Đứng trước khủng hoảng kinh tế hãy cùng nhìn lại giai đoạn lịch sử 2008-2012

TrienChjeu

Nam Hiệp
-Hôm qua, thằng Lỗ đít gợi tình có lập thớt về kinh tế, tài chính VN trước ngưỡng khủng hoảng hiện nay và gợi ý cho tao viết về giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2012. Để cùng nhìn lại quá khứ, rút ra bài học cho tương lai, hạn chế rủi ro, tránh trường hợp phải về quê nuôi cá và trồng thêm rau để mưu sinh. Tao ko phải dân kinh tế, chắc bài viết có nhiều thiết sót, anh em chém nhẹ tay.

v0812.png


-Nếu sống đủ 1 đời người ko ốm đau, bệnh tật, tai nạn, chết trẻ thì bất cứ ai cũng sẽ đc chứng kiến sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu ít nhất 1 lần. Tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, thế giới đã có 4 cuộc khủng khoảng kinh tế...

I-Cuộc đại suy thoái 1929-1933
-Đây được xem là cuôc khủng hoảng tài chính kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Nhiều người cho rằng sự sụp đổ ở thị trường chứng khoán phố Wall 1929 là nguồn gốc khủng hoảng và những quyết định chính sách sai lầm chính phủ Mỹ càng làm cho nó thêm nghiêm trọng. Cuộc suy thoái kéo dài gần 1 thập niên đã ghi nhận mức thua lỗ khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục cùng với việc sản xuất lao dốc, đặc biệt ở những nước công nghiệp hóa. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chạm tới mức đỉnh 25% vào năm 1933.

II-Cú sốc dầu mỏ của OPEC 1973
-Cuộc khủng hoảng này bắt đầu khi các thành viên OPEC (chủ yếu bao gồm các quốc gia thuộc các tiểu vương quốc Arap) quyết định trả đũa Hoa Kỳ, để đáp trả việc cung cấp vũ khí cho Israel trong cuộc chiến tranh Arap - Israel.
-Các nước OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, đột ngột dừng xuất khẩu dầu sang Mỹ và các nước đồng minh. Điều này gây ra sự thiếu hụt lớn và giá dầu tăng đột biến. Dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và các nước phát triển khác với mức lạm phát rất cao.

III-Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997
-Khủng hoảng xảy ra ở Thái Lan năm 1997 và lan rộng đến các nước Đông Á. Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển đổ vào các quốc gia Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hong Kong và Hàn Quốc.
-Dòng vốn khổng lồ tạo ra tín dụng phóng khoáng, tích lũy nợ ở những nền kinh tế này. Vào tháng 7/1997, chính phủ Thái Lan đã xóa bỏ tỷ giá hối đoái cố định với đồng dollar vốn đã tồn tại quá lâu, dẫn đến thiếu ngoại tệ trong thị trường.
-Thị trường tài chính châu Á trở nên hỗn loạn, nhanh chóng kéo theo hàng triệu USD đầu tư nước ngoài ồ ạt rút đi. Hiệu ứng lan tỏa khiến cho các nhà đầu tư lo sợ sự sụp đổ thị trường Đông Á có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) đã phải vào cuộc bằng việc đưa ra gói hỗ trợ cho những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - nhằm tránh việc vỡ nợ xảy ra.

tac-dong-cua-cuoc-khung-hoang-kinh-te.jpg


IV-Khủng hoảng tài chính 2008
-Bắt nguồn khi bong bóng nhà đất ở Mỹ sụp đổ, cuộc khủng hoảng đã khiến cho Ngân hàng Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới) phá sản, kéo theo hàng loạt những doanh nghiệp và thể chế tài chính chủ chốt đến trên bờ vực sụp đổ.
-Chính phủ lúc đó đã phải đưa ra khoảng cứu trợ lớn chưa từng có. Sau gần một thập niên, khi mà hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD lợi nhuận bốc hơi, thị trường mới có dấu hiệu phục hồi.
--> Ta cùng đi sâu vào cuộc khủng hoảng mới nhất này.

Nguyên nhân
-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 (GFC) bắt nguồn từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán, diễn ra từ năm 2007 cho tới năm 2008, khởi nguồn từ Mỹ.
-Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 được cho rằng là liên quan tới việc các tổ chức tài chính trong thị trường bất động sản tại Mỹ khi họ bắt đầu đưa ra các khoản vay thế chấp mạo hiểm nhằm giải cứu người mua bất động sản. Hình thức vay thế chấp nhắm vào những người mua nhà có thu nhập thấp, rủi ro cho vay rất cao cùng với sự bùng nổ bong bóng nhà đất tại Hoa Kỳ.

