
"Nhiều người hoang mang khi đọc tin tức về các vụ cháy xe điện. Nhưng vấn đề không nằm ở xe sử dụng động cơ gì, mà là con người", một độc giả chia sẻ.
4 lý do khiến các vụ cháy xe điện gây hoang mang
Thứ nhất, đúng là số các vụ cháy xe điện năm sau cao hơn năm trước. Nhưng điều này không nằm ở chất lượng xe hay năng lượng sử dụng. Khi số lượng xe điện càng nhiều, giả sử xác suất rủi ro không thay đổi, số xe gặp rủi ro sẽ cao hơn.
Thứ hai, như đã nói ở trên, hiệu ứng "sợ cá mập cắn". Xe điện là một sản phẩm đang gây chú ý. Vì thế, mọi tin tức về xe điện sẽ tạo cảm giác mạnh mẽ hơn. Một vài vụ cháy xe điện cũng có thể gây cảm giác như thể có hàng trăm vụ cháy vậy.
Thứ ba, xe điện là một sản phẩm mới. Thứ mới sẽ kích thích trải nghiệm nhưng cũng gây lo ngại về những "hậu quả" chưa được kiểm chứng, phát hiện.
Xe xăng dầu đã tồn tại đủ lâu để mọi người biết được ưu nhược điểm và cách khắc phục.
Xe điện còn quá nhiều vấn đề. Tầm hoạt động, chất lượng trạm sạc, khả năng chập cháy, sửa chữa, khả năng thích nghi với nhiệt độ thất thường… tất cả vẫn còn là "màn sương mờ" với số đông người dùng.
Do đó, so với một thứ không có "cảm giác kiểm soát được", bất cứ vấn đề nào dù nhỏ cũng đủ để kích thích nỗi sợ lớn.
Thứ tư, xe điện không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trôi nổi trên thị trường. Khác với xe xăng dầu dường như đã đi vào nề nếp quản lý, xe điện có rất nhiều "phiên bản".
Trong đó, đáng quan ngại là rất nhiều xe không hề được đăng ký, đăng kiểm, không ghi tên đơn vị, nhiều người điều khiển không có bằng lái. Xe điện chở khách du lịch hay xe đạp điện dễ rơi vào nhóm này hơn cả.
Nhưng người đọc tin sẽ không phân biệt xe nào. Họ thường chỉ dán nhãn chung "xe điện" và từ đó tâm lý e ngại cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, mà điều đầu tiên cần xem kỹ là các vấn đề liên quan đến an toàn. Nếu có vấn đề thì tìm ngay đến cửa hàng, thợ chuyên nghiệp để xử lý. Không mua những chiếc xe không rõ nguồn gốc xuất xứ.
4 lý do khiến các vụ cháy xe điện gây hoang mang
Thứ nhất, đúng là số các vụ cháy xe điện năm sau cao hơn năm trước. Nhưng điều này không nằm ở chất lượng xe hay năng lượng sử dụng. Khi số lượng xe điện càng nhiều, giả sử xác suất rủi ro không thay đổi, số xe gặp rủi ro sẽ cao hơn.
Thứ hai, như đã nói ở trên, hiệu ứng "sợ cá mập cắn". Xe điện là một sản phẩm đang gây chú ý. Vì thế, mọi tin tức về xe điện sẽ tạo cảm giác mạnh mẽ hơn. Một vài vụ cháy xe điện cũng có thể gây cảm giác như thể có hàng trăm vụ cháy vậy.
Thứ ba, xe điện là một sản phẩm mới. Thứ mới sẽ kích thích trải nghiệm nhưng cũng gây lo ngại về những "hậu quả" chưa được kiểm chứng, phát hiện.
Xe xăng dầu đã tồn tại đủ lâu để mọi người biết được ưu nhược điểm và cách khắc phục.
Xe điện còn quá nhiều vấn đề. Tầm hoạt động, chất lượng trạm sạc, khả năng chập cháy, sửa chữa, khả năng thích nghi với nhiệt độ thất thường… tất cả vẫn còn là "màn sương mờ" với số đông người dùng.

Do đó, so với một thứ không có "cảm giác kiểm soát được", bất cứ vấn đề nào dù nhỏ cũng đủ để kích thích nỗi sợ lớn.
Thứ tư, xe điện không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trôi nổi trên thị trường. Khác với xe xăng dầu dường như đã đi vào nề nếp quản lý, xe điện có rất nhiều "phiên bản".
Trong đó, đáng quan ngại là rất nhiều xe không hề được đăng ký, đăng kiểm, không ghi tên đơn vị, nhiều người điều khiển không có bằng lái. Xe điện chở khách du lịch hay xe đạp điện dễ rơi vào nhóm này hơn cả.
Nhưng người đọc tin sẽ không phân biệt xe nào. Họ thường chỉ dán nhãn chung "xe điện" và từ đó tâm lý e ngại cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, mà điều đầu tiên cần xem kỹ là các vấn đề liên quan đến an toàn. Nếu có vấn đề thì tìm ngay đến cửa hàng, thợ chuyên nghiệp để xử lý. Không mua những chiếc xe không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Sửa lần cuối: