Đạo lý Đạo Phật đã bị tha hóa và biến tướng ở Việt Nam như thế nào?

Đối với tôi, Phật giáo là một tư tưởng triết học hơn là một tín ngưỡng. Bài viết này không tranh luận về Phật giáo tốt hay xấu mà tập trung nói về sự biến tướng của Phật giáo ở Việt Nam và điều đó góp phần ảnh hưởng đến tư duy hời hợt của người Việt như thế nào. Hi vọng các bạn đọc và nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn với mục đích viết của tôi.

Tuy hiện nay Phật giáo không được công nhận là quốc giáo ở Việt Nam như các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam ngày nay rõ ràng hơn Lão giáo và Nho giáo rất nhiều. Chúng ta không thấy đạo quán và đạo sĩ ở Việt Nam nhưng sư sãi và chùa chiền thì đâu cũng có. Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt không có câu nào “cầu Khổng Tử” hay “tạ ơn Lão Tử” mà luôn là “cầu trời khẩn Phật” hoặc “tạ ơn trời Phật”.

Ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam sâu sắc tới mức nhiều người cứ khăng khăng bảo đạo Công giáo là đạo ngoại lai còn Phật giáo mới là đạo của dân tộc mà quên rằng đạo Phật cũng là một đạo ngoại lai xuất phát tứ Ấn Độ. Và chính vì điều này mà rất nhiều người Việt Nam mặc định trong tư tưởng rằng những gì liên quan tới đạo Phật đều là tốt và người đạo Phật đều là người tử tế. Điều này gây ra một hệ lụy không nhỏ đối với tư duy của người Việt chúng ta.

Nếu xét trong tam giáo Phật-Lão-Nho thì Phật giáo có mặt ở Việt Nam trước cả Lão và Nho. Theo truyền thuyết về Chử Đồng Tử thì đạo Phật đã có mặt ở nước ta từ thời Hùng Vương. Nhưng vì đây là truyền thuyết có tính tam sao thất bản nên việc xác thực là đạo Phật có mặt ở Việt Nam từ thời vua Hùng hay không còn là một nghi vấn. Nhưng từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 trước Công Nguyên, các nhà buôn và tăng lữ Ấn Độ đã du nhập Phật giáo Nam tông vào quận Giao Chỉ và thành Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh ngày nay) đã từng là trung tâm Phật giáo quan trọng vùng Đông Nam Á.

Trong giai đoạn Bắc thuộc nhất là đời nhà Đường, Phật giáo Bắc tông theo chân các nhà sư Trung Quốc phái Thiền tông vào Việt Nam nhưng không phát triển mạnh. Từ thời nhà Đinh tới thời nhà Trần, các vua chúa Việt Nam bắt đầu xem trọng Phật giáo ngang với Nho và Lão. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và đóng đô ở Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng đã phong cho đại sư Khuông Việt chức tăng thống, đứng đầu Phật giáo ở Việt Nam thời đó. Chức tăng thống này đến thời Lê Sơ vẫn còn giữ.

Một trong những giai thoại về sự tàn bạo và biến thái của vua Lê Long Đĩnh tức Lê Ngọa Triều là chuyện vị vua này róc mía trên đầu tăng thống Quách Ngang (có tài liệu ghi là Quách Mão) rồi giả vờ lỡ tay để dao chém xuống đầu trọc của sư chảy máu đầm đìa. Giai thoại này đối với tôi mà nói mang tính bôi nhọ nhiều hơn là thực tế vì theo sách sử thời đó: “Mùa xuân năm Đinh Mùi (1007), Lê Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng Thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê ngưu trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin Cửu kinh và kinh sách Đại Tạng". Kinh Đại Tạng là một bộ kinh sách vĩ đại được các cao tăng Trung Quốc nhiều thế hệ nghiên cứu và biên dịch qua nhiều thế hệ gồm hơn 5000 quyển. Một ông vua tìm cách xin được bộ kinh ấy về Việt Nam để phát triển Phật giáo thì việc róc mía trên đầu vị cao tăng đứng đầu Phật giáo trong nước có đáng tin hay không? Tôi không trả lời mà để cho các bạn tự suy nghĩ.