-Yếu tố chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 chính là do sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm tài chính kiểu săn mồi, nhằm vào những đối tượng người mua nhà có thu nhập thấp, kém hiểu biết, ít thông tin. Đứng đầu những tổ chức cho vay tài chính đó phải kể đến ngân hàng Lehman Brothers – sự sụp đổ của ngân hàng này đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng.
-Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, chính phủ Hoa Kỳ đã triển khai các khoản cứu trợ đối với các tổ chức tài chính cũng như áp dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.

Tác động của khủng hoảng
Những giải pháp và chính sách tài khóa đó đã quá muộn, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 lan rộng ra các nước trên thế giới, đặc biệt là Liên minh Châu Âu như Đức, Anh, Pháp cũng như các quốc gia khác. Cuộc khủng hoảng này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với hơn 10.000 tỷ USD đã bị cuốn trôi, hơn 30 triệu người thất nghiệp, gia tăng tỉ lệ vô gia cư và tự tử.

Ngoài ra, còn rất nhiều những tác động tiêu cực do cuộc khủng khoảng này gây ra như:
+Bear Stearns – một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất tại phố Wall đã lên tiếng cầu cứu và được JPMorgan Chase mua lại với giá 30 tỷ USD.
+Ngân hàng Lehnam Brothers tuyên bố phá sản – đây là ngân hàng đầu tư được thành lập từ năm 1844. Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư hơn 160 năm của Mỹ là dấu hiệu cho việc bán tháo lớn nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.
+Thị trường chứng khoán tại Hong Kong và Thượng Hải sụt giảm xuống mức 4,5 – 5,4%. Gía trị tài sản của một quỹ thị trường tiền tệ giảm dưới 1 USD/Cổ phiếu. Hơn 140 tỷ USD rút khỏi quỹ bởi các nhà đầu tư Mỹ.

Sức ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 đến các quốc gia trên thế giới
-Cú sốc tài chính diễn ra từ năm 2008 tại Hoa Kỳ đã gây cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. 10 năm sau, Indonesia vẫn đang phải vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng này. Rất nhiều nhà đầu tư của Indonesia đã mất hàng triệu USD vào các ngân hàng Hoa Kỳ.

-Cuộc khủng hoảng này làm cho nền kinh tế toàn cầu thất thoát 4.500 tỷ USD vào năm 2009. Các quốc gia khác đã mất một thời gian dài sau đó mới có thể khôi phục lại hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình và thậm chí có nhiều lĩnh vực không thể nào phục hồi được. Sau đúng 10 năm, thế giới lại đang phải đối mặt với những mầm mống có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng mới.

-Giá nhà ở tăng cao tại Hoa Kỳ đang tạo áp lực đối với các ngân hàng và rất dễ xảy ra tình trạng tăng trưởng nóng. Trong 3 tháng đầu năm 2018, giá nhà ở tại nước này đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017.

-Frank Nothaft - chuyên gia kinh tế của CoreLogic cho biết: “Nhu cầu cao và nguồn cung hạn chế đã đẩy giá nhà vượt qua mức tăng kỷ lục được ghi nhận vào năm 2006. Hoạt động xây dựng nhà mới vẫn diễn ra chậm chạp, nguồn cung thiếu hụt tiếp tục tạo áp lực lên giá bán”. Việc giá nhà ở bị đẩy lên cao sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mức thu nhập cũng như đời sống của người dân, từ đó kéo theo những hệ quả xấu đối với nền kinh tế.

-Ngày 19/9/2008, Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra kế hoạch cứu trợ cả gói trị giá 700 tỷ USD để mua lại các khoản vay thế chấp có tính thanh khoản yếu và các tài sản khác liên quan đến nợ xấu của ngân hàng, tập đoàn tài chính. Tuy nhiên, khi khoản trợ cấp này chưa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, các chỉ số chứng khoán chủ đạo của Hoa Kỳ đã sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1987, thậm chí, chỉ trong một ngày, bị "bốc hơi" tới 1.100 tỷ USD.

-Đối với Indonesia, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009 rất nặng nề, với những ảnh hưởng có thể coi là lớn nhất trong số các nước Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đã hạ từ mức 6,1% năm 2008 xuống còn 4,5% vào năm 2009. Thái Lan và Malaysia với mức tăng trưởng tương ứng là 2,3% và 1,5% vào năm 2009.

Ngay từ khi bắt đầu khủng hoảng tiền tệ, thị trường cổ phiếu của Indonesia cũng như các nước Đông Nam Á sa sút, chính phủ các nước cũng tuyên bố hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009. Việc thắt chặt tiền tệ và nhu cầu toàn cầu giảm sút làm giảm lòng tin của nhà tiêu dùng và nhà đầu tư, điều này gây ảnh hưởng bất lợi đối với ngành chế tạo và xuất khẩu của khu vực.

