Đỉnh cao trí tuệ, định vặt không sót cọng lông nào luôn.

Olala24

Bò lái xe

Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán hàng năm​

Bộ Tài chính đề xuất cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán sẽ chịu mức thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế theo năm.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính dự kiến sửa quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân với hoạt động chuyển nhượng vốn, chứng khoán.

Theo đó, cơ quan này đề xuất cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán sẽ chịu mức thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế. Khoản thu nhập tính thuế này được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan trong kỳ tính thuế theo năm.

Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, số thuế sẽ bằng thuế suất 0,1% nhân với giá bán chứng khoán, theo từng lần.

Với chuyển nhượng vốn, cơ quan này cũng đề xuất tính thuế 20% trên thu nhập tính thuế nhưng tính theo từng lần. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí, người bán sẽ chịu mức thuế suất 2%.

Giao dịch chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (quận 1, TP HCM), hồi tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Giao dịch chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (quận 1, TP HCM), hồi tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Thực tế, Luật Thuế thu nhập cá nhân 04/2007, hiệu lực từ 2009, quy định 2 phương pháp thu thuế với chuyển nhượng chứng khoán. Trong đó, trường hợp áp thuế trên thu nhập với kỳ tính thuế theo năm thì mỗi lần chuyển nhượng cá nhân tạm nộp thuế thu nhập cá nhân 0,1% trên giá bán từng lần. Cuối năm, họ sẽ quyết toán và được trừ số thuế đã tạm nộp trong năm. Còn trường hợp không xác định được giá vốn, các chi phí liên quan, họ sẽ phải nộp thuế 0,1% trên giá bán từng lần và không phải quyết toán khi hết năm.

Từ 2013, Luật số 71/2014 quy định thống nhất một phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán là theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Song, việc thu thuế kể cả trường hợp bị lỗ được nhiều ý kiến đánh giá là chưa phù hợp. Theo đó, giới chuyên môn nhiều lần kiến nghị nhà điều hành cần xác định phương pháp thu thuế trên thu nhập của cá nhân, nếu có lãi mới nộp thuế.

Quảng cáo

Bộ Tài chính cho rằng việc sửa cách tính thuế với chuyển nhượng chứng khoán xuất phát từ thực tiễn thực hiện thời gian qua, xu hướng và kinh nghiệm của các nước thời gian gần đây.

Theo cơ quan này, hầu hết các nước đều thu thuế với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, song cách thức rất khác nhau. Có quốc gia thu theo tỷ lệ phần trăm trên giá chuyển nhượng, có nơi thu theo thu nhập, hoặc áp dụng chính sách thuế khác giữa chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết.

Chẳng hạn, Indonesia áp dụng mức thuế khấu trừ tại nguồn 0,1% với doanh thu từ chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Philippines thu thuế 0,6% trên giá trị giao dịch. Nhật Bản áp tỷ lệ cố định 20,3% với thu nhập từ việc bán một số chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu chứng quyền. Trung Quốc áp thuế 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán không niêm yết, trong khi Thái Lan áp thuế với thu nhập từ vốn giống các loại thu nhập thông thường.

Phương Dung
 

Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán hàng năm​

Bộ Tài chính đề xuất cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán sẽ chịu mức thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế theo năm.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính dự kiến sửa quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân với hoạt động chuyển nhượng vốn, chứng khoán.

Theo đó, cơ quan này đề xuất cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán sẽ chịu mức thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế. Khoản thu nhập tính thuế này được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan trong kỳ tính thuế theo năm.

Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, số thuế sẽ bằng thuế suất 0,1% nhân với giá bán chứng khoán, theo từng lần.

Với chuyển nhượng vốn, cơ quan này cũng đề xuất tính thuế 20% trên thu nhập tính thuế nhưng tính theo từng lần. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí, người bán sẽ chịu mức thuế suất 2%.

Giao dịch chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (quận 1, TP HCM), hồi tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Giao dịch chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (quận 1, TP HCM), hồi tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Thực tế, Luật Thuế thu nhập cá nhân 04/2007, hiệu lực từ 2009, quy định 2 phương pháp thu thuế với chuyển nhượng chứng khoán. Trong đó, trường hợp áp thuế trên thu nhập với kỳ tính thuế theo năm thì mỗi lần chuyển nhượng cá nhân tạm nộp thuế thu nhập cá nhân 0,1% trên giá bán từng lần. Cuối năm, họ sẽ quyết toán và được trừ số thuế đã tạm nộp trong năm. Còn trường hợp không xác định được giá vốn, các chi phí liên quan, họ sẽ phải nộp thuế 0,1% trên giá bán từng lần và không phải quyết toán khi hết năm.

Từ 2013, Luật số 71/2014 quy định thống nhất một phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán là theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Song, việc thu thuế kể cả trường hợp bị lỗ được nhiều ý kiến đánh giá là chưa phù hợp. Theo đó, giới chuyên môn nhiều lần kiến nghị nhà điều hành cần xác định phương pháp thu thuế trên thu nhập của cá nhân, nếu có lãi mới nộp thuế.

Quảng cáo

Bộ Tài chính cho rằng việc sửa cách tính thuế với chuyển nhượng chứng khoán xuất phát từ thực tiễn thực hiện thời gian qua, xu hướng và kinh nghiệm của các nước thời gian gần đây.

Theo cơ quan này, hầu hết các nước đều thu thuế với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, song cách thức rất khác nhau. Có quốc gia thu theo tỷ lệ phần trăm trên giá chuyển nhượng, có nơi thu theo thu nhập, hoặc áp dụng chính sách thuế khác giữa chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết.