Đến thời nhà Lý, vì Lý Thái Tổ thuở nhỏ được nuôi trong chùa nên ông xem đạo Phật là quốc giáo. Triều đình nhà Lý bên cạnh hai ban văn võ còn có cả ban “tăng”. Nhà Trần cướp ngôi nhà Lý nhưng vẫn rất coi trọng Phật giáo. Thượng hoàng Trần Nhân Tông, người có công lớn trong cuộc chiến chống Nguyên Mông khi đất nước thái bình đã giao quyền trị nước cho con và lập nên thiền phái Trúc Lâm và lấy hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ. Đến cuối thời Trần, đạo Phật ở Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ. Các tăng sĩ do được sự ưu ái quá mức của triều đình trở nên lộng quyền và đạo Phật phát triển một cách vô tội vạ.

“Truyền Kỳ Mạn Lục” của Nguyễn Dữ có ghi: “Các chùa như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh... dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa dân số thường. Nhất là huyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu: ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son..." Chính sự phát triển quá đà này của Phật giáo ở Việt Nam đã khiến cho Phật giáo bị biến chất và lợi dụng về sau rất nhiều.

Từ thời hậu Lê trở đi, đạo Phật ở Việt Nam mất đi chỗ đứng trước đây vì sự phát triển của Nho giáo và Lão giáo nhất là ở Đàng Ngoài. Phật giáo từ chỗ một tôn giáo được chính quyền phong kiến trọng dụng bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng trở thành một tín ngưỡng dân gian nhiều hơn ở Đàng Ngoài. Trong khi đó ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn vẫn rất sùng đạo Phật và kinh đô Huế có thể được xem là cái nôi thứ hai của Phật giáo Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, để trả đũa việc các vua nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, thực dân Pháp đã ra tay phá hủy rất nhiều chùa chiền Phật giáo để xây nhà thờ. Điều này đã gây ra mâu thuẫn đối với những người theo Phật giáo và Thiên Chúa giáo ở Việt Nam và cũng khiến cho Phật giáo bị các đảng phái mang danh nghĩa “chống ngoại xâm” lợi dụng triệt để.

Sau năm 1945, ở miền Bắc, cùng với Lão giáo, Phật giáo được liệt vào một trong những tàn dư của mê tín dị đoan và phong kiến nên bị giới lãnh đạo CS cấm đoán và kiểm soát rất gắt gao. Dưới sự lãnh đạo của những người “vô thần” rất nhiều đền chùa bị đập phá để biến thành hợp tác xã hoặc sân phơi thóc lúa và nhiều kinh sách bị tiêu hủy. Ngoài những ngôi chùa mang tính biểu tượng nổi tiếng của văn hóa Việt Nam như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Hương hay chùa Tây Phương thì hầu hết các chùa chiền ở miền Bắc đều bị phá hủy.

Từ năm 1945 trở đi, rất ít người Bắc tự nhận là người đạo Phật và hầu như không có chùa chiền nào được xây dựng ở miền Bắc. Ngược lại ở miền Nam, Phật giáo lại bị lợi dụng để chống lại chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm của chính thể Việt Nam Cộng Hòa vì gia đình của tổng thống Ngô Đình Diệm là người Công giáo. Sự kiện tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức ở Sài Gòn năm 1963 đã góp phần làm cáo chung chế độ cộng hòa còn rất non trẻ ở miền nam với cuộc đảo chính giết chết hai anh em cố tổng thống họ Ngô trong cùng năm.

Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập ở miền Nam Việt Nam. Cho tới năm 1975, lợi dụng tinh thần bài ngoại của người dân miền Nam, nhiều chùa chiền bị lợi dụng biến thành cơ sở hoạt động cách mạng của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nuôi giấu cán bộ.

90678

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập và trở thành tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam sau năm 1975. Điều này có nghĩa là Phật giáo Việt Nam được đặt dưới sự quản lý sát sao của nhà nước CNXHCN Việt Nam và bắt đầu mang màu sắc chính trị rõ ràng.

Như vậy hiện tại ở Việt Nam có hai giáo hội Phật giáo khác nhau: một thành lập từ năm 1964 ở miền Nam mang tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vốn không chịu chi phối về mặt chính trị của chính quyền và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập năm 1981 với bản chất là cơ quan chính trị hóa tôn giáo của nhà nước.