Đối với Singapore, ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ toàn cầu đối với ngành du lịch nước này khá rõ rệt. Tháng 9/2008, khách du lịch đến Singapore giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2008 và tình trạng giảm sút này còn kéo dài đến hết năm 2009 cũng như năm 2010.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến 5 ngành lớn của Philipines. Cụ thể, lao động Philipines tại nước ngoài bị mất việc làm buộc phải quay về nước, ngành dịch vụ bao gồm bất động sản gặp khó khăn, các ngành điện tử, viện trợ nước ngoài, xuất khẩu nông sản giảm sút từ đó đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
 
Sửa lần cuối:
Khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến VN như thế nào?
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2007 - 2008, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn hạn chế về độ mở (chỉ mới gia nhập WTO đầu năm 2007) do vậy khủng hoảng kinh tế 2008 ở Việt Nam được cho là không đáng kể nhưng vẫn có một số điểm đáng chú ý.

khung-hoang-kinh-te-anh-huong-den-viet-nam-nhu-the-nao.jpg


1.Về thương mại
-Mỹ, Nhật Bản và các nước EU là những thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng đối với Việt Nam. Vào đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, đã xuất hiện xu hướng giảm tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm đó.
-Do suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng tại Hoa Kỳ giảm mạnh, trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, giảm gần 10% so với năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu ảnh hưởng nhiều nhất là may mặc, cá basa, cà phê, gạo, giày da,…
-Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và EU cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi người tiêu dùng của các nước này phải cắt giảm chi tiêu, và dẫn đến nhu cầu hàng nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn 16,5% tại thị trường EU.

2.Về đầu tư nước ngoài
-Cuộc khủng hoảng kinh tế có sự ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và quỹ viện trợ phát triển chính thức ODA. Tổng vốn FDI có xu hướng chững lại, các dự án đăng ký mới không tăng, vào tháng 10/2008, số dự án đăng kí mới là 68 dự án, giảm mạnh so với 9 tháng đầu năm là 885 dự án.
-Khả năng giải ngân vốn ODA trong năm 2008 cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, và tốc độ giải ngân không được như dự báo.

3.Hoạt động tài chính và thị trường tiền tệ
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến cho tỷ giá hối đoái và lãi suất USD có sự thay đổi nhẹ do ảnh hưởng từ tâm lý người dân. Về thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán, lượng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán nước ta có xu hướng suy giảm. VNIndex giảm liên tục và lập đáy xuống dưới 300 điểm.

Góc nhìn thực tế
-Cuối 2006 đến trước Tết 2007, nhà tao xây nhà mới 2 tầng 1 tum, sàn hơn 100m2. Tổng chi phí xây dựng lúc đó khoảng 400 củ. Sau đó hơn 1 năm, tức là nửa cuối năm 2008, bố và chú tao ngồi nói chuyện, bảo rằng sang năm nay muốn xây chắc phải x2 tiền lên mới đủ, vì giá vật liệu xây dựng leo thang chóng mặt. Đó cũng là ấn tượng đầu tiên của tao (lúc đó chỉ là một thằng sinh viên) về giai đoạn khủng hoảng này.

-Đến thời điểm 2011-2012 tao mới ra trường đi làm, lúc đó mới thấm thía cái gọi là khủng hoảng kinh tế.
-Mấy ông anh tao chơi cùng, học trước mấy khóa, ra trường ông nào cũng ngon, lương SV vừa ra trường toàn trên 10 củ thời điểm đó là oách lắm rồi. Còn đến lúc tao ra trường thì nát bét. Bất động sản chết ngắc, bao nhiêu dự án treo, xây thô xong vứt xó, kéo theo ngành XD của tao cũng chết theo. Nhớ lại lúc đó, lớp tao có 31/55 đứa ra trường đúng hạn (mấy thằng nợ môn tạm thời ko xét). Trong số đó, 70% là thất nghiệp nằm nhà thở oxy. Kiếm đc việc ngay thời điểm đó là rất khó. Tốt nghiệp mấy tháng mà thằng nào cũng rảnh rỗi, gọi 1 câu là cả lũ lại tụ tập ở cổng trường uống trà đá, hút thuốc lào, chém gió qua ngày. Thế là chúng nó nghĩ ra cái trò xin tiền nhà đi học cao học chống cháy... Cuối cùng lại đến trường gặp nhau bốc phét. Riêng tao đéo mặn mà gì cái bằng thạc sĩ, nên ko học.

