lãi vừa đẹp số, nhưng tiền chia và rút ra thật nhiều theo yêu cầu của HĐQT. Nếu công ty lỗ thì làm sao nhìn trên bảng thì số nó đừng lỗ, mà từ lỗ thật phải chuyển thành lãi giả, vì nếu lỗ thì cổ phiếu mất giá, thì giảm giá trị tài sản đảm bảo. Nếu công ty FDI cần chuyển giá, thì làm sao nó đang lãi nhiều, phải chuyển nó thành lỗ, để gửi tiền về "mẫu quốc", hoặc đảo tiền thì các doanh nghiệp FDI trong cùng hệ sinh thái.
- tư vấn "đầu tư tài chính" xem đầu tư thế nào lãi càng nhiều càng tốt, mà bỏ càng ít tiền tươi càng tốt, và thu tiền thật càng nhanh càng tốt cho HĐQT.
- Sắp xếp quân xanh, quân đỏ. Cái này người không làm thực tế thì sẽ không biết được. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có cực kỳ nhiều công ty "hoàn toàn chẳng có giá trị gì", nó là 1 công ty trong hệ sinh thái của 1 tập đoàn được mông má làm đẹp sổ sách để cho lên sàn thu hút vốn, huy động trái phiếu mang về cho tập đoàn, còn nó gánh doanh thu là gánh "hộ" cho các công ty khác, như là giữ hộ "trứng" của họ hàng. Nhưng nó không có 1 tý giá trị gì, vì cái "gốc" của vấn đề là 1 công ty khác trong tập đoàn sẽ cho "chủ tịch" giữ. Nói thế này: Chủ tịch giữ quân Át (không niêm yết), còn thí tốt cho 1 quân tép riu nhưng sổ sách cực đẹp lên sàn để huy động tiền, huy động về thì nó sẽ chuyển tiền qua quân Át kia. Và quân Át kia bơm doanh thu cho công ty trên sàn. Nên nhiều công ty trên sàn, thật ra chỉ là cái vỏ, ruột của nó "hoàn toàn không phải ở trên sàn". Chủ tịch ở "nơi xa" mà rút ruột, thì công ty trên sàn vỡ vỏ, về mo luôn.
- Còn mấy cái khái niệm "hoạch định chiến lược tài chính" thì nó quá vĩ mô, và nó hơi trừu tượng. Vốn dĩ nhiều tập đoàn ở VN còn đang phải lo tiền chạy ăn từng bữa, đang ở thế cưỡi lên lưng hổ, sống qua ngày đoạn tháng, những kế hoạch nhìn thì chỉ đến 1 năm là hết đạn. Thì trong lĩnh vực tài chính ở VN, lấy đâu ra kế hoạch 5 năm, kế hoạch 10 năm như con đường xây dựng CNXH vĩ đại. Tầm nhìn của hầu hết các ông chủ tập đoàn ở VN cũng chỉ nhìn trước được vài năm, thì người làm tài chính đi bên cạnh cũng chỉ chạy việc theo các đầu mục vài năm đó.
Còn vấn đề so sánh anh V và anh L (HPG) nó khác nhau: HPG kinh doanh trong 1 ngành hẹp. Bỏ qua mấy cái mảng trứng gà, thịt bò, bđs của họ đóng góp tỷ trọng rất nhỏ. 80% doanh thu và lợi nhuận của họ là từ ngành thép. tỷ suất lợi nhuận gộp từ mảng lõi: (kinh doanh thép) trong giai đoạn "đột phá" mấy năm qua trung bình là 26%/doanh thu (Mà trong điều kiện thông thường của nền kinh tế thì nó chỉ khoảng 16%/doanh thu). Làm thép là 1 ngành hẹp. Sở dĩ lợi nhuận tăng đột biến trong 4 năm qua là 2 nguyên nhân:
- Mấy năm qua TQ cắt giảm đầu tư tràn lan vào làm thép vì nhiều nhà máy thép ô nhiễm môi trường, khiến khan hiếm cung thép.
- Covid làm gián đoạn nguồn cung quốc tế. Thiếu thép cả trong nước và khu vực. Đây gọi là thế nước lên bèo lên. Sán xuất thép là 1 ngành cần đầu tư tài sản cố định với trị giá lớn để đạt hiệu suất theo quy mô. thật ra sản lượng thép 8tr tấn/năm của HPG thì chỉ bằng 1/5 các tập đoàn thép lớn của Đức, Nhật, Hàn, và TQ. Và thép của HPG thì vẫn còn rất xa để đạt đến chất lượng như thép Đức, thép Nhật, nên chủ yếu đi các nước "đang phát triển" để làm thép xây dựng, chứ chưa phải là công nghệ cao. Trong điều kiện kinh tế bình thường, thì lợi nhuận làm thép nó không đột phá. Nhờ "thiên thời" nên giai đoạn 2017-2022 phất lên nhanh. Nhưng như vậy cũng chưa phải là hay, kinh doanh 1 ngành nó luôn có tính chu kỳ, vài năm được mùa thì kiếm mỗi năm cả tỷ USD, nhưng sẽ (và chắc chắn sẽ có lúc) có năm mất mùa, thì lúc đó lại húp tô súp bình dân. Nên nếu cắm cúi hỳ hục làm 1 ngành có ưu điểm và nhược điểm của nó.
Anh L hưởng lợi nhuận lớn về thép trong mấy năm qua, do "lộc giời".