Đối với đại đa số người Việt Nam (trừ những người theo Công giáo và Tin Lành) thì đạo Phật đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh, ngay cả đối với những người cho rằng mình theo đạo thờ ông bà. Hiếm có tác phẩm văn chương nghệ thuật nào của Việt Nam mà không thấp thoáng ảnh bóng dáng của mái chùa hay tượng Phật. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của đạo Phật ở Việt Nam chỉ ở mức độ tín ngưỡng chứ không phải là ở mức độ triết lý. Rất hiếm Phật tử Việt Nam tìm hiểu đạo Phật ở góc độ triết học mà chỉ tin theo những nghi thức cúng bái của Phật giáo. Và tín ngưỡng và nghi thức Phật giáo của Việt Nam thì lại bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng dân gian và Đạo giáo nhiều hơn là Phật giáo nguyên thủy.
Có ba nguyên nhân cho việc tại sao phần lớn Phật tử Việt Nam thiên về phần ngọn (tín ngưỡng) hơn là phần gốc (triết lý) của đạo Phật:
-
Thứ nhất: kinh sách của đạo Phật quá nhiều, ngay cả những người đi tu cũng chưa có điều kiện tiếp xúc hết với kinh sách của Phật. Đây là một rào cản rất lớn của những ai muốn thực sự nghiên cứu về đạo Phật một cách nghiêm túc.
- Thứ hai: những triết lý của đạo Phật như buông bỏ chấp niệm, hành thiện tích đức, không tham sân si hận… thường không đáp ứng được nhu cầu thực tế của người bình dân nên tuy tưởng là đơn giản nhưng trên thực tế lại rất khó làm theo và nếu có làm theo thì chưa chắc đã làm đúng.
- Thứ ba: đạo Phật chấp nhận sự kết hợp với các tín ngưỡng dân gian chứ không phân rõ ranh giới nên dần dần Phật trở thành một vị thần cũng như những vị thần khác trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Sự cầu kỳ về hình thức nghi lễ bên ngoài chẳng qua là để che giấu sự hời hợt trong việc hiểu biết về Phật pháp bên trong.

(Tiếp tục dưới comment)
 
Sửa lần cuối:
cộng phỉ vốn vô thần nên chỉ cần trung thành với xác ướp
đạo phật chỉ là công cụ cho tụi nó reo rắc u muội mê tín dị đoan thôi
 
M nói đúng, nhưng nó khó thực hiện lắm k muốn nói là vô ích trước cs thực tế. Con người có nhu cầu vật chất, tâm linh và tinh thần ở sau, đời người đâu phải ai cũng hiểu những cái đó, chỉ cần cơm ăn áo mặc, gia đình bình yên là hạnh phúc rồi :d, giữa hiểu những cái m nói và sống cs trong thực tế để k lạc lõng k thấy phiền muộn k đơn giản đâu :d
T vẫn thích đi một vòng rồi nhìn lại, chiêm nghiệm lại :) chỉ cần cs có nguyên tắc, bản thân có cá tính riêng và đức tin là được.
Cái này gọi là sân si, những người sân si đi chùa cũng chỉ để cầu sự sân si, đây là lý do vì sao nhiều người chỉ thờ Thần Phật nào phù hộ cho sự sân si của mình, mà quên đi bản chất là đi chùa chỉ để cầu bình an và yên tĩnh cho tâm hồn
 
Giờ chỉ còn ma quỷ giả Phật thôi, điều này Phật đã nhìn thấy từ trước và cảnh báo
 
ở đời người tìm thấy được Đạo hay không là ở chính cái trải nghiệm trên thế gian kết hợp không ngừng hỏi han cái tâm của mình.
 
Có thể nói, cùng với Nho giáo và Khổng giáo, đạo Phật ở Việt Nam đã góp phần hình thành nên trong tiềm thức của đại đa số một ý thức hệ rất phù hợp với việc bị lệ thuộc và cai trị. Nó dạy con người phục tùng cho địa vị và danh lợi, lấy việc mưu cầu danh lợi cho cá nhân và dòng họ làm lẽ sống. Để đạt được nhiều tiền tài danh vọng, họ đi chùa để cầu cúng. Đối với bất công áp bức, họ chọn cách nhẫn nhịn cho qua chuyện và đổ thừa cho nghiệp báo kiếp trước. Để trốn tránh trách nhiệm với đời, họ tỏ ra mình thanh cao không nghe không thấy, không màng chính sự. Và họ gọi đó là là cách sống khôn ngoan.
Câu chốt này hay quá
 