-Nằm nhà thở oxy 4 tháng tao mới có việc làm, đây là chỗ quan biết của ông già tao. Xin cho tao Đến làm kĩ thuật B, công trình là cái nhà làm việc 9 tầng của viện nghiên cứu khoáng sản. Làm chẩy bửa gần 2 năm vẫn chưa xây xong phần thô, vì ko có tiền, vốn về nhỏ giọt. Lương tao lúc đó đúng 3 củ bằng lương của bọn AK47 bây giờ, mà còn suốt ngày bị chậm lương... Đi làm nguyên 1 năm đầu toàn phải xin thêm tiền nhà ko đéo đủ sống. Nhớ cái Tết năm đó, tết đầu tiên khi đi làm, anh em đói mốc mồm. Công trường hết việc từ trước 23 tháng chạp, mà anh em hôm nào cũng đến công trường ngồi đợi sếp nguyên 1 tuần, như chó xem tát ao. Ông sếp lên tổng cty ứng tiền về trả lương, tao nhớ đội thợ ở Yên Bái lấy tiền đầu tiên. Ông đội trưởng hí hửng lên , lúc xuống mặt đần như kut ngâm. Ông ấy bảo đội anh chờ thanh toán 200 củ mà sếp trả có 40 củ, bây h ko biết chia cho anh em kiểu gì?
-Đến mùng 5 Tết tao từ quê lên trực công trường, gặp 1 thằng thợ đội Yên Bái. Nó bảo sáng 30 Tết mới về, nhưng tối Mùng 1 đã bắt xe lên đây trực. Vì đéo có tiền, lên đây nằm sếp còn cho tiền ăn... đúng là khổ vl...

-Giai đoạn đó, dễ thấy nhất về bất ổn kinh tế VN là thông qua các thông số về Lãi suất ngân hàng, Bất động sản, giá vàng và thị trường chứng khoán.

-Cuối năm 2007, tình trạng đầu cơ BĐS đã đẩy giá BĐS ở Việt Nam lên quá cao so với giá trị thực. Thị trường đã lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao. Bước sang năm 2008 và 2009 nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng băng, giá BĐS đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn, không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng cao, nhất là vào cuối năm 2008. Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình thế bất lợi.
- Rất nhiều dự án treo vì ko có vốn, nhiều khu đô thị vắng bóng người, với những ngôi nhà xây dở dang, cỏ mọc um tùm...

thach-thao-8-23-1200.jpg


-Vấn đề tín dụng và thanh khoản của hệ thống ngân hàng: NHNN từ đầu năm 2008 đã luôn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Lạm phát gia tăng đẩy lãi suất lên cao (có thời điểm đã lên đến 22%, thậm chí 27%/năm), ấy thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp buộc phải chấp nhận mức lãi suất này để tồn tại. Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh chỉ dao động trong khoảng 0.56% - 0.7%. Một số cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip cũng sụt giảm mạnh chẳng hạn SSI: -84%, FPT: -78%.

-Ảnh hưởng lớn nhất theo tầm vĩ mô chính là thị trường chứng khoán.
Thị trường Chứng khoán chính là bộ mặt của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nước thời điểm đó phải cắt giảm nhân công, hàng hóa ko sản xuất được, nguồn cung hạn chế, lãi vay của ngân hàng tăng cao, khiến cho toàn bộ TTCK lao dốc.
-Trước khủng hoảng, chỉ số VN-index có đà tăng trưởng mạnh mẽ trong gần 2 năm và đạt đỉnh vào tháng 3/2017 với 1180 điểm.
-Sau đó là sụt giảm dần, cho đến 2 tháng cuối năm 2007, VN-index bắt đầu lao dốc rất mạnh, và chạm đáy vào tháng 2/2009 chỉ với 236 điểm. Mức sụt giảm từ đỉnh xuống đáy là 80% chỉ trong vòng hơn 1 năm.
-TTCK đìu hiu suốt 4 năm sau đó, cho đến cuối năm 2014 mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

vni2.png


-Chứng khoán giảm mạnh, bất động sản thì toang, lạm phát cũng tăng khiến cho người dân tìm đến 1 kênh trú ẩn an toàn. Và cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, ở VN người ta cũng tìm đến vàng.
Quý 3-2007 giá vàng thế giới biến động ko nhiều và vẫn quanh quẩn ở mức 650$ / 1oz, sau đó tăng dần và đến cuối năm 2008 thì tăng mạnh trong 3 năm liên tục, rồi đạt đỉnh vào tháng 9/2011 ở mức 1917$ / 1oz
-Tại VN cũng vậy, tao ko tìm đc cái chart giá vàng ở VN trên tradingview, nên dùng tạm cái này.

vang2.png

bieu-10.png

bieu-v.png


Giá vàng bắt đầu tăng mạnh từ 2008 rồi đạt đỉnh vào cuối 2012. Giá vàng ở VN còn mafia hơn thế giới vì nhà nước độc quyền.
-Nói chung dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế rất dễ nhận thấy nếu nhìn vào chart index và chart vàng. Bên Index sụt giảm mạnh do các doanh nghiệp ko làm ăn đc gì, người dân rút hết tiền đi mua vàng trú ẩn, khiến chart vàng tăng phi mã...