Chẳng hạn, Indonesia áp dụng mức thuế khấu trừ tại nguồn 0,1% với doanh thu từ chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Philippines thu thuế 0,6% trên giá trị giao dịch. Nhật Bản áp tỷ lệ cố định 20,3% với thu nhập từ việc bán một số chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu chứng quyền. Trung Quốc áp thuế 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán không niêm yết, trong khi Thái Lan áp thuế với thu nhập từ vốn giống các loại thu nhập thông thường.

Phương Dung
2020 "không bỏ đồng bào lại phía sau"
2025 "Không bỏ đồng nào lại phía sau"
Đồng Bào = Bào từng Đồng
 
Chứng thủ trầy trật lên sàn vặt lông nhau, khó lắm mới cầm dc tiền về thì lại bị cắt luôn phế 20%, gấp mấy lần nhà cái đến từ Châu Âu thế thì đéo ai chơi nữa :vozvn (19):
Tao nghĩ nếu nó bắt đóng thuế 20% dự trên kết quả kinh doanh trong năm tài chính của cá nhân đầu tư thì khéo lại thất thu. Vì kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam 99% là đầu tư cá nhân, 95% thua lỗ theo quy định mới thì đéo phải đóng thuế 20%. Chỉ thằng nào trong năm tài chính có lợi nhuận mới phải đóng thuế.
Chứ như trước đéo biết mày lãi hay lỗ, cứ bán chứng khoán là tao thu thuế, có lẽ là thu đc nhiều hơn!
 
Tính ra mua tiền ảo sàn giao dịch chúng nó chỉ thu phí 0.1% mỗi giao dịch, còn đằng này đòi hốc cả xương. Nếu lỗ thì chúng nó bơ không liên quan.
cũng sắp thu rồi, thằng binance sắp quy thuận chính nghĩa quốc gia
 
Tao nghĩ nếu nó bắt đóng thuế 20% dự trên kết quả kinh doanh trong năm tài chính của cá nhân đầu tư thì khéo lại thất thu. Vì kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam 99% là đầu tư cá nhân, 95% thua lỗ theo quy định mới thì đéo phải đóng thuế 20%. Chỉ thằng nào trong năm tài chính có lợi nhuận mới phải đóng thuế.
Chứ như trước đéo biết mày lãi hay lỗ, cứ bán chứng khoán là tao thu thuế, có lẽ là thu đc nhiều hơn!
Mỗi giao dịch sàn nó đã thu mày 0.3 tiền thuế + phí rồi. Được đồng lãi gồng lòi lol rồi thì bị nó cắn thêm cái nữa. Warren ở VN thì đéo có cửa thành huyền thoại của giới đầu tư nổi, đacosa mới là huyền thoại.
 
Thật ra làm thế này khi thị trường Chứng Khoán đang giai đoan phát triển nóng là không khôn ngoan.
Thứ nhất không phải người Việt nào cũng thường xuyên chơi ck, tỉ lệ này so với thế giới là rất thấp. Giờ dính tới thuế má, cần phải kê khai này kia là các con dân rất ngại, người mới chơi ngại vào, người chơi ít ngại chơ tiếp... mà 90% người chơi là gà thua lỗ. Nhưng những người chơi này sẽ giúp thị trường thanh khoản và khối ngoại đầu tư vào lùa gà. Hệ quả đánh thế sẽ làm giảm đám con dâu chơi lần đâu.

Thứ 2 cách tiếm tiền đơn giản nhất của chính phủ là bội chi ngân sách và vay vốn, bán trái phiếu... chứ không phải là tận thu thuế.
Kiếm mấy đồng thuế còm này dân nó ghét trong khi chỉ cần bội chi ngân sách, tạo ra lạm phát nhẹ là đã kiếm bội tiền rồi. Dân vừa không ghét mà lại nhãn nhã đỡ phải soi mói tài khoản từng thằng dân đen.
Những chính sách thuế gần đây cho thấy tầm nhìn về quản trị kinh tế có phần thụt lùi so với nhóm lãnh đạo chính phủ nhiệm kỳ trước.
 
Ủa, Bộ Tài chính ơi… tụi em chơi chứng khoán chứ đâu phải bán thận mà lời cỡ đó? 😭
Mấy ông nhỏ lẻ ngồi vạch chart, gồng lỗ cả tháng, mua con “CEO” mà ăn chửi như CEO thật, đến lúc lời vài trăm lại bị xin “một chút nhẹ 20%”?
Nhiều ông bảo: Tôi đầu tư 2 năm, nhà nước đầu tư một cú 20%, mà không phải cắt lỗ bao giờ 😐
Thu nhập cá nhân à? Vâng ạ!
Em thu nhập theo cảm xúc, còn thuế thì thu theo đam mê của Bộ
Chơi chứng khoán mà lời còn bị thu thuế gắt hơn mở quán trà đá vỉa hè. Cái gì cũng có thể cắt lỗ, riêng thuế thì cắt cổ
Nhà đầu tư: “Bây giờ em chốt lời cũng mệt, mà chốt... lỗ cũng bị móc. Em không biết mình là nhà đầu tư, hay là... cây ATM quốc gia luôn nữa 😭”
Bộ Tài chính: “Cứ lời là thu, chứ ai rảnh đi quan tâm tâm trạng em mỗi phiên!
Chơi chứng khoán ở Việt Nam không chỉ cần vốn, cần kiến thức… mà còn cần tinh thần thép và sổ khám tâm thần dự phòng mỗi khi đọc tin thuế mới 🤯
 

Có thể bạn quan tâm

Top