Có thể nói, cùng với Nho giáo và Khổng giáo, đạo Phật ở Việt Nam đã góp phần hình thành nên trong tiềm thức của đại đa số một ý thức hệ rất phù hợp với việc bị lệ thuộc và cai trị. Nó dạy con người phục tùng cho địa vị và danh lợi, lấy việc mưu cầu danh lợi cho cá nhân và dòng họ làm lẽ sống. Để đạt được nhiều tiền tài danh vọng, họ đi chùa để cầu cúng. Đối với bất công áp bức, họ chọn cách nhẫn nhịn cho qua chuyện và đổ thừa cho nghiệp báo kiếp trước. Để trốn tránh trách nhiệm với đời, họ tỏ ra mình thanh cao không nghe không thấy, không màng chính sự. Và họ gọi đó là là cách sống khôn ngoan.
Câu chốt này hay quá
chắc nhầm khổng giao với đạo giáo
 
******** nhận thấy sự tương đồng của Phật giáo biến tướng nên tạo điều kiện cho PG việt nam phát triển mạnh mẽ theo hướng này. Hệ thống sư sãi làm tay sai dày đặc ở các chùa chiền chính là cánh tay nối dài của tuyên giáo để mê muội những phật tử. Dạy họ chấp nhận số phận, chấp nhận nhân quả để không có tư tưởng phản kháng trước những bất công của xã hội (mà đa phần là có liên quan đến ********, do ******** gây ra).
 
Khổ, nếu để tu đúng theo đạo Phật nguyên thuỷ thì chả có lợi ích gì cho đất nước cả.
Phải biến tấu nó sao cho xứng với quốc giáo.
Mấy ông sư cọ VN chưa đủ trình để đưa nó lên tầm ấy, nên mới lắm chuyện thế ày.
 
Khổ, nếu để tu đúng theo đạo Phật nguyên thuỷ thì chả có lợi ích gì cho đất nước cả.
Phải biến tấu nó sao cho xứng với quốc giáo.
Mấy ông sư cọ VN chưa đủ trình để đưa nó lên tầm ấy, nên mới lắm chuyện thế ày.
sao lại không có ích cho đất nước vậy bác
 
theo Phật Giáo nguyên thủy thì nó không phải là một tôn giáo
vì Phật Giáo không phải là "một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái", trung thành với một thần linh siêu nhiên
M nói phật giáo thì n chả là tôn giáo, muốn nhìn nhận nó như giáo lý triết học hay lifestyle thì phải gọi là đạo phật
 
sao lại không có ích cho đất nước vậy bác
Tín ngưỡng trong dân còn rất lớn. Đạo Phật sẽ giúp ích cho việc quản lí tư tưởng, an sinh xã hội.
Nhưng Phật nguyên thuỷ thì là tự tu, buông xuôi. Coi như không lq gì đến xã hội nữa. Như vậy là vô dụng với xã hội.
 
Bài viết chi tiết. Tks chủ thớt.
Canabis đưa t thoát ra hoàn toàn khỏi sự lệ thuộc vào tôn giáo, đất nước này thế hệ kế cận đc tiếp xúc vs canabis nhiều hơn có lẽ sẽ hoá rồng, kkk.
Các mày có mơ gặp ma quỷ, linh hồn người chết, sự sắp đặt cho tương lai đc báo trước??? Trong giấc mơ gặp những thứ siêu hình, là đáng sợ theo tín ngưỡng các mày đang thờ phụng, các mày phản ứng ra sao; sợ hãi, căng thẳng, toát mồ hôi, bóng đè… hay bừng tỉnh như một cơn ác mộng?
Gần 2 tháng trước, vào một đêm ko trăng, ko sao, rèm cửa sổ mở hé. Sau một đợt điều trị tổn thương dây thần kinh, hậu quả dẫn đến ảnh hưởng bàng quang, tiểu đêm liên tục. Hàng đêm trằn trọc tới lui mới ngủ đc, nằm thiu thiu một lúc t bắt đầu vào giấc mơ. T đến thăm gia đình người này (đứa cháu trong gia đình là bạn t), dần dần các câu chuyện được tiếp nối; ông bố đứa này đã chết, người bà treo cổ tự tử! Nghe đến đây đột nhiên t lạnh sống lưng, tâm thức bừng tỉnh, nhận ra đây là một giấc mơ!
Trong hoàn cảnh đó t hoàn toàn có thể thoát ra khỏi giấc mơ từ lúc đấy, nhưng không, t chọn ở lại với ảo cảnh!
Dần dần t cảm thấy tay mình có gì đó chạm vào, người bà treo cổ trong ngôi nhà đó hiện ra.
T đã khóc, rất lâu rồi mới thương cảm một kiếp người đến vậy. Ko nhớ chính xác bà ý nói những chuyện gì vs t, nhưng câu chuyện đó làm t nhớ tới bà mình đang ở nhà, cụ gần 90 nhưng may mắn còn sống, và, con cháu yêu thương cụ.
Chợt tỉnh cơn mơ t vẫn khóc, câu chuyện bà cụ vừa kể vs t văng vẳng bên tai, ngang trái bà phải chịu trong cuộc đời, t muốn vào giấc mơ tiếp, t muốn nắm tay bà san sẻ nỗi đau với bà…
Sau giấc mơ đó bệnh tình giảm hẳn, ko rõ do đả thông tư tưởng hay bà cụ phù hộ, kkk.
Chuẩn bị rằm tháng 7, bà cô vs ông chú t có đưa tiền để cúng cô hồn, t ko rõ lắm cúng cô hồn này để làm gì??? Xua đuổi họ đi hay bố thí cho họ để họ đừng làm hại đến mình?
Chiều nay mua 2 cân hoa quả lên thắp hương, không khấn vái gì nhiều. Các mày có thể sẽ thấy ngạc nhiên, t ko xua đuổi hay sợ hãi trước ma quỷ, linh hồn.
Vì, t tin rằng, một trái tim tràn ngập yêu thương không gì có thể đánh bại được!
 