-Bài học rút ra cho thời điểm hiện tại
Cắt giảm chi tiêu, nằm in thở khẽ chờ thời. Có thể giai đoạn ngắn từ bây giờ cho đến 2 năm tiếp theo ảnh hưởng kinh tế rất khủng khiếp, FDI giảm, lạm phát tăng cao, BĐS thì toang, thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là khó khăn chung nhưng cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư nắm giữ nhiều tiền mặt. Nói thêm chút, ở những thời điểm kinh tế suy thoái như thế này, tiền mặt luôn là vua, thằng nào cầm nhiều tiền tươi thằng đó sẽ có cơ hội cao nhất nắm giữ tài sản ở giá rẻ.

-Quan điểm của cá nhân tao:
+Chứng khoán nên chờ thời gian tới bắt đáy, gọi là bắt nhưng ko ai biết đc đâu là đáy, chia trung bình giá mà gom dần, càng xuống càng gom. Đề nghị ôm những cổ phiếu của các cty có hoạt động sản xuất bền vững, tránh ôm những CP của các tập đoàn phân lô bán nền và thương mại, dịch vụ. Có 2 mã ổn áp và an toàn để ôm là Vinamilk (VNM) và Hòa Phát (HPG). Một thằng sản xuất sữa, thời đéo nào thì con em chúng ta cũng cần sữa để uống, nên ko chết đc. Còn 1 thằng sản xuất thép, thời nào cũng cần để xây dựng...

+Coin: kênh này mới đc chú ý cỡ 5,6 năm gần đây. Hiện tại vẫn chưa phải là đáy. Canh BTC dưới 20k thì gom dần, theo số liệu quá khứ về các mùa coin trước, tao dự BTC sẽ về khoảng 15k. Chừng nào biên độ giao động thấp (gần như đi ngang) , volume nhỏ thì đấy là đáy. Cứ ăn chắc mặc bền ôm BTC, ETH, BNB... mấy con này ko sợ gì cả, chờ đến mùa coin sau thì x5 là chuyện ko khó.

+Forex: kênh này tao nghiên cứu nhiều nhất. Dù chơi cơ sở hay phái sinh thì đồng JPY (Yên Nhật) là đồng đáng ôm nhất. Cứ gom đồng này, nằm im chờ kinh tế phục hồi, tự khắc nó sẽ tăng trở lại thôi.

+Thằng nào có nhiều tiền thì ôm đất, tuy nhiên bây giờ chưa phải đáy đâu, cần chờ thêm.
+Còn riêng vàng thì né luôn ra: Giá vàng cả thế giới lẫn VN đều đang ở mức cao vì là kênh trú ẩn mỗi đợt mưa bão. Ôm vàng tỷ lệ đu đỉnh là cực cao. Hơn nữa thị trường vàng ở VN bị chú phỉnh độc quyền và thao túng, rất khó thanh khoản ở giá đẹp... Cái này thì đợt cuối 2020 đã chứng minh rồi. Có vàng mà đéo bán đc, cuối cùng ôm cục tức thôi.

-Kinh tế có rất nhiều vấn đề để nói, nên ko thể bàn hết đc tất cả mọi ngóc ngách, thằng nào thấy thiếu thì bổ sung nhé, anh em cùng đàm đạo và bình loạn.

nhung-luu-y-ve-khung-hoang-kinh-te-ma-nha-dau-tu-nen-biet.jpg
 
Sửa lần cuối:
Ai không tin đất nước này chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay thì đứng sang một bên. Tao chưa bao giờ thấy sức mua tăng khủng khiế như bây giờ, quán nhậu đông không có chỗ ngồi , người người nhà nhà đi du lịch , conan ăn thịt dê núi tươi đẹp vcl
 