Làm thép nó không hề khó về công nghệ, cũng không khó về quỹ đất. Nhưng vì sao mà ở VN những ông làm thép không thành công bằng anh L.
Nói luôn cho nhanh. Thật ra ở VN 20 năm trước có rất nhiều đại gia thép, có nhiều đại gia nắm cả trăm triệu USD tiền mặt từ thép từ những năm 1995-2000 (những năm đó thì HP của anh L làm gì có tên tuổi gì, anh L lúc đó mới tập tọe vào ngành). Nhưng vấn đề là nhiều đại gia thép của VN đời đầu cứ máu me cờ bạc, gái gú, hàng tuần đi chuyên cơ đem tiền đi Macau, đi HK, đi Singapore đánh bạc "hàng tuần", thép là ngành sx cơ bản và cổ điển, họ giàu sớm quá, từ đầu những năm 1995-2002, nên không chịu làm ăn gì, ông chủ tập đoàn suốt ngày đi lo chơi gái, cờ bạc, tiêu xài. Nên lỡ mất thời cơ. Rồi nhiều ông cứ áp đặt văn hóa gia đình vào tập đoàn làm tập đoàn không đi lên được. Còn các ông thép nhà nước thì chẳng đoái hoài kinh doanh, toàn xâu xé xúc tiền ra tiêu, hốt của nhà nước đẩy ra công ty sân sau chấm mút, dự án thép mà Tàu tài trợ thì chi trong chi ngoài, nên không hoàn thiện để đi vào sx nâng cao được. Nên thị trường thép bị phân tán, nát như tương. Anh L thì căn cơ, tiết kiệm, chịu khó, bền bỉ, kiên trì, nên cứ xây dựng từ từ cái cơ ngơi HP rồi đi lên dần dần, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn, và anh L là người không ôm đồm công việc, không tham công tiếc việc, nên anh làm từ tốn, chơi từ tốn, nên cứ thong thả sống. Thép nó lên giá nhiều thì lãi nhiều, giá nó lên ít thì lãi ít. Hệ thống kiểu đó nó có tính ổn định cao.
Còn mình đánh giá anh V ở tầm cao hơn anh L (mặc dù lợi nhuận anh L kiếm ra mỗi năm trong mấy năm gần đây nhìn thì thấy nhiều, cả tỷ USD mỗi năm). Vì ở quy mô đa ngành, anh V phải xử lý nhiều bài toán khó hơn rất nhiều, ở nhiều mảng khó hơn rất nhiều. Chỉ riêng mảng BĐS để triển khai khoảng chục dự án "đồng thời", mỗi dự án quy mô tầm vài trăm đến gần nghìn ha nó đòi hỏi thủ tục và chi phí khó hơn đi xây 1 cái tổ hợp nhà máy thép nhiều lần. Đó mới là tính riêng mảng BĐS, anh V phải xử lý khối lượng thông tin, công việc, và sự đan xen chồng chéo giữa nhiều lĩnh vực mà nó không liên quan đến nhau mấy (BĐS, ô tô, y tế, giáo dục, công nghệ, ....) . Nên anh V vất vả hơn anh L nhiều lần. Giả sử anh V muốn làm thép, thì nếu bơm cho anh V 2 tỷ USD để làm thép thì anh V làm được luôn cả liên hợp sản xuất chỉ trong thời gian đảm bảo là "ngắn kỷ lục" xây xong nhà máy. Nhưng nếu anh L làm bđs, bơm cho anh L 2 tỷ USD chắc chắn anh L cũng không làm được dự án sang, xanh, sạch, đẹp, văn minh, kỷ luật, lịch sự, và tiến độ nhanh gọn như chung cư của anh V (Để so sánh thực tế thì trong chục năm qua anh L có cho đầu tư 2 cái tổ hợp chung cư ở HN đó (các dự án còn lại ở tận Quảng Ngãi, Cần Thơ thì anh L xí đất chờ "thập kỷ tiếp theo" chứ cứ tiến độ chạy phát triển đầu tư rùa bò đến mùa quýt mới xây dựng hoàn chỉnh được 1 khu đô thị). Cả 2 cái chung cư "cao cấp "của anh L đầu tư nó nát như tương bần, dân kêu ca ầm ĩ, bên ngoài thì nhộn nhạo, lộn xộn, xe ôm, ị bậy, tè bậy đầy xung quanh tường bao, bảo vệ hống hách, hàng nước chè, mắm tôm bún đậu, nước mía ngồi lấn chiếm la liệt vỉa hè, ô tô lổn nhổn,... nhìn không văn minh và so sánh được về đẳng cấp so với các tổ hợp chung cư mà anh V làm). Anh V làm bđs, với 1 dự án 200ha thì anh V làm thủ tục chỉ cần trong khoảng 2 năm, và trong 2 năm tiếp theo là xây dựng hoàn chỉnh 'gần như xong hết". Còn với 1 dự án cũng vài trăm ha đó (ở Quảng Ngãi, ở Cần Thơ,...) anh L xí đất mấy năm qua, đi đi lại lại, vòng vèo mãi, còn chưa xong về pháp lý, mà từ pháp lý đến xây dựng hoàn chỉnh, với tốc độ đó, thì đến mùa quýt. Còn anh V thì chẳng qua là anh không thích thép và không muốn làm thép. Chứ nếu anh V không làm ô tô mà quyết làm thép, mình chắc chắn anh V có thể lấy cả nghìn ha và làm cả tổ hợp gang thép xây dựng lên với tiến độ quyết liệt và thần tốc còn nhanh gấp đôi anh L.