Bài viết chi tiết. Tks chủ thớt.
Canabis đưa t thoát ra hoàn toàn khỏi sự lệ thuộc vào tôn giáo, đất nước này thế hệ kế cận đc tiếp xúc vs canabis nhiều hơn có lẽ sẽ hoá rồng, kkk.
Các mày có mơ gặp ma quỷ, linh hồn người chết, sự sắp đặt cho tương lai đc báo trước??? Trong giấc mơ gặp những thứ siêu hình, là đáng sợ theo tín ngưỡng các mày đang thờ phụng, các mày phản ứng ra sao; sợ hãi, căng thẳng, toát mồ hôi, bóng đè… hay bừng tỉnh như một cơn ác mộng?
Gần 2 tháng trước, vào một đêm ko trăng, ko sao, rèm cửa sổ mở hé. Sau một đợt điều trị tổn thương dây thần kinh, hậu quả dẫn đến ảnh hưởng bàng quang, tiểu đêm liên tục. Hàng đêm trằn trọc tới lui mới ngủ đc, nằm thiu thiu một lúc t bắt đầu vào giấc mơ. T đến thăm gia đình người này (đứa cháu trong gia đình là bạn t), dần dần các câu chuyện được tiếp nối; ông bố đứa này đã chết, người bà treo cổ tự tử! Nghe đến đây đột nhiên t lạnh sống lưng, tâm thức bừng tỉnh, nhận ra đây là một giấc mơ!
Trong hoàn cảnh đó t hoàn toàn có thể thoát ra khỏi giấc mơ từ lúc đấy, nhưng không, t chọn ở lại với ảo cảnh!
Dần dần t cảm thấy tay mình có gì đó chạm vào, người bà treo cổ trong ngôi nhà đó hiện ra.
T đã khóc, rất lâu rồi mới thương cảm một kiếp người đến vậy. Ko nhớ chính xác bà ý nói những chuyện gì vs t, nhưng câu chuyện đó làm t nhớ tới bà mình đang ở nhà, cụ gần 90 nhưng may mắn còn sống, và, con cháu yêu thương cụ.
Chợt tỉnh cơn mơ t vẫn khóc, câu chuyện bà cụ vừa kể vs t văng vẳng bên tai, ngang trái bà phải chịu trong cuộc đời, t muốn vào giấc mơ tiếp, t muốn nắm tay bà san sẻ nỗi đau với bà…
Sau giấc mơ đó bệnh tình giảm hẳn, ko rõ do đả thông tư tưởng hay bà cụ phù hộ, kkk.
Chuẩn bị rằm tháng 7, bà cô vs ông chú t có đưa tiền để cúng cô hồn, t ko rõ lắm cúng cô hồn này để làm gì??? Xua đuổi họ đi hay bố thí cho họ để họ đừng làm hại đến mình?
Chiều nay mua 2 cân hoa quả lên thắp hương, không khấn vái gì nhiều. Các mày có thể sẽ thấy ngạc nhiên, t ko xua đuổi hay sợ hãi trước ma quỷ, linh hồn.
Vì, t tin rằng, một trái tim tràn ngập yêu thương không gì có thể đánh bại được!
Cậu phù hộ em
 
Top