vấn đề nằm ở chỗ năm nay NN khôn hơn.
Bắt đầu gom đô để kiềm chế lạm phát, ko như nhựt bổn, phá giá chơi tới luôn, kệ mẹ nó.
Nhưng cái đáng lo là đô dùng để chi tiêu, cụ thể là mua nguyên vật liệu, và chi trả các khoảng nợ. Tiền bù đắp thông qua xuất khẩu, và lụm tiền từ FDI.
Theo như các năm: thông qua hình thức xuất khẩu và FDI, VN có lượng tiền ra vô dồi dào, việc đầu tư, cho vay vô cùng dễ dàng, công việc thừa mứa, tiền xoay vòng mọi việc đều tốt đẹp. Nhưng từ năm covid, hiện tượng ko làm mà vẫn có ăn từ các gói trợ cấp cho dân chảy vào túi quan chức và các cty bđs vô tình làm ra một việc rất funny: toàn dân ở nhà, nhưng giá bđs lại nhảy nhót tuyệt vời. Hậu quả sau khi mở cửa hậu covid, văn phòng công chứng bu đông bu đỏ, các bé công chứng viên đánh máy mỏi cả tay. Những miếng đất nơi rừng sâu nước độc có giá tiền tỉ một cách vô lý.
Dòng tiền rơi vào bđs là con số thiên văn với nền kinh tế lỏng lẻo VN. Khi các chiêu bài deal giá với FDI ko còn nữa: bán tài nguyên, nhân công, chấp nhận ô nhiễm, chính sách mở, thuế thấp, và sự lôi kéo của các nước tư bản về phe của mình.
Ngoại giao cây tre ít nhiều gì cũng đã gây nên tiếng vang. Tiếng vang đây ko phải là tiếng trống, mà là tiếng đánh rắm. Sự bàng quan, thờ ơ, khi đất nước khác bị xâm lược tàn bạo bằng lá phiếu trắng đã đẩy VN vào tình thế khó xử: nếu có quốc gia khác đánh mày, tự mà lo lấy. Những bài tuyên truyền về sự khó khăn vất vả trong cuộc kháng chiến chống... đã được VN phủ định sạch trơn.
đồng đô ngày càng khó kiếm. Chính sách thắt chặt mua bán ngoại tệ ngày càng lộ rõ, ko cho dân mua ngoại tệ, và vàng chợ đen, hạ lãi suất chỉ để ép người dân phải bung tiền vào bđs. Khi dòng tiền được khơi thông thì chỉ số gdp lại càng đẹp, vay càng nhiều và càng dễ, chưa kể khẳng định quyết sách của đảg và nhà nghỉ: mây mù ở bên kia, chỗ đây vẫn nắng chói. Tăng thu, ai làm doanh nghiệp cũng đều biết thuế đang phát động một cuộc truy thu toàn diện.
bất kể kênh đầu tư nào, cũng đều có sự thao túng rất thẳng tay từ NN.
Nhận ra bài học từ khủng hoảng lần trước, lần này ko đợi băng kêu cứu, Nhà nước lập tức cho vào diện kiểm soát đặc biệt và sát nhập bank. Có thể trong tương lai, ngân hàng có vốn nhà nước làm mưa làm gió trên thị trường. Anh em có lẽ cũng hiểu chứng khoán nên né cái gì ra rồi.
Cái tao đang cần tập trung khi usd cạn kiệt nguồn thu, các chính sách tiền tệ ko còn tác dụng, bắt buộc phải thả nổi, tiền VN sẽ/ không mất giá, và cái giá sẽ là bao nhiêu % ?
 
vấn đề nằm ở chỗ năm nay NN khôn hơn.
Bắt đầu gom đô để kiềm chế lạm phát, ko như nhựt bổn, phá giá chơi tới luôn, kệ mẹ nó.
Nhưng cái đáng lo là đô dùng để chi tiêu, cụ thể là mua nguyên vật liệu, và chi trả các khoảng nợ. Tiền bù đắp thông qua xuất khẩu, và lụm tiền từ FDI.
Theo như các năm: thông qua hình thức xuất khẩu và FDI, VN có lượng tiền ra vô dồi dào, việc đầu tư, cho vay vô cùng dễ dàng, công việc thừa mứa, tiền xoay vòng mọi việc đều tốt đẹp. Nhưng từ năm covid, hiện tượng ko làm mà vẫn có ăn từ các gói trợ cấp cho dân chảy vào túi quan chức và các cty bđs vô tình làm ra một việc rất funny: toàn dân ở nhà, nhưng giá bđs lại nhảy nhót tuyệt vời. Hậu quả sau khi mở cửa hậu covid, văn phòng công chứng bu đông bu đỏ, các bé công chứng viên đánh máy mỏi cả tay. Những miếng đất nơi rừng sâu nước độc có giá tiền tỉ một cách vô lý.
Dòng tiền rơi vào bđs là con số thiên văn với nền kinh tế lỏng lẻo VN. Khi các chiêu bài deal giá với FDI ko còn nữa: bán tài nguyên, nhân công, chấp nhận ô nhiễm, chính sách mở, thuế thấp, và sự lôi kéo của các nước tư bản về phe của mình.
Ngoại giao cây tre ít nhiều gì cũng đã gây nên tiếng vang. Tiếng vang đây ko phải là tiếng trống, mà là tiếng đánh rắm. Sự bàng quan, thờ ơ, khi đất nước khác bị xâm lược tàn bạo bằng lá phiếu trắng đã đẩy VN vào tình thế khó xử: nếu có quốc gia khác đánh mày, tự mà lo lấy. Những bài tuyên truyền về sự khó khăn vất vả trong cuộc kháng chiến chống... đã được VN phủ định sạch trơn.
đồng đô ngày càng khó kiếm. Chính sách thắt chặt mua bán ngoại tệ ngày càng lộ rõ, ko cho dân mua ngoại tệ, và vàng chợ đen, hạ lãi suất chỉ để ép người dân phải bung tiền vào bđs. Khi dòng tiền được khơi thông thì chỉ số gdp lại càng đẹp, vay càng nhiều và càng dễ, chưa kể khẳng định quyết sách của đảg và nhà nghỉ: mây mù ở bên kia, chỗ đây vẫn nắng chói. Tăng thu, ai làm doanh nghiệp cũng đều biết thuế đang phát động một cuộc truy thu toàn diện.
bất kể kênh đầu tư nào, cũng đều có sự thao túng rất thẳng tay từ NN.
Nhận ra bài học từ khủng hoảng lần trước, lần này ko đợi băng kêu cứu, Nhà nước lập tức cho vào diện kiểm soát đặc biệt và sát nhập bank. Có thể trong tương lai, ngân hàng có vốn nhà nước làm mưa làm gió trên thị trường. Anh em có lẽ cũng hiểu chứng khoán nên né cái gì ra rồi.
Cái tao đang cần tập trung khi usd cạn kiệt nguồn thu, các chính sách tiền tệ ko còn tác dụng, bắt buộc phải thả nổi, tiền VN sẽ/ không mất giá, và cái giá sẽ là bao nhiêu % ?
 
Mày ko theo dõi chứng khoán đúng ko? Còn chờ tgian tới mới bắt đáy thì có mà bắt bô thì có 😁
Tao còn nhớ đợt 31.10 năm ngoái tao bảo bắt đầu vào VÙNG ĐÁY, 1 loạt tml nhảy xổ vào chửi VNI phải xuống 800, 600 bla bla. Tổ sư bố nó, bây giờ sau hơn nửa năm nhìn lại thì 28.11 đúng là đáy của VNI mnr. Mấy mã mày nói thì VNM mấy năm nay đầu tư vào chỉ có giảm ko hấp dẫn nữa, còn HPG so với đáy đã gần x2,5 lần rồi mày ơi.
 
Mày ko theo dõi chứng khoán đúng ko? Còn chờ tgian tới mới bắt đáy thì có mà bắt bô thì có 😁
Tao còn nhớ đợt 31.10 năm ngoái tao bảo bắt đầu vào VÙNG ĐÁY, 1 loạt tml nhảy xổ vào chửi VNI phải xuống 800, 600 bla bla. Tổ sư bố nó, bây giờ sau hơn nửa năm nhìn lại thì 28.11 đúng là đáy của VNI mnr. Mấy mã mày nói thì VNM mấy năm nay đầu tư vào chỉ có giảm ko hấp dẫn nữa, còn HPG so với đáy đã gần x2,5 lần rồi mày ơi
 
Hay ! rất thích mấy thằng giỏi chia sẻ kiến thức cho cộng đồng.
Tao cũng đang nghiên cứu Forex. Cảm nhận của tao là dù kinh tế , thị trường như thế nào thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm về Forex. Fx là cuộc chơi hai chiều, lên là buy or xuống là bán
 
Hay ! rất thích mấy thằng giỏi chia sẻ kiến thức cho cộng đồng.
Tao cũng đang nghiên cứu Forex. Cảm nhận của tao là dù kinh tế , thị trường như thế nào thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm về Forex. Fx là cuộc chơi hai chiều, lên là buy or xuống là bán
Nó là kênh ít bị thao túng nhất, gần như là ko thể
 
Mày ko theo dõi chứng khoán đúng ko? Còn chờ tgian tới mới bắt đáy thì có mà bắt bô thì có 😁
Tao còn nhớ đợt 31.10 năm ngoái tao bảo bắt đầu vào VÙNG ĐÁY, 1 loạt tml nhảy xổ vào chửi VNI phải xuống 800, 600 bla bla. Tổ sư bố nó, bây giờ sau hơn nửa năm nhìn lại thì 28.11 đúng là đáy của VNI mnr. Mấy mã mày nói thì VNM mấy năm nay đầu tư vào chỉ có giảm ko hấp dẫn nữa, còn HPG so với đáy đã gần x2,5 lần rồi mày ơi
Tao ko theo dõi chứng Việt, nếu tao xác định chơi thì chỉ mua 2 con này thôi. Ôm lâu dài, ít nhất là 10 năm , coi như tài sản chứ ko chộp giật theo kiểu đầu cơ...
 
bất kể kênh đầu tư nào, cũng đều có sự thao túng rất thẳng tay từ NN.
Nhận ra bài học từ khủng hoảng lần trước, lần này ko đợi băng kêu cứu, Nhà nước lập tức cho vào diện kiểm soát đặc biệt và sát nhập bank. Có thể trong tương lai, ngân hàng có vốn nhà nước làm mưa làm gió trên thị trường. Anh em có lẽ cũng hiểu chứng khoán nên né cái gì ra rồi.
Cái tao đang cần tập trung khi usd cạn kiệt nguồn thu, các chính sách tiền tệ ko còn tác dụng, bắt buộc phải thả nổi, tiền VN sẽ/ không mất giá, và cái giá sẽ là bao nhiêu % ?
Hỏi khó thế mày? tag mấy thằng chuyên gia kinh tế vào cho nó giải đáp
 
Triển hộ vệ chỉ cho cách đổi bg 4rum sang mầu tối đc ko . Nãy giờ mò mãi ko đc @@
 
vấn đề nằm ở chỗ năm nay NN khôn hơn.
Bắt đầu gom đô để kiềm chế lạm phát, ko như nhựt bổn, phá giá chơi tới luôn, kệ mẹ nó.
Nhưng cái đáng lo là đô dùng để chi tiêu, cụ thể là mua nguyên vật liệu, và chi trả các khoảng nợ. Tiền bù đắp thông qua xuất khẩu, và lụm tiền từ FDI.
Theo như các năm: thông qua hình thức xuất khẩu và FDI, VN có lượng tiền ra vô dồi dào, việc đầu tư, cho vay vô cùng dễ dàng, công việc thừa mứa, tiền xoay vòng mọi việc đều tốt đẹp. Nhưng từ năm covid, hiện tượng ko làm mà vẫn có ăn từ các gói trợ cấp cho dân chảy vào túi quan chức và các cty bđs vô tình làm ra một việc rất funny: toàn dân ở nhà, nhưng giá bđs lại nhảy nhót tuyệt vời. Hậu quả sau khi mở cửa hậu covid, văn phòng công chứng bu đông bu đỏ, các bé công chứng viên đánh máy mỏi cả tay. Những miếng đất nơi rừng sâu nước độc có giá tiền tỉ một cách vô lý.
Dòng tiền rơi vào bđs là con số thiên văn với nền kinh tế lỏng lẻo VN. Khi các chiêu bài deal giá với FDI ko còn nữa: bán tài nguyên, nhân công, chấp nhận ô nhiễm, chính sách mở, thuế thấp, và sự lôi kéo của các nước tư bản về phe của mình.
Ngoại giao cây tre ít nhiều gì cũng đã gây nên tiếng vang. Tiếng vang đây ko phải là tiếng trống, mà là tiếng đánh rắm. Sự bàng quan, thờ ơ, khi đất nước khác bị xâm lược tàn bạo bằng lá phiếu trắng đã đẩy VN vào tình thế khó xử: nếu có quốc gia khác đánh mày, tự mà lo lấy. Những bài tuyên truyền về sự khó khăn vất vả trong cuộc kháng chiến chống... đã được VN phủ định sạch trơn.
đồng đô ngày càng khó kiếm. Chính sách thắt chặt mua bán ngoại tệ ngày càng lộ rõ, ko cho dân mua ngoại tệ, và vàng chợ đen, hạ lãi suất chỉ để ép người dân phải bung tiền vào bđs. Khi dòng tiền được khơi thông thì chỉ số gdp lại càng đẹp, vay càng nhiều và càng dễ, chưa kể khẳng định quyết sách của đảg và nhà nghỉ: mây mù ở bên kia, chỗ đây vẫn nắng chói. Tăng thu, ai làm doanh nghiệp cũng đều biết thuế đang phát động một cuộc truy thu toàn diện.
bất kể kênh đầu tư nào, cũng đều có sự thao túng rất thẳng tay từ NN.
Nhận ra bài học từ khủng hoảng lần trước, lần này ko đợi băng kêu cứu, Nhà nước lập tức cho vào diện kiểm soát đặc biệt và sát nhập bank. Có thể trong tương lai, ngân hàng có vốn nhà nước làm mưa làm gió trên thị trường. Anh em có lẽ cũng hiểu chứng khoán nên né cái gì ra rồi.
Cái tao đang cần tập trung khi usd cạn kiệt nguồn thu, các chính sách tiền tệ ko còn tác dụng, bắt buộc phải thả nổi, tiền VN sẽ/ không mất giá, và cái giá sẽ là bao nhiêu % ?
văn mày hay đấy
 
Cuối năm tao định đầu tư lại cửa hàng nhỏ nhỏ , năm ngoái năm kia vỡ mất nhiều tiền quá . Liệu sức mua có khả thi không mày và khoảng thời gian nào kte sẽ chạm đáy
 
Top